Chuyên De vấn de giới trong giáo dục mầm non

Sự cần thiết của việc lồng ghép giới vào giáo dục mầm non

Khuôn mẫu giới là những mẫu hình, giá trị, niềm tin định sẵn, quy định những đặc điểm điển hình của nam và nữ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, giáo dục trẻ dựa trên khuôn mẫu giới là khởi nguồn của những định kiến giới, đóng khung tính cách, cách hành xử và các lựa chọn của trẻ trai và trẻ gái, hạn chế sự tự do thể hiện bản thân, cũng như cơ hội phát triển năng lực của trẻ sau này.

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề bất bình đẳng giới trong xã hội, điển hình là bạo lực trên cơ sở giới, phân biệt đối xử trong gia đình, hay khoảng cách giới trong lao động.

Chính vì thế, mục tiêu số 4 và số 5 trong Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc tại Việt Nam hướng đến tiếp cận bình đẳng giới trong giáo dục cho cả trẻ trai và trẻ gái, chấm dứt mọi phân biệt đối xử trên cơ sở giới. Theo đó, việc tạo ra một môi trường có đáp ứng giới trong giáo dục trẻ từ những năm đầu đời – vào thời điểm não bộ và nhận thức xã hội của trẻ phát triển nhanh chóng – là nền tảng thiết yếu cho cách tiếp cận bền vững nhằm giảm thiểu định kiến giới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực cho xã hội.

Chuyên De vấn de giới trong giáo dục mầm non

Có thể bạn quan tâm

  • Giải vô địch thể dục dụng cụ SEC 2024
  • Ngày Sách Thế giới Úc 2023
  • Ai đã giành chiến thắng trong trận play-off NFL 2023?
  • Vòng chung kết thế giới Monster Jam 2023 ở đâu
  • Giáo trình có được giảm bớt cho bảng maharashtra lớp 12 năm 2023 không?

Bé trai và bé gái cần được đối xử công bằng và tôn trọng như nhau

Với mục tiêu góp phần giải quyết các vấn đề liên quan đến giới bằng hình thức học thông qua chơi trong trường học, dự án “Giáo dục mầm non quan tâm đến giới” đã được xây dựng và trải qua 3 năm triển khai. Dự án do Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật Vùng Fla-măng, Vương quốc Bỉ (gọi tắt là VVOB) và Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, và Kon Tum tổ chức thực hiện.

Dự án hướng tới cung cấp giáo dục toàn diện cho trẻ trai và trẻ gái, tôn trọng sở thích của trẻ bất kể giới tính, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới bằng cách gỡ bỏ các khuôn mẫu về giới, đồng thời khuyến khích sự tham gia của cha mẹ, đặc biệt là người cha trong quá trình giáo dục con ở tuổi mầm non.

Qua 3 năm thực hiện, dự án đã đạt được nhiều kết quả khả quan, giúp thay đổi nhận thức về giới và nâng cao chất lượng môi trường dạy và học ở các địa phương thực hiện. Cụ thể:

* Bé trai và bé gái được đối xử công bằng và tôn trọng như nhau trong việc lựa chọn sở thích 

* Phụ huynh nam tự tin, cởi mở hơn khi trao đổi với cô giáo về việc chăm sóc con cái 

* Phụ huynh nam bày tỏ sự quan tâm hơn trong việc chăm sóc con cái Phụ huynh nam bắt đầu thay đổi những thói quen hàng ngày bằng cách chia sẻ công việc nhà 

* Có sự thay đổi đáng kể về kiến thức và thái độ của phụ huynh trong thực hành giáo dục có đáp ứng giới và sự quan trọng của bình đẳng giới 

* Có sự tham gia của phụ huynh ở mức độ cao trong việc thực hành giáo dục có đáp ứng giới 

Đặc biệt, nhiều trẻ em tham gia dự án thể hiện sự thay đổi tích cực, cụ thể như:

* Bé trai và bé gái được tự do trong chọn đồ chơi và khu vực chơi yêu thích Bé trai và bé gái đều hào hứng và tham gia vào các hoạt động 

* Các bé tương tác một cách tự nhiên và hài hoà hơn, cả bé trai và bé gái đều được tham gia các trò chơi như nhau 

* Các bé giao tiếp thoải mái và tự tin hơn 

* Các bé mạnh dạn chia sẻ về những nghề nghiệp mơ ước trong tương lai 

* Các bé cảm thấy hạnh phúc khi được quan tâm chăm sóc và vui đùa với cả ba và mẹ  

“Trẻ nhỏ hình thành các khái niệm về giới bằng cách nhìn vào các khuôn mẫu mà người lớn thể hiện”

Ông Wouter Boesman, Giám đốc Chương trình Quốc gia – Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật Vùng Fla-măng, Vương quốc Bỉ (gọi tắt là VVOB), cho biết: “Các vấn đề liên quan đến giới trong giáo dục mầm non là một chủ đề khó, vì đa số mọi người đều nghĩ rằng trẻ mầm non thì còn quá nhỏ để có thể hiểu được. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các khái niệm về giới được hình thành từ rất sớm, và trẻ nhỏ hình thành các khái niệm về giới bằng cách nhìn vào các khuôn mẫu giới mà người lớn thể hiện trong cuộc sống hằng ngày.

Ví dụ cụ thể như nếu giáo viên hoặc phụ huynh thể hiện các khuôn mẫu giới và trẻ nhỏ lặp lại những khuôn mẫu này thì điều này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ, và đó cũng là điều mà VVOB mong muốn xóa bỏ trong giáo dục mầm non.”

Chuyên De vấn de giới trong giáo dục mầm non

Wouter Boesman, Giám đốc Chương trình Quốc gia, Tổ chức VVOB

Bà Hà Thị Thu Hương, Quản lý Chương trình Giáo dục mầm non tại VVOB nói về dự án: “Chúng tôi tiếp cận các vấn đề về giới với phương pháp học thông qua chơi, cách tiếp cận này giúp giáo viên dễ dàng truyền tải các khái niệm về giới tới trẻ mầm non, cũng như thay đổi cách trang trí và bài trí lớp vốn có các khuôn mẫu giới. Việc loại bỏ các khuôn mẫu giới này cũng đồng nghĩa loại bỏ các yếu tố cản trở trẻ nhỏ phát triển hết tiềm năng của mình”.

Cô Trần Thị Tài, một trong những giáo viên tại tỉnh Quảng Nam tham gia dự án “Giáo dục mầm non quan tâm đến giới”, chia sẻ: “Sau khi được tập huấn, tôi quan sát và nhận thấy trẻ thường theo khuôn mẫu giới do sự tác động của gia đình,xã hội, và bản thân giáo viên chưa thực hiện giáo dục có đáp ứng giới. Khi ứng dụng Bộ công cụ Học thông qua chơi có đáp ứng giới, chúng tôi đã thay đổi cách tiếp cận, từ cách trang trí trong lớp học cho đến sắp xếp các hoạt động vui chơi trong lớp đều đã được lưu ý để tạo nên không gian cởi mở cho cả bé trai và bé gái đều có thể tham gia.

Trong giao tiếp, chúng tôi cũng sử dụng những từ ngữ trung lập về giới tính để gọi chung các bé trai và bé gái, tránh những từ ngữ mang nghĩa định kiến giới mà trước đó thường sử dụng. Bên cạnh đó, các hoạt động gắn kết nhà trường và gia đình cũng góp phần quan trọng trong việc thay đổi định kiến về giới.”

Chuyên De vấn de giới trong giáo dục mầm non

Sau một thời gian tuyên truyền, đã có sự thay đổi đáng kể về kiến thức và thái độ của phụ huynh trong thực hành giáo dục có đáp ứng giới và sự quan trọng của bình đẳng giới. Cụ thể, phụ huynh nam quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc con cái, tôn trọng sở thích của cả bé trai và bé gái và biết san sẻ công việc nhà cùng các thành viên trong gia đình.

Ở chiều ngược lại, trẻ em cảm thấy hạnh phúc hơn khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của cả ba và mẹ trong học tập và vui chơi. Các bé cũng mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp với các bạn cùng lớp, thể hiện sở thích của bản thân và hào hứng tham gia vào tất cả hoạt động do thầy cô gợi ý.

Với những kết quả tích cực ban đầu, dự án đã được các Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo tại các địa phương tạo môi trường để lan toả đến 153 trường mầm non thuộc 15 huyện tại hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, qua đó 1.831 cán bộ và giáo viên đã được nâng cao năng lực thông qua các hoạt động đào tạo của GENTLE, hơn 32.229 trẻ em được học tập trong môi trường học thông qua chơi có đáp ứng giới. Phương pháp học thông qua chơi có đáp ứng giới cũng được nhân rộng ra tỉnh Kon Tum với sự tài trợ của Vương Quốc Bỉ.

Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/vi-sao-can-long-ghep-gioi-vao-giao-duc-mam-non-d27…Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/vi-sao-can-long-ghep-gioi-vao-giao-duc-mam-non-d273764.html

Theo Nhóm PV (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

VẤN ĐỀ LỒNG GHÉP GIỚI TRONGGIÁO DỤC MẦM NONNỘI DUNG1. Giới và các thuật ngữ có liên quan2. Tại sao phải lồng ghép giới trong GDMN?3. Lồng ghép giới trong thực hiện Chương trình GDMN: cần làm gì?I. GIỚI VÀ CÁCTHUẬT NGỮ(1) Giới và giới tính(2) Định kiến giới, khuôn mẫu giới, phân biệt giới(3) Bình đẳng giới(4) Công bằng giới(5) Nhạy cảm giới(6) Lồng ghép giớiGIỚI- GIỚI TÍNHGIỚI: Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai tròcủa nam và nữ trong tất cả cácmối quan hệ xã hội. không có sẵn từ khi ta sinh ramà được dạy dỗ, mong đợi vềmặt xã hội và được xã hội coi làthuộc về nam giới, phụ nữ, trẻem trai và trẻ em gái Đa dạng, khác biệt Có thể thay đổi đượcGIỚI TÍNH: Giới tính chỉ cácđặc điểm sinh họccủa nam, nữ. Có sẵn, tự nhiên,bẩm sinh Đồng nhất Không thay đổiđượcĐỊNH KIẾN GIỚI “Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâusắc như cơi đựng trầu” “Trai tài lấy năm lấy bảy, gái chính chuyênchỉ có một chồng” “Trai tay không chẳng ăn mày vợ, gái trămvạn cũng thể nhờ chồng” “Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bàquạnh bếp” “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”Định kiến giới- Khuôn mẫu giới- Phân biệt đối xử về giớiĐịnh kiến giới: là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí,vai trò, về năng lực của nam hoặc nữ.Ở Việt nam các định kiến giới thường đề cao vai trò và địa vị của nam giới, đẩy phụ nữxuống địa vị thấp hơn, xuống vị trí mà người phụ nữ bị phụ thuộc hoặc năng lực bị coithường.Định kiến giới dẫn đến khuôn mẫu giớiKhuôn mẫu giới: là những mẫu hình giá trị, niềm tin được định sẵn, quy định nhữngđặc điểm điển hình của nam giới và phụ nữĐịnh kiến giới và khuôn mẫu giới dẫn đến phân biệt đối xử theo giớiPhân biệt đối xử theo giới: là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coitrọng vai trò, vị trí, quyền của cá nhân chỉ dựa trên việc họ là nam hay nữBẤT BÌNH ĐẲNG GIỚIBất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam và nữdựa trên cơ sở giới tính làm dẫn đến:Cơ hội khác nhauSự tham gia khác nhauTiếp cận và kiểm soátcác nguồn khác nhauThụ hưởng khác nhauNhững biểu hiện của bất bình đẳng giới:Thể hiện trên tất cả các lĩnh vực giáo dục, lao động -việc làm, chính trị,chăm sóc sức khỏe và công việc gia đình. Cụ thể là: Phân công lao động: Phụ nữ phải làm việc nhiều thời gian hơn namgiới, một số công việc của họ không được trả công (chăm sóc, nội trợ,hỗ trợ…) nên họ bị coi là không đóng góp nhiều cho xã hội. Cơ hội tiếp cận nguồn lực: Phụ nữ hạn chế hơn nam giới trong việctiếp cận giáo dục – đào tạo, dạy nghề. Vị trí: Vị trí của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội thường thấp hơnnam giới. Phụ nữ không có tiếng nói trong việc ra những quyết định củagia đình. Hưởng thụ thành quả lao động: Cùng một công việc nhưng nữ đượctrả lương thấp hơn.BÌNH ĐẲNG GIỚIBình đẳng giới là việc nam nữ có vị trí, vai trò ngangnhau được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy nănglực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, củagia đình và thụ hưởng như nhau vềthành quả của sự phát triển đó.Bình đẳng giới thực chất làbình đẳng về quyền, về nghĩavụ, về việc được hưởng mọi cơhội và kết quả của nam và nữ.Bình đẳng giớiBÌNH ĐẲNG GIỚI – CÔNG BẰNG GIỚIBình đẳng giới thực chất không phải là đối xử giống nhau đối với phụ nữ vànam giới; Mà là cần suy chiếu và tôn trọng những khác biệt sinh học (giới tính)của nam và nữ để đưa ra những biện pháp đảm bảo bình đẳng.Bình đẳng giới không có nghĩa là phụ nữ và nam giớicó số lượng bằng nhau trong mọi loại công việc,mà là phụ nữ, nam giới có khả năng và sở thích làm việc gìthì được tạo điều kiện và trao cơ hội để họ làm việc đó.Công bằng giới: là cách thức đối xử phù hợpvới phụ nữ và nam giới trên cơ sở xem xét và coi trọngsự khác biệt về nhu cầu, rào cản văn hóa, năng lực để tạo điều kiện thuận lợicho họ phát huy tối đa khả năng của mình, nhằm đảm bảo cho nam giới và phụnữ có cơ hội và điều kiện tham gia và hưởng lợi một cách bình đẳng.LỒNG GHÉP GIỚI, NHẠY CẢM GIỚILồng ghép giới:- Ở tầm vĩ mô là phương pháp tiếp cận và biện pháp mang tính chiếnlược nhằm đạt được bình đẳng giới trong xã hội bằng cách đưa yếu tốgiới vào mọi thiết chế cũng như các lĩnh vực của đời sống chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.- Ở tầm vi mô- trong các lĩnh vực và hoạt động cụ thể – thì lồng ghép giớichính là biện pháp hay cách thức đưa mối quan tâm về bình đẳng giớivào trong công việc hàng ngày của mỗi cá nhân hay tổ chức.Nhạy cảm giới: là nói đến khả năng của một cá nhân hay một tổ chứctrong việc nhận thức đầy đủ và đúng đắn về các vấn đề giới và tầmquan trọng của bình đẳng giới trong tổ chức và trong thực hiện các hoạtđộng can thiệp cụ thểII. TẠI SAO PHẢI LỒNG GHÉP GIỚITRONG GDMN?1. Đảm bảo nâng cao chất lượng GDMN, giúp trẻ em phát triển toàndiện2. Đảm bảo thực hiện các quy định pháp lý về Bình đẳng giới3. Góp phần giải quyết các bất bình đẳng trong cơ sở GDMNNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GDMN, GIÚP TRẺ EM PHÁTTRIỂN TOÀN DIỆNSự phát triển của trẻ em trong giai đoạn từ 0-6 tuổi tạo ra “nềnmóng” cho sự phát triển cá nhân trong suốt cuộc đời, cũng nhưquyết định chất lượng nguồn nhân lực quốc gia sau này;Thông qua con đường “tập nhiễm” và “bắt chước” người lớn, ởtrẻ em sẽ hình thành và phát triển các giá trị, niềm tin, hay nhậnthức, thái độ, kỹ năng/hành vi của con người, trong đó bao gồmcác khuôn mẫu giới => ảnh hưởng đến sự tương tác của nhóm trẻvới nhau;NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GDMN,GIÚP TRẺ EM PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN (tiếp)Việc đảm bảo bình đẳng giới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện nhưnhau cho trẻ em trai và trẻ em gái bộc lộ tiềm năng, phát triển nănglực của mình mà không bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào;Góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị sẵn sàng vào lớp Mộtvà học tâp thành công ở giai đoạn tiếp theo;Góp phần quan trọng để hình thành các quan điểm tiến bộ về giớingay từ giai đoạn đầu đời;Tạo nền tảng cho hành động có trách nhiệm giới của học sinh khi cácem vào học phổ thông và khi trưởng thành.ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝVỀ BÌNH ĐẲNG GIỚIThực hiện tốt các quyền cho trẻ em:Quyền được đối xử bình đẳng và bảo vệ chống lại sự kỳ thị phân biệt tôn giáo, nguồn gốc và bình đẳnggiới;Mọi trẻ em phải được hưởng quyền của mình dù làgái hay trai, giàu hay nghèo, khoẻ mạnh hay ốm đau,khuyết tật, đa số hay thiểu số, theo tôn giáo haykhông tôn giáo…ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝVỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (tiếp)Thực hiện tốt các Luật trẻ em:Không phân biệt đối xử với mọi trẻ em;Không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, thànhphần, địa vị xã hội, chính kiến của Cha, Mẹ hoặc ngườigiám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, đượchưởng các quyền theo quy định của pháp luật;ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝVỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (tiếp)Thực hiện tốt các Luật trẻ em:Khuyến khích sự tham gia của trẻ em; không trù dập,kỳ thị khi trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng;Tạo môi trường an toàn, thân thiện, bình đẳng để trẻem tham gia;Bảo đảm để trẻ em tham gia tự nguyện, chủ động,phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻem.VÌ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝVỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (tiếp)Góp phần thực hiện tốt Luật bình đẳng giới:Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng;Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chínhsách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái tronghọc tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝVỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (tiếp)Góp phần thực thi các chỉ đạo của Nhà nước, Bộ, ngànhGDThực hiện tốt mục tiêu 4.2 và 5.2 trong Kế hoạch hành độngquốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triểnbền vững 4;Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 –2020;Thực hiện các mục tiêu Bình đẳng giới và giáo dục cho trẻem gái tại Việt Nam do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Vănhóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tại Hà Nội phối hợp vớiBộ GD &ĐT Việt Nam phát động về Bình đẳng giới và giáodục cho trẻ em gái tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020;ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝVỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (tiếp)Góp phần thực thi các chỉ đạo của Nhà nước, Bộ, ngành GD (tiếp)Thực hiện các văn bản có liên quan trực tiếp đến ngành Giáo dục và ngành họcmầm non: Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầmnon Thông tư 28/2016/TT-BGDDT ban hành chương trình giáo dục mầm non; Quyết định số 4996/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Bộ Giáo dụcvà Đào tạo về việc Phê duyệt kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngànhgiáo dục giai đoạn 2016-2020Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7năm 2017.GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT CÁC BẤT BÌNH ĐẲNGTRONG CƠ SỞ GDMNĐặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới, của trẻ em traivà trẻ em gái phải được thừa nhận, đánh giá và coi trọng như nhau cáctrong từng vai trò nhất định của họ;Phụ nữ và nam giới, trẻ em trai và trẻ em gái có sự công bằng về quyềnlợi, trách nhiệm và bình đẳng về tiếp cận cơ hội, phát huy tối đa khảnăng, năng lực của mỗi cá nhân và ra quyết định;Có cơ hội bình đẳng để nam và nữ, trẻ em trai và trẻ em gái được thamgia, đóng góp và được thụ hưởng như nhau về nguồn lực và thành quảcủa sự phát triển;Được bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.III. LỒNG GHÉP GIỚI TRONG THỰC HIỆN CTGDMN: CẦN LÀM GÌ?• Nhận thức đầy đủ và đúng đắn về giới và tầm quan trọng của lồng ghép giớitrong GDMN• Xác định được các lĩnh vực/ hoạt động cơ bản để thực hiện Chương trình GDMN• Biết đặt và trả lời các câu hỏi phân tích giới cho từng hoạt động để thực hiệnChương trình GDMN theo quan điểm “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”• Xác định được các biểu hiện của bất bình đẳng giới và các nguyên nhân• Suy nghĩ, trao đổi và lựa chọn biện pháp điều chỉnh/giải quyết bất bình đẳng giớiCác câu hỏi phân tích giới cần đặt ra trong các HĐ• Nhóm trẻ/Trẻ nào làm gì? – Ai tham gia?• Nhóm trẻ/ Trẻ nào có gì? – Ai tiếp cận và kiểm soát nguồn lực?• Nhóm trẻ/ Trẻ nào ra quyết định? Ai ra quyết định?• Nhu cầu cụ thể gì? của nhóm trẻ/ trẻ nào được đáp ứng?- Nhu cầu cụ thể nào? Của ai?Được đáp ứng?• Nhóm trẻ/ trẻ nào được phát triển thuận lợi hơn? Ít thuận lợi hơn? – Nhu cầu chiện lượcnào được đáp ứng? Ai được lợi? Ai mất?Các hoạt động thực hiện Chương trình:(1) Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục(2) Tổ chức môi trường giáo dục: Môi trường vật chất và tương tác với trẻ và làm việc vớiCM(3) Thực hiện các hoạt động giáo dục- phương pháp sư phạm của GV1. Trong xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục/ giáo ánBản kế hoạch GD có nhạy cảm giới phải đảm bảo tính đến các nhu cầukhác nhau của trẻ em trong suốt quá trình hoạt động, đồng thời,truyền đạt cho trẻ thông điệp, đó là cả nam giới và phụ nữ đều có thểlàm cùng 1 công việc xã hôi như nhau, và trẻ em trai và trẻ em gái đềucó thể làm cùng 1 nhiệm vụ giống nhau