Chuyên đề phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề | Xemtailieu

Chuyên đề phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề

  • docx

  • 16

    trang

CHUYÊN ĐỀ

“PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ”

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Xã hội ngày nay đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh quyết liệt,

phát hiện sớm và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực

đảm bảo sự thành đạt trong cuộc sống.vì vậy giúp HS biết phát hiện,đặt ra và giải

quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống cá nhân,gia đình và cộng

đồng không chỉ có ý nghĩa ở phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục

tiêu giáo dục.Vì vậy mà “PP dạy học dựa trên giải quyết vấn đề”là một phương pháp

tối ưu và cấp bách hiện nay được áp dụng trong quá trình giảng dạy các môn học ở

trường THCS hiện nay nói chung và bộ môn địa lý nói riêng.

* Thực trạng vấn đề:

a. Đối với học sinh:

Như chúng ta đã biết, các phương pháp dạy học tích cực đều yêu cầu học sinh phải

tích cực, chủ động, siêng năng và sáng tạo… Trong thực tế, yêu cầu này không phải

học sinh nào cũng đáp ứng được bởi trình độ học sinh trong một lớp học là không

đồng đều, có một số học sinh học quá yếu, không theo kịp tiến trình bài học. Mà đối

với phương pháp “Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề” yêu cầu, đòi hỏi học sinh

phải vận dụng kiến thức bài học để giải quyết tình huống trong thực tế nên học sinh

không đủ khả năng khám phá hết yêu cầu của bài học, hoặc đi sai hướng giải quyết

vấn đề, có thể không làm đúng những điều giáo viên mong muốn.

b. Đối với giáo viên:

Vì mới là bước đầu mang tính thử nghiệm nên chúng ta còn lúng túng, gặp

những khó khăn khi thực hiện phương pháp này. Cụ thể như sau:

– Khó khăn khi chọn vấn đề phù hợp để đưa vào nội dung bài dạy.

– Phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để lập kế hoạch và thực hiện

– Đòi hỏi giáo viên phải hiểu biết rộng, nhạy bén trong việc liên hệ giữa kiến thức

trong cuộc sống với những vấn đề mà mình cần giải quyết trong từng bài học liên

quan đến phạm vi, nội dung trong chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình.

B. NỘI DUNG:

Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là pp dạy học theo định hướng lấy HS làm

trung tâm.Trong đó HS học về các chủ đề thông qua các vấn đề có trong thực tiễn và

liên quan tới nội dung môn học.Làm việc theo nhóm HS xác định những điều đã

biết,và làm thế nào để có những thông tin cần biết trong giải quyết vấn đề.

Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề là dạy và học dựa trên vấn đề thực

tiễn,có liên quan đến người học đồng thời liên quan đến phạm vi, nội dung học tập dã

được qui định trong “chuẩn kiến thức kĩ năng”các môn học ở trường THCS theo

chương trình giáo dục phổ thông năm 2006.Trên cơ sở đó người học tự chiếm lĩnh tri

thức và phát triển các năng lực như lập kế hoạch, tự định hướng học tập, hợp tác,các

kĩ năng tư duy bậc cao,kĩ năng sống.

Về bản chất,đó là việc học mà kết quả của nó thu được từ kết quả của quá trình

giải quyết vấn đề.Do đó vấn đề vừa là bối cảnh,vừa là động lực cho việc học,quá trình

GQVĐ là phương tiên đạt đến kết quả của việc học.

Trong dạy học dựa trên GQVĐ,kiến thức kĩ năng cần học tập thường không

được trình bày dưới dạng mặc định, có sẵn mà tiềm ẩn trong các vấn đề.Khi giải

quyết,các vấn đề sẽ được bộc lộ,thông qua GQVĐ người học sẽ chiếm lĩnh được các

kiến thức ,kĩ năng.Vì vậy việc phát hiện xây dựng vấn đề,tổ chức các hoạt động

GQVĐ là nội dung trọng tâm của dạy học theo kiểu dạy học dựa trên giải quyết vấn

đề

* Qui trình “Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề” .

Qui trình “Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề” được thực hiện thông qua 4 giai

đoạn.

a. Giai đoạn 1: Xác định và tìm hiểu vấn đề.

Mục tiêu của giai đoạn này là giới thiệu tình huống chứa đựng vấn đề, giúp học

sinh tiếp nhận, sẵn sàng và mong muốn tham gia giải quyết vấn đề dưới sự dẫn dắt của

giáo viên. Giai đoạn này được tiến hành thông qua 5 bước:

* Bước 1: Giới thiệu tình huống chứa đựng vấn đề

Để thực hiện bước này có nhiều cách giới thiệu tình huống khác nhau như kể

một câu chuyện, thuật lại một sự kiện, nêu một bài học, xem một đoạn video … chứa

đựng vấn đề GV đã xác định trước đó.

Ở phần giới thiệu vấn đề yêu cầu người dạy đưa ra những tình huống phải đảm

bảo các yêu cầu sau :

+ Tồn tại mâu thuẫn, kiến thức đã có không đủ giải quyết.

+ Có cơ sở từ nội dung học tập.

+ Liên quan đến thực tiễn .

+ Giúp phát triển kĩ năng tư duy ở mức cao.

+ Thu hút sự quan tâm, hứng thú từ người học.

+ Khuyến khích hợp tác, giải quyết vấn đề.

Các mức độ thể hiện của vấn đề :

– Mức độ 1: Bài tập vận dụng

Thường là bài tập vận dụng cuối bài học hoặc chương và được trình bày ngay

trong SGK hoặc SBT. Ở mức độ này, vấn đề sẽ phát triển kĩ năng tư duy của học sinh

ở mức độ biết và hiểu. Vấn đề được giới hạn trong khuôn khổ chương trình học tập và

đều đã biết với HS.

– Mức độ 2: Câu chuyện thực tế dựa trên bài tập

Là sự chuyển hoá các bài tập vận dụng ở mức độ 1 thành các tình huống trong

thực tiễn và được thể hiện thông qua các câu chuyện. Mức độ này giúp phát triển kĩ

năng hiểu và vận dụng cho HS. Mức độ này có ưu điểm là có sự liên quan của tình

huống với thực tiễn đời sống của học sinh. Từ đó HS sẽ nhận thức rõ ý nghĩa của môn

học và tích cực tham gia tìm hiểu, giải quyết vấn đề.

– Mức độ 3 : Tình huống thực tế

Đây là mức độ cao nhất của vấn đề và là mục tiêu hướng tới khi sử dụng dạy học

dựa trên giải quyết vấn đề. Đó là những tình huống trong thực tế, chứa đựng những

nội dung kến thức trong chương trình học tập mà các em chưa biết. Muốn giải quyết

được cần phải tự định hướng và chiếm lĩnh tri thức cần thiết không chỉ trong một môn

học mà có thể trong nhiều môn; không chỉ trong lí thuyết mà còn trong thực tiễn. Mức

độ này giúp học sinh phát triển các kĩ năng tư duy bật cao như phân tích, tổng hợp, so

sánh thông qua các hoạt động khám phá, nghiên cứu và giải quyết vấn đề.

Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Hiện tượng ngày đêm dài, ngắn theo mùa ” ( Tiết 11,Địa

6) GV nêu tình huống.

Một buổi chiều đi học về, Hằng thấy ông Nội và em của Hằng đang trò chuyện.

– Em Hằng nói !

Mới 5h chiều mà sao trời tối quá Ông nhỉ

– Ông nội nói:

Con không nghe câu ca dao

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối “ à.

– Em Hằng nói: Câu ca dao trên có nghĩa là sao ông. Vậy ông giải thích cho cháu đi.

– Ông nội nói: bằng kinh nghiệm dân gian ông biết vậy thôi. Ngày xưa ông chưa học

về kiến thức này, thôi con bảo chị Hằng giải thich cho

Nếu em là Hằng thì em giải thích câu ca dao đó thế nào để em mình hiểu?

*Bước 2: Làm sáng tỏ vấn đề

Thể hiện thông qua hệ thống các câu hỏi liên quan tới tình huống đã giới thiệu ở

bước 1.

Ví dụ : Sau khi nêu xong tình huống ở bài “ Hiện tượng ngày đêm dài, ngắn theo

mùa” giáo viên nêu câu hỏi: Vì sao có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa?

*Bước 3: Đề xuất các ý tưởng, giả thuyết

Thông qua thảo luận giữa các thành viên trong nhóm với sự hỗ trợ phù hợp từ

phía giáo viên ( nếu cần), các nhóm sẽ đưa ra ý tưởng và giải quyết vấn đề . Tại thời

điểm này ý tưởng và giả thuyết đó chưa được kiểm chứng, chưa có căn cứ chắc chắn.

* Bước 4: Xác định các kiến thức cần cho việc giải quyết vấn đề

Dựa trên các ý tưởng, giả thuyết đã nêu trong bước 3, liệt kê các nội dung kiến

thức cần có để kiểm chứng. Trong bước này không quan tâm tới những gì đã biết và

chưa biết.

*Bước 5: Liệt kê những kiến thức chưa biết

Xem xét danh mục các nội dung kiến thức cần có để giải quyết vấn đề, đề xuất

các kiến thức mới cần nghiên cứu. Trong bước này sự tham gia gợi ý của GV có vai

trò quan trọng trong việc định hướng học sinh tự xác định chính xác nội dung cần

nghiên cứu .

b. Giai đoạn 2: Tự tìm hiểu kiến thức có liên quan

Trong giai đoạn này, học sinh sẽ tiến hành tự học về các chủ đề đã xác định tại

bước 5 của giai đoạn 1 và được tiến hành thông qua hai bước sau đây:

*Bước 1: Định hướng nguồn thông tin

Nguồn thông tin nên tập trung chủ yếu vào SGK. Ngoài ra, cần tham khảo các

tài liệu và thông tin trên Internet.

*Bước 2: Tự nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu có thể được tách thành từng chủ đề nhỏ phân công theo

khả năng các thành viên trong nhóm. Trong quá trình học tập độc lập, các thành viên

vẫn có thể trao đổi về nội dung mình phụ trách với các thành viên khác trong nhóm.

c. Giai đoạn 3: Giải quyết vấn đề

Trên cơ sở thông tin mới thu nhận được thông qua giai đoạn 2 học sinh sẽ quay trở

lại với vấn đề thông qua việc kiểm chứng ý tưởng và giả thuyết đã nêu ra ở giai đoạn

1 . Để đạt được kết quả tốt, giai đoạn này cần được tiến hành qua 2 bước :

* Bước 1: Hệ thống hoá kiến thức mới nhận được.

Các chủ đề thành viên trong nhóm nghiên cứu trong giai đoạn 2 cần được trình

bày, thảo luận, chia sẻ. Qua đó đảm bảo tất cả thành viên trong nhóm đều hiểu được

chủ đề và biết được ý nghĩa của nó trong việc kiểm chứng các ý tưởng và giả thuyết.

* Bước 2: Đánh giá ý tưởng , giả thuyết

Từng ý tưởng, giả thuyết sẽ được xem xét, kiểm chứng về tính đúng đắn. Trên

cơ sở đó vấn đề được giải quyết trên cơ sở hệ thống kiến thức mới và sự suy luận có

logic.

d. Giai đoạn 4: Trình bày kết quả

Kết quả của giải quyết vấn đề thể hiện thông qua việc hiểu vấn đề và sự lí giải

hợp lí cho vấn đề. Giai đoạn này cũng được tiến hành thông qua 2 bước :

* Bước 1: Viết báo cáo kết luận hay tạo sản phẩm

* Bước 2: Thể chế hoá kiến thức học được

Đây là bước quan trọng, thể hiện sự xem xét lại các kiến thức liên quan tới

môn học đã lĩnh hội được thông qua giải quyết vấn đề. Qua đó đáp ứng được mục tiêu

học tập đã đề ra cho môn học.

Sau đây là một giáo án dạy học dựa trên giải quyết vấn đề bộ môn: Địa lý lớp 6

Tiết 9 Bài 7

SỰ VẬN ĐÔNG TỰ QUAY CỦA TRÁI ĐẤT QUANH TRỤC VÀ CÁC HỆ

QUẢ

I/Mục tiêu:

1 Kiến thức:

-Biết được sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả của vận động tự

quay quanh trục của trái đất.

2/Kĩ năng:

-Phân tích mối liên hệ,giải quyết vấn đề

-Thực hành trên quả địa cầu

3/ Thái độ:

– Hiểu và giải thích được các hiện tượng tự nhiên diễn ra xung quanh em,có tình yêu

thiên nhiên quê hương đất nước

II Vấn đề được sử dụng:

1/Giới thiệu vấn đề

2/Thiết kế câu hỏi trọng tâm.

3/Xác định các KTKN học sinh đã biết và chưa biết để GQVĐ đặt ra

4/Hệ thống các câu hỏi định hướng.

5/Các phương pháp giải quyết vấn đề.

6/Những kĩ năng cần có.

7/Các môn học có liên quan.

8/Nguồn tài liệu có liên quan(nếu có)

10/Đánh giá kết quả giải quyết vấn đề.

III Tổ chức thực hiên:

Thời

Giai đoạn

Nội dung Hoạt động của GV

Hoạt động của HS Địa điểm

gian

Hằng ngày con người

-Giới thiệu

tình huống

có vấn đề

Lắng nghe tích cực Lớp học 13

chúng ta ở khắp nơi trên

phút

trái đất đều chứng kiến

hiện tượng ngày và

đêm.Vậy chúng ta hiểu

như thế nào về hiện tượng

này?

Xác định và

tìm hiểu vấn

đề

Câu hỏi đặt

ra

Vì sao có hiện tượng

ngày đêm?

-Vì sao khắp nơi trên trái

đất đều có ngày và đêm?

Đặt câu hỏi về

-Hiện tượng ngày đêm

mang lại lợi ích gì cho

những vấn đề của

cuộc sống của con người tình huống

và các sinh vật sống trên

trái đất?

Hãy tưởng tượng nếu

không có ngày và đêm

Đề xuất ý

tưởng giả

thuyết

cuộc sống của con người

và sinh vật trên trái đất sẽ

ra sao?

HS làm việc nhóm

để đề xuất ý tưởng

giả thuyết

Kiến thức và

kĩ năng HS

đã biết

-Xác định các kiến

thức kĩ năng cần có

để GQVĐ.

-HS dùng sơ đồ tư

duy liệt kê những

KT đã biết:

-Trái đất có dạng

hình cầu

Tìm hiểu

các kiến

GV định

hướng nguồn

thức có liên thông tin

Trái đất là 1 trong 8

Từ SGK và các kênh

thông tin khác

hành tinh của hệ

mặt trời….

quan

Từ mô hình trực quan quả

địa cầu-ngọn đèn

Từ việc quan sát thực tiễn

hiện tượng tự nhiên diễn

ra xung quanh

10

HS nghiên cứu phân

tích thảo luận nhóm

theo nội dung sau:

Nhóm 1 Vì sao có

hiện tượng ngày và

đêm? Nhóm 2,3

nhận

xét,bổ sung

Nhóm 2Vì sao hết

ngày rồi lại đến

đêm và khắp nơi

trên trái đất đều có

ngày và đêm?nhóm

1,3 nhận xét,bổ

sung.

phút

Nhóm 3 Hiện tượng

ngày đêm mang lại

lợi ích gì cho con

người? nhóm 1,2

nhận xét,bổ sung

Giải quyết

vấn đề

10

phút

GV tổ chức cho HS hệ

thống kiến thức vừa tìm

hiểu về hiện tượng ngày

và đêm.

HS đối chiếu tìm ra

mối liên hệ nhân

quả:

-Do trái đất hình

cầu,ánh sang mặt

trời chỉ chiếu được

một nửa nên có hiện

tượng ngày đêm.

-Do trái đất quay

quanh trục nên mọi

Trình bày

kết quả

nơi trên trái đất đều

có ngày và đêm

7

HS nêu ra các dự

đoán nếu trên trái

đất không có ngày

và đêm thì sự sống

GV mở rộng vấn đề

sẽ ra sao?

GV kết luận về nội dung

phút

chính của bài học,hướng

Các nhóm trình bày

dẫn HS làm bài tập vân

kết quả,các nhóm

dụng.

khác bổ sung,nhận

xét,phản hồi

C.KẾT LUẬN:

Tóm lại phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề có những ưu điểm như sau:

-Thuộc nhóm pp giảng dạy lấy HS làm trung tâm.

-Gắn nội dung môn học với thực tiễn.

-Kích thích hứng thú học tập của HS.

-Rèn khả năng tự định hướng,tự học cho HS.

-Phát triển tư duy phê phán,kĩ năng GQVĐ,ra quyết định.

-Thúc đẩy làm việc hợp tác,phát triển kĩ năng sống

Để vận dụng pp dạy học dựa trên GQVĐ một cách có hiệu quả,giáo viên và HS cần

xác định rõ những nhiệm vụ sau:

1,Nhiệm vụ của GV:

-Hình thành nhóm học tập.

-Giới thiệu tình huống chứa đựng vấn đề,giới thiệu vấn đề.

-Thúc đẩy các nhóm hoạt động.

-Phàn hồi kết quả hoạt động nhóm.

-Sử dụng các câu hỏi để định hướng hoạt động của học sinh và đưa ra các gợi ý nếu

cần.

2.Nhiệm vụ của HS

-Xác định rõ vấn đề.

-Đề xuất ý tưởng giải pháp,xác định những kiến thức đã biết,chưa biết để giải quyết

vấn đề.

-Tự nghiên cứu tìm hiểu các thông tin chưa biết.

-Kiểm nghiệm giả thuyết và giải pháp.

-Trình bày kết quả giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này với cơ hội thành công cao đòi hỏi chúng ta

phải tiến hành một loạt những chuyển đổi sau:

– Chuyển đổi các hoạt động của người học từ tính thụ động sang tính tích cực, chủ

động

– Chuyển đổi các hoạt động của người dạy (người dạy có vai trò khơi dậy các vấn

đề và hướng dẫn người học)

– Chuyển đổi mối quan hệ giữa vai trò của người học và người dạy

– Chuyển đổi hệ thống đánh giá người học

– Coi trọng thời gian tự học của người học như thời gian học trên lớp

Đại Hưng, ngày 28 tháng 11 năm 2015

Người Báo cáo

Nguyễn Công Quang