chuyên đề 3: kỹ năng làm việc nhóm của giáo viên mầm non

BÀI THU HOẠCH lớp bồi DƯỠNG THEO CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN mầm NON HẠNG III mới nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (122.4 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
———————————

BÀI THU HOẠCH
LỚP BỒI DƯỠNG THEO CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ
NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON HẠNG III

Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang
Ngày sinh: 18/12/1991
Đơn vị công tác: Trường mầm non A xã Đông Mỹ
Lớp: K18A GVMN hạng III
Địa điểm học: Trung tâm bồi dưỡng chính trị Huyện
Thanh Trì

Hà Nội, năm 2018

MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13

14
15

Nội dung

Trang

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ VÀ CÁC GIẢI
PHÁP
Chuyên đề 1: TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
Chuyên đề 2: LUẬT TRẺ EM VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÍ
GIÁO DỤC
Chuyên đề 3: KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
Chuyên đề 4: KỸ NĂNG QUẢN LÍ THỜI GIAN
Chuyên đề 5: PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO
DỤC MẦM NON CỦA KHỐI LỚP
Chuyên đề 6: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TÂM LÝ- XÃ
HỘI TRONG GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
Chuyên đề 7: ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
MẦM NON
Chuyên đề 8: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRONG
GIÁO DỤC MẦM NON
Chuyên đề 9:KĨ NĂNG HƯỚNG DẪN, TƯ VẤN PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN
Chuyên đề 10: TỔ CHỨC, HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG
THAM GIA GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON

Chuyên đề 11: ĐẠO ĐỨC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON
TRONG XỬ LÍ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG
MẦM NON
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
D. Tài liệu tham khảo

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục, Trong những năm qua giáo dục cả nước nói chung,
2

giáo dục mầm non nói riêng đã không ngừng đổi mới về mọi mặt. Bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là một nhiệm vụ quan trọng và là chiến lược
để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng các yêu cầu xây dựng đất nước, hội
nhập với giáo dục thế giới.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc học tập bồi dưỡng để nâng
cao trình độ kiến thức chuyên môn, tôi đã đăng kí tham gia khóa học bồi
dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III do trường
Đại học sư phạm Hà Nội kết hợp với Phòng giáo dục đào tạo Huyện Thanh
Trì tổ chức. Qua quá trình được học tập và nghiên cứu cũng như được sự
hướng dẫn, truyền đạt kiến thức của các thầy, cô giảng viên với 11 chuyên đề,
tôi đã nhận thức và có kiến thức cũng như đề ra được các giải pháp thực tế để
áp dụng vào công việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mà mình đang
làm.

B. NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC
TẾ
Chuyên đề 1: TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. Những kiến thức cơ bản của chuyên đề:

3

Chuyên đề đã khái quát hóa những kiến thức cơ bản về đặc trưng và cơ
cấu tổ chức của bộ máy nhà nước, đặc trưng của bộ máy hành chính nhà
nước và vai trò của bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương, địa
phương. Chuyên đề cũng đã giới thiệu các mô hình tổ chức bộ máy hành
chính nhà nước ở địa phương và cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà
nước của Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Những vấn đề cơ
bản của quản lý hành chính Nhà nước các cấp và cải cách hành chính nhà
nước ở Việt Nam.
2. Giải pháp trong thực tế công việc:
Là một giáo viên tại trường mầm non, tôi nhận thức được hành chính
giáo dục thực chất là triển khai chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do nhà
nước ủy quyền. Chính vì vậy trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo
dục trẻ tôi luôn nghiên cứu, học tập các văn bản quy phạm pháp luật của
ngành như: Quy chế nuôi dạy trẻ, điều lệ trường mầm non ,…để áp dụng
triển khai cũng như thực hiện các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và giáo
dục trong trường mình nhằm đảm bảo các mục tiêu giáo dục của nhà
trường nói riêng và mục tiêu chung của ngành giáo dục & đào tạo huyện
Thanh Trì .
– Trong công việc, tôi luôn thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được
phân công. Thực hiện đúng quyền hạn và nghĩa vụ của người giáo viên
mầm non theo đúng Điều lệ trường mầm non.
– Thực hiện nghiêm túc các chủ trương của nhà nước, kế hoạch của
Phòng Giáo dục và trường mầm non nơi tôi đang công tác.
– Thực hiện quản lý cơ sở vật chất tại lớp theo các quy định chung, thực
hiện quy chế chuyên môn, nuôi dạy trẻ đúng quy chế của ngành.
Chính bởi thái độ học tập, nghiêm túc thực hiện theo các quy định, điều

lệ của ngành và pháp luật của nhà nước nên qua các đợt kiểm tra đánh giá
giáo viên bản thân tôi luôn được xếp loại tốt về tiêu chí đánh giá phẩm
chất đạo đức, tư tưởng chính trị.

4

Chuyên đề 2: LUẬT TRẺ EM VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÍ GIÁO
DỤC
1. Những kiến thức cơ bản của chuyên đề:
Chuyên đề đã khái quát và làm rõ được những vấn đề cơ bản về quyền
trẻ em. Các quyền trẻ em trong công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em cũng
như cách thức thực hiện Quyền trẻ em ở Việt Nam trong từng cấp, từng lĩnh
vực. Ta có thể thấy được ở một số điều cơ bản như sau:
* Những vấn đề cơ bản về quyền trẻ em:
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai câu nói đó như luôn nhắc nhở
mỗi chúng ta phải quan tâm, chăm sóc cho thế hệ tương lai của đất nước.
Trong suốt những năm qua, Đảng và nhà nước luôn quan tâm , chăm
sóc và bảo vệ các trẻ em. Ngày 05 tháng 4 năm 2016 Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam đã ban hành luật trẻ em số 102/2016/QH13 với các điều
khoản quy định quyền trẻ em và trách nhiệm của gia đình, của các cấp, các
ngành.
Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên
một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ không
chỉ là người được tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn mà công
nhận trẻ em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển.
* Các quyền trẻ em trong công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em:
– Quyền được đối xử bình đẳng và bảo vệ chông lại sự kì thị phân biệt
tôn giáo, nguồn gốc và bình đẳng giới; Quyền có tên gọi và quốc tịch; Quyền
về sức khỏe và y tế; Quyền được giáo dục và đào tạo; Quyền giải trí, vui chơi

và tiêu khiển; Quyền tự tìm hiểu thông tin, quyền phát biểu, quyền được lắng
nghe và tụ họp; Quyền riêng tư và sự giáo dục không bạo lực trong ý nghĩa
của bình đẳng và hòa bình.
– Quyền được trợ giúp ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp và thảm
họa, và được bảo vệ khỏi sự tàn ác, bỏ bê, lạm dụng, khai thác và bách hại;

5

– Quyền có một gia đình, được sự chăm sóc của cha mẹ và có một chỗ
trú ngụ an toàn;
– Quyền được chăm sóc cho trẻ em khuyết tật.
– Trong thực tế điều này có nghĩa là trẻ em có quyền được soonngs
trong 1 môi trường an toàn mà không bị phân biệt đối xử. Trẻ em có quyền
tiếp cận nước, thức ăn, được chăm sóc y tế, giáo dục và có tiếng nói trong các
quyết định có nahr hưởng đến hạnh phúc, phúc lợi của trẻ.
* Cách thức thực hiện Quyền trẻ em ở Việt Nam trong từng cấp,
từng lĩnh vực:
– Văn bản luật quốc tế; Văn bản luật Việt Nam; Luật về quốc tịch và hộ
tịch; Luật về hôn nhân gia đình; Luật về cư trú; Luật về giáo dục; Luật về
chăm sóc bảo vệ và giáo dục trẻ em; Luật về y tế; Luật về đối tượng bảo trợ
xã hội; Luật về người khuyết tật; Luật về trợ giúp pháp luật; Luật về lao động;
Luật về hình sự và dân sự
2. Giải pháp thực tế trong công việc:
Sau khi tìm hiểu về luật trẻ em và cập nhật những thông tin trong cả
nước về thực trạng chăm sóc giáo dục trẻ trong các nhà trường, các cơ sở giáo
dục mầm non trong cả nước. Ban giám hiệu cùng với giáo viên chúng tôi đã
thực hiện những công việc để đảm bảo quyền trẻ em tại nhà trường như sau:
– Học bồi dưỡng, tập huấn để 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên nắm được luật trẻ em ban hành, sửa đổi năm 2016

– Học bồi dưỡng đạo đức nhà giáo, tình yêu, kỹ năng nghề nghiệp đối
với 100% cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường.
– Quán triệt giáo viên đảm bảo quyền của trẻ em theo đúng quy định
của điều lệ trường mầm non sửa đổi bổ sung năm 2009
– Thực hiện không phân biệt đối xử với trẻ: giàu nghèo, khuyết tật..
– Đảm bảo 100% trẻ được chăm sóc, giáo dục bình đẳng trong nhà
trường

6

– Nhà trường tạo điều kiện, mọi cơ hội để trẻ được tiếp cận các phương
pháp giáo dục tiên tiến, các phương tiện hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục hiện nay.
– Lên án, nghiêm khắc chống lại các hành vi của giáo viên xúc phạm
danh dự, bạo hành trẻ trong nhà trường ( Nếu có)
– Có chế độ hỗ trợ các cháu có hoàn cảnh khó khăn để không có trẻ em
phải nghỉ học vì điều kiện kinh tế khó khăn.
– Phối hợp với các bậc phụ huynh tổ chức cho các con được tham gia
các ngày lễ, ngày hội của trẻ đảm bảo vui tươi, phấn khởi.
Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực nêu trên của các cán bộ, giáo
viên, nhân viên nhà trường, trường mầm non nơi tôi công tác đã tạo được cho
các con môi trường giáo dục an toàn, thân thiện. Trường liên tục được nhận
giấy khen công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn  Đơn vị văn hóa.
CHUYÊN ĐỀ 3: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
1. Những kiến thức cơ bản của chuyên đề:
Chuyền đề đã cung cấp cho tôi những kiến thức cơ bản sau:
a. Nhóm làm việc và kỹ năng làm việc của GVMN:
* Nhóm làm việc: là tập hợp các thành viên có số lượng từ 2 người trở
lên, có giao tiếp trực diện, có kỹ năng bổ sung cho nhau, có sự chia sẻ mối

quan hệ hoặc mục đích vì hiệu quả công việc chung của nhóm.
* Nhóm làm việc được thành lập để: giải quyết và thực hiện công
việc nào đó có mục tiêu rõ ràng mà một cá nhân không thể hoàn thành được.
Nếu nhuwnngx công việc đơn giản mà một cá nhân có thể hoàn thành được,
giải quyết được, không đòi hỏi sự phối hợp, không cần phối hợp các kỹ năng
thì không cần thiết phải thành lập nhóm.
* Các yếu tố quan trọng nhất của nhóm làm việc:
– Một trong những yếu tố quan trọng nhất của nhóm là phải có mục
tiêu nhóm. Mục tiêu chung của nhóm phải cụ thể, rõ ràng.

7

– Yếu tố thứ 2 của nhóm là các thành viên phải tuownng tác, liên kết,
giao tiếp với nhau thường xuyên.
– Yếu tố thứ 3 là các quy tắc nhóm. Nhóm phải xây dựng được quy tắc,
nội quy nhóm để nhóm hoạt động có hiệu quả.
-Yếu tố thứ 4 cũng là yếu tố cuối cùng, là việc phân công rõ vai trò,
trách nhiệm các thành viên trong nhóm. Nhóm chỉ hoạt động có hiệu quả khi
các thành viên trong nhóm được biết rõ nhiệm vụ phù hợp năng lực phù hợp
với mình, không chồng chéo lên nhau.
* Làm việc nhóm có ý nghĩa như sau:
– Phân công công việc
– Quản lí và kiểm soát công việc
– Giải quyết vấn đề và ra quyết định
– Thu thập thông tin và các ý tưởng
– Xử lí thông tin
– Phối hợp, tăng cường sự tham gia đoàn kết
– Đàm phán và giải quyết xung đột
– Thỏa mãn nhu cầu quan hệ xã hội và tăng cường ý thức bản thân trong

các mối quan hệ với những người khác.
– Nhận được sự giúp đỡ trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi
dưỡng và GD trẻ.
– Chia sẻ thông cảm khi cùng tạo nên chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng
và GD trẻ tốt.
* Những kỹ năng làm việc nhóm của cá nhân:
Có 2 kỹ năng mà một nhóm cần phải có là kỹ năng tổ chức các hoạt
động cho nhóm và kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm.
– Kỹ năng làm việc của nhóm cá nhân:
Để thực hiện được các hoạt động chung thì mỗi thành viên trong nhóm
cần phải có các kỹ năng sau:

8

Giao tiếp  chất vấn  thuyết phục  tôn trọng  trợ giúp  chia sẻ phối hợp
– Kỹ năng làm việc chung trong tổ chức nhóm:
+ Thiết kế nhóm làm việc
+ Kỹ năng giải quyết xung đột trên tinh thần xây dựng
+ Kỹ năng tổ chức cuộc họp nhóm
2. Các phương pháp và kỹ thuật làm việc nhóm hiệu quả của GVMN:
– Phương pháp Cây vấn đề
– Phương pháp Bể cá vàng
– Động não
– Sử dụng Bản đồ tư duy
– Sử dụng khung logic.. – Ngoài ra còn có thể sử dụng trong kỹ thuật
làm việc nhóm như: Phương pháp nêu ý kiến ghi lên bảng, phương pháp làm
việc theo công đoạn, phương pháp phỏng vấn, phương pháp sàng lọc…
3. Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm của GVMN:
Để rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, giáo viên cần tuân thủ quy trình 5

bước như sau:
– Bước 1: GVMN nhận thấy sự cần thiết của kỹ năng làm việc nhóm.
– Bước 2: GVMN hiểu được kỹ năng đó là thế nào và khi nào thì sử
dụng
– Bước 3: Tạo ra các tình huống thực tế và khuyến khích giáo viên MN
nắm vững kỹ năng
– Bước 4: bảo đảm GVMN có thời gian và các bước cần thiết để thực
hành các kỹ năng
– Bước 5: đảm bảo để GVMN kiên nhẫn thực hành kỹ năng cho đến khi
thuần thục, trở thành hành động tự nhiên.
2. Liên hê thực tế:
a. Ở trường MN triển khai làm việc nhóm cho giáo viên trong những
công việc sau:

9

– Tổ chức cho toàn bộ giáo viên trong trường tham gia thao giảng chào
mừng ngày 20-11, chuẩn bị văn nghệ cho Ngày hội đến trường của bé,
Đêm hội trăng rằm…
=> Kết quả: Nhóm được đảm bảo thông qua hoạt động chung và hoạt
động của mỗi thành viên trong nhóm. Trước nhiệm vụ được giao, trưởng
nhóm cùng các thành viên trong nhóm thảo luận chung, tìm ý tưởng hay, phát
biểu và đóng góp ý kiến. Sau khi có sự thống nhất về phương án thực hiện,
các thành viên trong nhóm sẽ phân công, thảo luận công việc cho phù hợp khả
năng của từng người dựa trên chuyên môn của họ. Nhóm cũng thảo luận để đề
ra kế hoạch cụ thể, nhật ký công tác, thời gian dự tính sẽ hoàn thành và chuẩn
bị các hoạt động tiếp theo. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các thành viên
trong nhóm cần thường xuyên trao đổi, phối hợp với nhau, bổ sung ý kiến và
giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện.Quá trình làm việc

nhóm cùng cần có sự giám sát, đành giá định kỳ, đột xuất để đảm bảo công
việc được thực hiện đúng tiến độ, đúng mục tiêu. Nhóm cần động viên, khích
lệ các cá nhân làm việc tích cực, tổ chức đối thoại về những vướng mắc một
cách thẳng thắn, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều thấu hiểu và phối
hợp hiệu quả trong quá trình làm việc. Trưởng nhóm có trách nhiệm kết nối,
tổng hợp lại toàn bộ các phần việc của các thành viên để công việc chung
được thực hiện đúng lịch trình và có hiệu quả. Sau khi kết thúc nhiệm vụ,
nhóm cần trao đổi, rút kinh nghiệm, có thể khan thưởng hoặc quy trách nhiệm
với các thành viên.
b. Trong dạy học, nuôi dưỡng giáo dục trẻ, tôi đã áp dụng tổ chức
cho trẻ sinh hoạt theo nhóm cá nhân và tổ chức nhóm:
VD: Trẻ được hoạt động, vui chơi dưới hình thức trẻ làm trung tâm đã
tạo điều kiện cho trẻ tích cực hoạt động, mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin và hứng
thú, dám thể hiện cái tôi của mình, bước đầu đặt nên tàng cho việc đào tạo nên
những con người dám nghĩ dám làm trong tương lai.

10

=> KQ:
– Trẻ khởi xướng
– Trẻ thiết kế: chọn trò chơi  đồ chơi
– trer tham gia theo sở thích
– Trẻ chơi tự nhiên không gượng ép, gò bó, giả tạo
– Trẻ tự động chơi
– Trẻ tự nguyện chơi, hứng thú tham gia chơi, giáo viên không gò bó
hay áp dặt trẻ chơi.
c. Bản thân tôi tự rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và tổ chức nhóm.
Để thực hiện các hoạt động thì một các nhân dù xuất sắc đến đâu cũng
không thể làm được nếu không có sự trợ giúp của những người cùng làm việc

với mình. Vì vậy, điều cơ bản nhất là phải tạo được sự đồng thuận hay tiếng
nói chung về quan điểm và mục đích chung của nhóm giữa những người trong
nhóm. Để thực hiện được các hoạt động chung tôi cần rèn luyện một số kỹ
năng sau:
– Biết lắng nghe
– Tổ chức công việc
– Trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau
– Có trách nhiệm với công việc được giao
– Khuyến khích và phát triển cá nhân
– gắn kết
– Tạo sự đồng thuận
– Vô tư ngay thẳng.
CHUYÊN ĐỀ 4: KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN
I. Những kiến thức cơ bản của chuyên đề:
1. Những vấn đề chung về quản lý thời gian của GVMN
– Khái niệm quản lý thời gian: là quá trình lập danh sách những điều
cần làm, nguyên tắc thực hiện thời gian biểu, đảm bảo rằng mọi việc được
thực hiện theo đúng kế hoạch, không bị lãng phí.

11

+ Quản lý thời gian của GVMN: là quá trình GVMN lập danh sách
những điều cần phải làm trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường MN
theo nguyên tắc mọi việc được thực hiện đúng kế hoạch và đạt hiệu quả.
– Phân chia thời gian hợp lý: nếu thời gian được phân chia một cách
hợp lý nghĩa là chúng ta đã có chiến lược sử dụng thời gian một cách thông
minh cho việc theo đuổi những mục tiêu quan trọng nhất.
– Quản lý thời gian hiệu quả nhất: Là quá trình thường xuyên thực hiện
việc phân chia thời gian hợp lý bao gồm việc lập kế hoạch làm việc, danh mục

nhhuwngx việc cần làm, ủy quyền công việc và những hệ thống khác.
2. Các bước quản lý thời gian:
– Lập thời gian biểu
– Thực hiện thời gian biểu
– Kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh việc thực hiện thời gian biểu
3. Rèn luyện các kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả:
– Rèn luyện nhóm kỹ năng liên quan đến nhận thức về bản thân.
– Rèn luyện nhóm kỹ năng liên quan đến nhận thức về công việc.
– Rèn luyện nhóm kỹ năng liên quan đến sắp xếp công việc ngăn nắp.
II. Giải pháp thực tế:
Quản lý thời gian quyết định hiệu quả công việc, kỷ cương nền nếp của
nhà trường. Là một Phó Hiệu trưởng và là chủ tịch công đoàn nhà trường, tôi
tự xác định phải quản lý tốt thời gian của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
cũng như của bản thân.
1. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên tôi làm như sau:
Xây dựng nội quy quy chế nhà trường ngay từ đầu năm học. Trong quy
chế xây dựng rõ thời gian làm việc của cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà
trường trong năm là bao nhiêu, giáo viên được nghỉ thế nào? Nhân viên được
nghỉ thế nào? Thời gian cô đón sớm trả muộn cụ thể, đảm bảo 8 tiếng/ngày,
thời gian trực trưa cụ thể từng người.

12

– Thông báo chế độ thai sản, cho con bú của giáo viên, nhân viên được
hưởng cụ thể theo luật để 100% giáo viên, nhân viên nắm được…
– Công đoàn lập danh sách giáo viên nhân viên được hưởng chế độ thai
sản, cho con bú.
– Thường xuyên kiểm tra, theo dõi lịch thực hiện lịch sinh hoạt một
ngày cho trẻ ở các nhóm lớp.

– Phân công nhiệm vụ giáo viên, nhân viên đảm bảo đúng người, đúng
việc, không lãng phí thời gian.
* Từ những nội quy quy chế của nhà trường, tôi đã có kế hoạch quản lý
thời gian của bản thân:
– Lựa chọn thời gian làm việc hiệu quả nhất trong ngày, lựa chọn thời
điểm tỉnh táo nhất để làm những công việc quan trọng.
– Kiểm tra cách sử dụng thời gian trong ngày bằng cách: Ghi chép lại
những công việc đã làm được trong ngày và so sánh những công việc đã đề ra
xem mức độ hoàn thành công việc để có chế độ điều chỉnh hợp lý
– Trong quá trình làm việc nếu thấy bản thân căng thẳng, không tập
trung, hiệu quả công việc thấp… tôi nghỉ ngơi thư giãn nghe nhạc xem
phim…Mỗi tuần nên dành thời gian thư giãn bên gia đình.
– Bản thân cần chấp nhận sự thay đổi đột ngột trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ.
– Luôn nghiêm túc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
– Cần tập trung trí tuệ trong khi làm việc để đạt được hiệu quả cao nhất.
– Cố gắng hoàn tành tốt các công việc được phân công.
– Linh hoạt thời gian làm việc có thể làm việc tại trường, tại nhà hoặc
đến một khu vực tên tĩnh có nhiều cây xanh bóng mát, tạo không khí làm việc
thoải mái.
– Luôn sắp xếp bàn làm việc gọn gàng sạch sẽ

13

– Trong quá trình làm việc tôi thường xuyên ghi chép lại công việc vào
sổ nhật ký để tiện theo dõi. Những công việc quan trọng tôi đánh dấu vào
quyển lịch theo từng ngày để thực hiện đúng thời gian
Từ những việc làm trên và cách phân bổ thời gian hợp lý cho từng công
việc của mình nên trong năm học đó tôi đã hoàn thành tốt công việc của mình.

CHUYÊN ĐỀ 5: PHÁT TRIỂN CHƯƠNG RÌNH GDMN CỦA KHỐI
LỚP
I. Những kiến thức cơ bản của chuyên đề:
1. Yêu cầu đối với phát triển
chương trình GDMN của khối lớp:
– Khái niệm chương trình GDMN Là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch
tổng thể các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi được tổ
chức tại cơ sở giáo dục mầm non trong một thời gian xác địn, trong đó thể
hiện mục tiêu giáo dục, phạm vi, mức độ.
– Khái niệm phát triển chương trình GDMN Là một quá trình liên tục điều
chỉnh, bổ sung, cập nhật, làm mới toàn bộ hoặc một số thành tố của chương
trình giáo dục mầm non đảm bảo khả năng phát triển và ổn định tương đối của
chương trình đã có.
– Các yêu cầu cụ thể đối với giáo viê mầm non trong việc phát triển chương
trình giáo dục của khối/lớp: Đảm bảo tính mục tiêu của chương trình giáo dục
và tính đa dạng trong chuẩn chất lượng chung; đảm bảo tính mở rộng về nội
dung, đa dạng về phương pháp; đảm bảo tính tự chủ, linh hoạt, sáng tạo, tính
thực tiễn, tính khả thi; đảm bảo lấy trẻ làm trung tâm, tính tích hợp, tính phát
triển, đảm bảo huy động sự tham gia của cha mẹ, đảm bảo theo tiếp cận năng
lực.
2. Nội dung và các hoạt động phát triển chương trình GDMN của khối
lớp.
– Các hoạt động nhằm phát triển chương trình giáo dục mầm non của khối lớp
gồm: Phân tích tình hình thực tiễn, xác định cách tiếp cận và hình thức thiết

14

kế, xác định mục tiêu của chương trình của khối, lớp, lựa chọn và phát triển
nội dung của khối, lớp, lựa chọn và xây dựng hoạt động, chuẩn bị điều kiện

thực hiện chương trình, tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chương
trình.
II. Giải pháp thực tế:
Chương trình giáo dục mầm no do Bộ giáo dục ban hành là chương trình
khung mang tính định hướng cho tât cả các đơn vị mầm non trên địa bàn cả
nước. Tuy nhiên việc áp dụng chương trình giáo dục mầm non đến đâu, áp
dụng như thế nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và tùy từng đơn vị
trường. Trường mầm non tôi đang công tác đã áp dụng và phát triển chương
trình GDMN như sau:
+ Căn cứ kết quả mong đợi của chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo
dục và đào tạo ban hành.
+ Căn cứ vào bộ chuẩn phát triển trẻ em.
Căn cứ vào khả năng phát triển của trẻ, năng lực, trình độ của giáo viên
+ Căn cứ vào điều kện thực tế của nhà trường.
+ Căn cứ vào điều kện thực tế của địa phương.
Để xây dựng mục tiêu giáo dục chung của nhà trường. Từ mục tiêu giáo
dục chung, các khối lớp tiếp tục căn cứ theo đặc điểm phát triển lứa tuổi, khả
năng nhận thức của trẻ lớp mình để xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình
giáo dục phù hợp theo từng độ tuổi. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi cũng
rất linh hoạt trong việc điều chỉnh, thay thế cũng như đánh giá kết quả đạt
được đối với các mục tiêu cụ thể.
Việc phát triển chương trình giáo dục mầm non theo nguyên tắc đồng tâm của
trường tôi đã mang lại kết quả cao trong công tác chăm sóc cũng như giáo dục
trẻ, và phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.
CHUYÊN ĐỀ 6: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TÂM LÝ  XÃ HỘI
TRONG GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
1. Những kiến thức cơ bản của chuyên đề:

15

Môi trường tâm lý xã hội bao gồm hệ thống các mối quan hệ có liên quan và
hỗ trợ cho nhau, tạo bầu không khí ấm cúng thoải mái cho các thành viên, đặc
biệt của trẻ. Môi trường tâm lý  xã hội lành mạnh là động lực thúc đảy mọi
hoạt động tích cực của trẻ. Các mối quan hệ đó là: GV- Trẻ, Trẻ – Trẻ, GV
GV, Cha mẹ – GV, CBQL  GV  CNV.
a, Xây dựng mối quan hệ tình cảm, thân thiện giữa GV  Trẻ từ đó tạo ra mối
quan hệ lành mạnh giữa trẻ với nhau:
*Vai trò quyết định về GV.
– Mọi trẻ đều cảm thấy được cô yêu thương và được đối xử công bằng. Công
bằng là nền tảng cho việc tạo ra mối quan hệ tốt, tránh sự thiên vị.
– Tạo tim cậy, mong muốn chia sẻ, gần gũi giữa Gv- Trẻ: Cô là người mẹ thứ
2. Luôn cư xử với thái độ ân cần niềm nở, biết cách lắng nghe trẻ, luôn gọi tên
trẻ khi giao tiếp.
– Tạo mơi quan hệ thân thiện giữa trẻ với nhau thông qua tổ chức các hoạt
động tập thể: trò chuyện, thảo luận, vui chơi theo đội, chia sẻ cảm xúc kinh
nghiệm, trưng bày sản phẩm- chia sẻ ý tưởng, sinh nhật bạn….
* Tạo mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện giữa các GV trong lớp:
– Tạo bầu không khí tâm lý thân ái giữa các giáo viên trong lớp.
– Tôn trong nhau
– Công bằng với mọi thành viên
– Hỗ trợ, hợp tác, phân công trách nhiệm hợp lý rõ ràng.
– Quan tâm đến nhau.
– Là bạn tốt nếu có thể.
– Cư xử lịch sự trước mặt trẻ( nói chuyện, xưng hô…)
– Giải quyết mâu thuẫn ngay khi mới xuất hiện.
– Nên thẳng thắn 1 cách lịch sự, tránh nói xấu nhau.
– Thường xuyên trao đổi ý kiến khi có thể.
* Tạo dựng mối quan hệ thân thiện với cha mẹ trẻ:

16

– Thông tin thường xuyên, kịp thời cho cha mẹ. Phối hợp hệ thống nhất trong
cuôc sống và trong giáo dục.
– Kỹ thuật thông tin 2 chiều ( Họp phụ huynh, thông báo, …..) giải thích,
thuyết phục cha mẹ thay cho ra lệnh.
– Tìm hiểu thông tin về trẻ. Tạo mối quan hệ thân tình giữa giáo viên và cha
mẹ. Tạo sự an tâm cho cha mẹ trẻ.
– Tổ chức các hoạt động chung với phụ huynh trong lớp để tăng thêm hiểu
biết.
– Thu hút, mở rộng sự tham dự của PH vào quá trình giáo dục, khai thác tiềm
năng đóng góp của họ.
– Thường xuyên tổ chức cho cha mẹ thăm quan các hoạt động giáo dục ở
tường.
– Không nhận xét tiêu cực về trẻ với cha mẹ. Thông báo tình hình nên có giải
pháp, lời khuyên tích cực.
* Tạo mối quan hệ tốt giữa cấp trên và cấp dưới.
– Thực hiện bình đẳng trong thu nhập, cơ hội thăng tiến, khen thưởng, kỷ luật.
– Thực hiện dân chủ trường học.
– Ảnh hưởng dán tiếp đén việc giáo dục trẻ qua việc tạo điều kiện thuận lợi về
chế độ chính sách cho GV, cơ sở vật chất cho việc thực hiện chương trình…..
2. Giải pháp thực tế:
– Giáo viên cần trau dồi kiến thức, nắm bắt tâm sinh lý của từng độ tuổi trẻ và
cũng căn cứ sự trải nghiệm mà trẻ đang sinh sống ( tình hình địa phương) để
có biện pháp hợp để chăm sóc và giáo dục trẻ, làm tốt công tác xã hội hóa.
Mỗi giáo viên cần không ngừng học hỏi trao đổi với bạn , đồng nghiệp những
khó khăn trong khi tạo môi trường lớp học sao cho phù hợp với từng lớp học
nhằm thu hút, lôi cuốn trẻ vào từng hoạt động.
– Giáo viên luôn luôn đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.

– Giáo viên luôn coi trẻ như con của mình.
– Giáo viên lấy phương châm giáo dục trẻ bằng tình yêu thương.

17

– Giáo viên chú ý giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
– Trong nhà trường, cấp trên cần tạo ra uy tín thực, tránh việc dùng uy quyền
để tạo ra sự sợ hãi, ấp lực cho cấp dưới, đồng thời phải gường mẫu, biết nhận
trách nhiệm và luôn cầu tiến. Công bằng, không thiên vị, định kiến sẽ góp
phần tạo nên bầu không khí yên tâm, tin tưởng nhau.
CHUYÊN ĐỂ 7: ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ MẦM NON
I.

Những kiến thức, kỹ năng thu nhận được về chuyên đề

– Kiểm tra với nghĩa là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét
công việc thực tế để đánh giá và nhận xét. Trong giáo dục, kiểm tra có các
hình thức: Kiểm tra thường xuyên( hàng ngày) kiểm tra định kỳ hàng tháng,
kiểm tra tổng kết cuối kỳ, cuối năm.
– Đánh giá là việc đưa ra những kết luận nhận định trình độ, khả năng của trẻ.
=> Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập là 2 khâu có quan hệ mật thiết với
nhau. Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin để đánh giá. Đánh giá thông tin kết
quả của kiểm tra.2 khâu đó hợp thành quá trình thống nhất kiểm tra- đánh giá.
– Xem xét tình hình thực tế để đánh gí nhận xét. Như vậy việc kiểm tra sẽ
nhứng dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá trẻ.
Đánh giá trẻ mầm non: Đánh giá sự hát triển của trẻ là quá trình thu thậ
thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của
chương trình giáo dục mầm non nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và điều
chỉnh kế hoạch chăm sóc – giáo dục trẻ.

Đánh giá sự phát triển của trẻ thông qua các hoạt động, qua các giai đoạn
cho ta biết những biểu hiện về tâm sinh lý của trẻ hàng ngày, sự phát triển
toàn diện của trẻ qua từng giai đoạn, khả năng sẵn sàng, chiều hướng phát
triển của trẻ những giai đoạn tiếp theo đó coa thể hục vụ cho những mục đích
khác nhau.
Nội dung đánh giá

18

+ Tình trạng sức khỏe trẻ
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ
+ Kiến thức và kỹ năng của trẻ
Phương pháp đánh giá
Sử dụng hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:
+ Quan sát
+ Trò chuyện với trẻ
+ Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ
+ Trao đổi với phụ huynh
+ Sử dụng tình huống
+ Đánh giá qua bài tập
Phương pháp sử dụng có hiệu quả, dễ thực hiện là PP quan sát, trao đổi với
phụ huynh.
* Đánh giá theo bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
– Không đòi hỏi ở trẻ những điều trẻ hông thể làm được hoặc đánh giá thấp
khả năng của trẻ.
Hỗ trợ trẻ phát triển tối đa tiềm năng của mình
– Theo dõi sự hát triển của trẻ để điều chỉnh các tác động ích thích sự phát
triển của trẻ
– Bộ chuẩn hát triển trẻ em 5 tuổi là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung

chăm sóc, giáo dục trẻ, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động chăm sóc giáo dục
cho phù hợp với trể mẫu giáo 5 tuổi
– Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi là cơ sở để xây dựng bộ cung cụ theo đánh
giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Là căn cứ để xây dựng chương trình,
tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm
sóc, giáo dục trẻ em 5 tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ
em. Trên cơ sở đó tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà
trường, gia đình và xã hội.
II.

Giải pháp thực tế
19

BGH phối hợp cùng giáo viên xây dựng bảng công cụ theo dõi, đánh giá
sự phát triển của trẻ, phân bố các chỉ số phù hợp theo từng tháng, từng thời
kỳ. Khi giáo viên thiết kế, xây dựng và sử dụng bộ công cụ sẽ dễ dàng nhận
thấy được ưu, nhược điểm để từ đó có thể điều chinhe hù hợp với thực tiễn.
Bên cạnh đó cần có sự phân công hợp tác thwucj hiện của cả khối thì bộ công
cụ sẽ hoàn thành nhanh chóng tính phổ biến, thống nhất cao,việc thực hiện
cách đó sẽ đồng nhất dễ tiến hành, dễ kiểm tra đánh giá.
– BGH hướng dẫn giáo viên tiếp tục nghiên cứu cách gh chép, thu thập
thông tin từ trẻ; tiếp tục nghên cứu, điều chỉnh các chỉ số phù hợp với chuẩn,
lĩnh vực phát triển, mức độ nhận thực, hả năng của trẻ, hạn chế tối đa những
chỉ số mang tính định tính.
– Giáo viên đánh giá trẻ theo ngày, tháng, quý, năm
– Giáo viên đánh giá trẻ theo từng chỉ số mức độ đạt và không đạt.
CHUYÊN ĐỀ 8: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRONG GIÁO
DỤC MẦM NON
1. Những kiến thức, kỹ năng thu nhận được sau khi học tập chuyên đề.

– SK là ý kiến sinh ra từ những nhận xét mới
– Kinh nghiệm là những hiểu biết do trông thấy, nghe thấy, do từng trải mà có
Kinh nghiệm là những thứ do quy nạp và thực hiện đem lại, đã được lý và
phân loại để lập thành cơ sở của hoa học. Như vậy, nói tới kinh nghiệm là nói
tới những việc đã làm, đã có kết quả, đã được kiểm nghiệm trong thực tế,
không phải là những việc dự định hay còn trong ý nghĩ.
SKKN là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người viết tích lũy được trong
thực tiễn công tác giảng dạy và giáo dục bằng những hoạt động cụ theerddax
khắc phục được những khó hăn mà với những biện pháp thông thường không
thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác của
người giáo viên
* Những yêu cầu cơ bản đối với một SKKN:
20

+ Tính mục đích
+ Tính thực tiẽn
+ Tính sáng tạo khoa học
+ Khả năng vận dụng và mở rộng SKKN
2. Những giải pháp thực tế trong công tác viết SKKN:
– Ngươì viết SKKN phải có thực tế,phải có lý luận co sở cho việc tìm tòi biện
pháp giải quyết vấn đề
– Người viết SKKN cần có phướng pháp, biết trình báy SKNkhoa học, rõ
ràng, mạch lạc
– Người viết SKKN cần nắm vững cấu trúc cử một đề tài, biết cân nhắc, chọn
lọc, đặt tên các đề mục phù hợp nội dung, thể hiện tính logic của đề tài
– Người viết SKKN cần nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học
– Khi viết SKKN người viết thu thập đầy đủ các tư liệu, số liêu liên quan đến
kinh nghiệm trình bày. Các số liệu được chọn lọc và trình bày trong những
bảng thống kê thích hợp, có tác dụng làm nổi bật vấn đề mà tác giả muốn

chững minh và dẫn chứng.
– Mỗi cán bộ, giáo viên, biết cách vận dụng nghiên cứu ngay từ đầu năm học
để có đề tài nghiên cứu, biết thu thập minh chững ngay từ đầu năm học, vận
dụng những điểm mới để đưa vào SKKN, biết rút ra những kinh nghiệm trong
sáng kiến để đúc kết rút ra bài học kinh nghiệm.
CHUYÊN ĐỀ 9: KỸ NĂNG HƯỚNG DẪN, TƯ VẤN PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN
I. Ngững kiến thức cơ bản cho chuyên đề:
1. Những vấn đề chung về năng lực nghề nghiệp của GVMN và hướng dẫn, tư
vấn phát triển năng lực nghề nghiệp cho GVMN.
Nội dung các kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên mầm non, gồm:
a. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ:
b. kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ:

21

c. Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ:
d. Kỹ năng quản lý lớp học:
2. Quy trình lập kế hoạch và kỹ năng hướng dẫn, tư vấn.
Kế hoạch hướng dẫn, tư vấn năng lực nghề nghiệp cho giáo viên mầm non có
thiể là các chương trình hành động được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn,
chia thành các giai đoạn, các bước thời gian thực hiện, có phân bố nguồn lực,
xác định mục tiêu, biện pháp, sự chuẩn bị; triển khai thực hiện nhằm đạt được
mục tiêu, chỉ tiêu đã được đề ra.
– Các bước lập kế hoạch:
+ Bước 1: Xác định nhu cầu hướng dẫn, tư vấn của giáo viên mầm non.
+ Bước 2: Lập kế hoạch hướng dẫn, tư vấn của giáo viên mầm non.
+ Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch.
+ Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh, hướng dẫn, tư vấn, rút kinh nghiệm….

II. Giải pháp thực tế:
Hướng dẫn, tư vấn phát triển năng lực nghề nghiệp cho GVMN trong
giai đoạn hiện nay là một việc làm vô cùng thiết thực để góp phần đổi mới
giáo dục, xây dựng xã hội tốt đẹp, trong đó giáo dục đạo đức, nhân cách được
chú trọng.
Đối chiếu với yêu cầu các kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên mầm non,
tôi thấy cần rèn lyện, bồi dưỡng đạo đức nhà giáo, tình yêu trẻ lên hàng đầu,
sau đó là những kỹ năng nghề nghệp.
Hoạt động tư vấn, hướng dẫn giáo viên mầm non naaangcao kỹ năng
nghề nghệp của nhà trường cần được thực hiện dưới nhiều hình thức: mời
chuên gia về hướng dẫn cho giáo viên, tạo điều kiện cho các giáo viên tham
gia đi tập huấn các chuyên đề do phòng GD&ĐT tổ chức. Bên cạnh đó nhà
trường cũng khuyến khích các giao viên học hỏi lẫn nhau, tìm hiểu qua sách
báo, trên chuyền thông, trên mạng xã hội……Đưa hoạt động tư vấn, hướng dẫn
giáo viên mầm non nâng cao kĩ năng nghề nghiệp vào kế hoạch bồi dưỡng
thường xuyên của nhà trường.

22

CHUYÊN ĐỀ 10: TỔ CHỨC HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG THAM
GIA GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON
I. Những kiến thức cơ bản của chuyên đề:
Chuyên đề trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về vai trò của cộng
đồng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non; Mô tả nội
dung, phương pháp, hình thức tổ chức huy động cộng đồng tham gia vào
chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non và kỹ năng thực hiện hoạt động huy động
cộng đồng tham gia vào chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
II. Giải pháp thực tế:
1. Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

– Tham gia tổ chức khám sức khỏe, theo dõi sức khỏe của trẻ theo định kỳ.
– Giáo viên và cha mẹ cùng chia sẻ, trao đổi kiến thức chăm sóc sức khỏe cho
trẻ.
– Phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ, có kế hoạch và biện pháp
chăm sóc đối với trẻ suy dinh dưỡng và trẻ có khiếm khuyết.
2. Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ.
– Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, của nhớm/ lớp.
– Cha mẹ tham gia vào các hoạt động thực hiện các nội dung giáo dục trẻ phù
hợp với chương trình, cụ thể là:
+ Tạo điều kiện giúp trẻ được tự do tìm tòi khám phá trong môi trường an
toàn theo khả năng và sở thích của mình để trở thành đứa trẻ tò mò, sáng tạo;
tự tin và luôn được hạnh phúc và sở thích của mình để trở thành đứa trẻ tò
mò, sáng tạo; tự tin và luôn được hạnh phúc vì mọi người xung quanh yêu
thương, gần gũi trẻ.
+ Chú ý lôi cuốn các thành viên trong gia đình, đặc biệt các thành viên là nam
giới: ông, bố, anh, chú, bác tham gia vào việc chăm sóc và dạy trẻ.
+ Coi trọng việc phát triển, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

23

– Đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi, nhà trường cần tư vấn để bố mạ trẻ và các thành
viên trong gia đình có thể chuẩn bị cho trẻ các kỹ năng tiền đọc viết, tâm thế
sẵn sàng đi học tiểu học.
– Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức ngày lễ, ngày hội, tổ chức ngày
sinh nhật cho trẻ.
– tạo môi trường an toàn về tình cảm cho trẻ: Ở lớp, cô giáo cần tạo môi
trường thân tình, gần gũi như ở nhà. Lúc trẻ về nhà, bố mẹ nên lắng nghe
những câu chuyện của trẻ về trường lớp, các bạn hoặc hỏi han trẻ về những gì
đã xảy ra ở lớp, cố gắng động viên và khen ngợi những thay đổi tích cực của

con mình, ví dụ như thói quen ăn uống, sức khỏe, cá tính,…
3. Phối hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc  giáo dục trẻ của
trường mầm non:
– Tham gia cùng với Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra đánh giá chất lượng
chăm sóc  giáo dục diễn ra hàng ngày, trao đổi kịp thời để giáo viên có sự
điều chỉnh trong nội dung và phương pháp chăm sóc  giáo dục trẻ và phối
kết hợp với phụ huynh.
4. Tham gia xây dựng cơ sở vật chất:
– Huy động phụ huynh tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh,
làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ,…
– Khai thác các nguồn lực, các tổ chức chính trị xã hội đầu tư về cơ sở vật
chất, thiết bị,….nâng cao chất lượng chăm sóc  giáo dục trẻ.
5. Hình thức phối hợp giữa nhà trường với gia đình:
– Qua bảng thông báo, góc Tuyên truyền cho cha mẹ của nhà trường hoặc
tại mỗi nhóm lớp; thông tin tuyên truyền tới phụ huynh các kiến thức chăm
sóc  giáo dục trẻ hoặc thông báo về nội dung hoạt động; các yêu cầu của nhà
trường đối với gai đình; hoặc những nội dung mà gia đình cần phối hợp với cô
giáo trong việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
– Trao đổi thường xuyên, hằng ngày trong các giờ đón, trả trẻ.

24

– Tổ chức họp phụ huynh định kỳ (2 lần/1 năm): Thông báo cho giáo dục công
việc, thảo luận về các hình thức phối hợp giữa gia đình và nhà trường (họp
đầu năm) kết hợp phổ biến kiến thức chăm sóc  giáo dục trẻ cho cha mẹ.
– Tổ chức những buổi sinh hoạt, phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ
theo chuyện dặc biệt hoặc khi có dịch bệnh. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, cần chú
trọng các chuyên đề, các nội dung về chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, phòng
chống béo phì và suy dinh dưỡng.

– Thông qua các đợt kiểm tra sức khỏe cho trẻ.
– Thông qua các hội thi, hoạt động văn hóa văn nghệ.
– Cán bộ, giáo viên đến thăm trẻ tại nhà.
– Ghi lại những điều trẻ muốn nói để phụ huynh hiểu hơn về con.
– Phụ huynh tham quan hoạt động của trường mầm non.
– Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (đài truyền thanh,…)
6. Một số công việc giáo viên cần làm để thu hút tham gia, phối hợp của
cha mẹ:
– Lắng nghe ý kiến của cha mẹ; chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với phụ
huynh; sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức chăm sóc  giáo dục trẻ khi
gia đình có yêu cầu.
– Thông tin đầy đủ cho cha mẹ trẻ về chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở
trường bằng nhiều hình thức khác nhau: họp phụ huynh, bẳng thông báo, góc
trao đổi với phụ huynh,…

25