Chương 1: Đặt vấn đề nghiên cứu tình hình chăn nuôi heo ở Vĩnh Long doc – Tài liệu text

Chương 1: Đặt vấn đề nghiên cứu tình hình chăn nuôi heo ở Vĩnh Long doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.96 KB, 3 trang )

Đoàn Trung Hưng 3087444
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ TÀI
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang từng bước hội nhập mạnh mẽ với nền
kinh tế thế giới. Ngày 07/11/2006 chúng ta đã chính thức trở thành thành viên
thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tham gia vào sân chơi chung
này cơ hội mang đến cho nền kinh tế Việt Nam là rất lớn, nhưng bên cạnh đó
WTO cũng đặt ra không ít những thách thức cho nền kinh tế nhỏ bé của chúng ta.
Thách thức ấy càng thể hiện sâu sắc với những ngành nghề nhạy cảm và khó điều
chỉnh. Có thể nói rằng: Nông nghiệp nói chung và chăn nuôi heo nói riêng sẽ là
ngành phải chịu áp lực nhất khi chúng ta gia nhập WTO.
Chăn nuôi heo ở nước ta hiện nay đang được chú trọng và phát triển. Bởi
nhu cầu về thịt ngày càng tăng, truyền thống chăn nuôi heo ở các hộ gia đình đã
có từ lâu. Sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hóa càng tạo điều kiện
thuận lợi để thúc đẩy chăn nuôi heo ở hộ gia đình phát triển. Do vậy, chăn nuôi
heo có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
cũng như đối với nền kinh tế nói chung.
Mặt khác, với lợi thế về điều kiện tự nhiên, xã hội chăn nuôi heo đang
khẳng định cơ cấu trong ngành chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập của người
sản xuất. Xu hướng phát triển chăn nuôi heo là một tất yếu khách quan, đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội. Phát triển chăn nuôi heo ở các hộ gia đình là
góp phần đẩy mạnh quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn.
Hiện nay, chăn nuôi heo ở các hộ gia đình phát triển theo hướng tiến bộ cả
về mặt số lượng và chất lượng. Hầu hết, các hộ gia đình đều tận dụng được các
phế phụ phẩm trong sinh hoạt hằng ngày, kết hợp với các loại thức ăn công
nghiệp trên thị trường, bắt đầu đi vào chiều sâu trong chăn nuôi heo. Tuy nhiên,
chăn nuôi heo ở Vĩnh Long cũng như các địa phương khác đang gặp phải khó
khăn lớn về vốn, kỹ thuật,… Và câu hỏi đặt ra hiện nay là:
– Hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi như thế nào?

– Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi
heo và mức ảnh hưởng của chúng?
Luận văn tốt nghiệp Trang 1
Đoàn Trung Hưng 3087444
– Những khó khăn cơ bản của các hộ chăn nuôi heo ở tỉnh Vĩnh Long?
– Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi heo và nâng cao thu
nhập cho các hộ nông dân chăn nuôi heo?
Bên cạnh đó, theo thống kê của Cục Chăn nuôi (tính đến tháng 04/2009), cả
nước có khoảng 300 nghìn hộ chăn nuôi heo. Với đàn heo khoảng 26,7 triệu con
thì chăn nuôi heo trong nước không đủ phục vụ cho hơn 80 triệu dân. Trong khi
giá thịt heo trong nước vẫn còn đắt do chi phí chăn nuôi cao, thì thịt heo nhập
khẩu tiếp tục ồ ạt tràn vào thị trường. Làm sao để thịt heo trong nước nâng cao
được tính cạnh tranh với thịt ngoại nhập là câu hỏi luôn canh cánh trong lòng
những nhà chăn nuôi.
Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng có căn cứ khoa học để đưa ra
định hướng và những giải pháp giúp cho các hộ chăn nuôi heo giải quyết được
những vấn đề khó khăn mà họ đang gặp phải là hết sức thiết thực. Từ đó từng
bước giúp cho các hộ chăn nuôi heo nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình và cung
cấp một lượng thịt heo cần thiết cho đất nước. Đây là vấn đề cấp bách đang được
xã hội quan tâm một cách sâu sắc.
Xuất phát từ những lý do trên tôi tiến hành tìm hiểu đề tài: “Nghiên cứu
thực trạng chăn nuôi heo ở Vĩnh Long giai đoạn từ 2005 đến 2009”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung của đề tài
Khảo sát thực trạng, đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi heo ở tỉnh
Vĩnh Long. Phân tích những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề đặt ra với việc
chăn nuôi heo. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
chăn nuôi heo ở địa phương, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh vừa phù
hợp với khả năng của các hộ chăn nuôi.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

– Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả chăn nuôi
heo cho các hộ chăn nuôi của tỉnh.
– Khảo sát thực trạng chăn nuôi heo ở địa phương. Phân tích hiệu quả chăn
nuôi heo ở tỉnh Vĩnh Long. Trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân và những yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi heo.
Luận văn tốt nghiệp Trang 2
Đoàn Trung Hưng 3087444
– Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi heo ở hộ gia
đình theo hướng sản xuất hàng hóa.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
– Đề tài xác định hộ gia đình, các trang trại, gia trại chăn nuôi heo là đối
tượng nghiên cứu, các vấn đề liên quan đến hiệu quả chăn nuôi heo ở các hộ gia
đình cũng được đề cập trong đề tài.
– Đề tài tập trung phân tích, đánh giá kết quả và hiệu quả của việc chăn nuôi
heo ở các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
– Đề tài tiến hành nghiên cứu việc chăn nuôi heo của các hộ gia đình, sự
hợp tác trong chăn nuôi heo của các hộ với nhau, của hộ chăn nuôi với các nhà
cung cấp dịch vụ đầu vào, của hộ chăn nuôi với những người thu gom, chế biến
và tiêu thụ.
– Phân tích điều kiện của các hộ trong việc phát triển chăn nuôi heo.
– Đánh giá hiệu quả sản xuất của loại hình chăn nuôi theo quy mô.
– Đề xuất các phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất
cho các hộ gia đình chăn nuôi heo.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Điều tra thu thập số liệu về tình hình chăn nuôi heo ở tỉnh Vĩnh Long.
1.3.2.3. Thời gian thực hiện đề tài
– Thông tin thứ cấp: Tìm hiểu tình hình chăn nuôi heo thịt ở các hộ gia đình,

trang trại trong 5 năm từ 2005 đến 2009.
Luận văn tốt nghiệp Trang 3

– Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôiheo và mức ảnh hưởng của chúng?Luận văn tốt nghiệp Trang 1Đoàn Trung Hưng 3087444- Những khó khăn cơ bản của các hộ chăn nuôi heo ở tỉnh Vĩnh Long?- Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi heo và nâng cao thunhập cho các hộ nông dân chăn nuôi heo?Bên cạnh đó, theo thống kê của Cục Chăn nuôi (tính đến tháng 04/2009), cảnước có khoảng 300 nghìn hộ chăn nuôi heo. Với đàn heo khoảng 26,7 triệu conthì chăn nuôi heo trong nước không đủ phục vụ cho hơn 80 triệu dân. Trong khigiá thịt heo trong nước vẫn còn đắt do chi phí chăn nuôi cao, thì thịt heo nhậpkhẩu tiếp tục ồ ạt tràn vào thị trường. Làm sao để thịt heo trong nước nâng caođược tính cạnh tranh với thịt ngoại nhập là câu hỏi luôn canh cánh trong lòngnhững nhà chăn nuôi.Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng có căn cứ khoa học để đưa rađịnh hướng và những giải pháp giúp cho các hộ chăn nuôi heo giải quyết đượcnhững vấn đề khó khăn mà họ đang gặp phải là hết sức thiết thực. Từ đó từngbước giúp cho các hộ chăn nuôi heo nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình và cungcấp một lượng thịt heo cần thiết cho đất nước. Đây là vấn đề cấp bách đang đượcxã hội quan tâm một cách sâu sắc.Xuất phát từ những lý do trên tôi tiến hành tìm hiểu đề tài: “Nghiên cứuthực trạng chăn nuôi heo ở Vĩnh Long giai đoạn từ 2005 đến 2009”.1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI1.2.1. Mục tiêu chung của đề tàiKhảo sát thực trạng, đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi heo ở tỉnhVĩnh Long. Phân tích những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề đặt ra với việcchăn nuôi heo. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảchăn nuôi heo ở địa phương, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh vừa phùhợp với khả năng của các hộ chăn nuôi.1.2.2. Mục tiêu cụ thể- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả chăn nuôiheo cho các hộ chăn nuôi của tỉnh.- Khảo sát thực trạng chăn nuôi heo ở địa phương. Phân tích hiệu quả chănnuôi heo ở tỉnh Vĩnh Long. Trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân và những yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi heo.Luận văn tốt nghiệp Trang 2Đoàn Trung Hưng 3087444- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi heo ở hộ giađình theo hướng sản xuất hàng hóa.1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1. Đối tượng nghiên cứu- Đề tài xác định hộ gia đình, các trang trại, gia trại chăn nuôi heo là đốitượng nghiên cứu, các vấn đề liên quan đến hiệu quả chăn nuôi heo ở các hộ giađình cũng được đề cập trong đề tài.- Đề tài tập trung phân tích, đánh giá kết quả và hiệu quả của việc chăn nuôiheo ở các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.1.3.2. Phạm vi nghiên cứu1.3.2.1. Phạm vi về nội dung- Đề tài tiến hành nghiên cứu việc chăn nuôi heo của các hộ gia đình, sựhợp tác trong chăn nuôi heo của các hộ với nhau, của hộ chăn nuôi với các nhàcung cấp dịch vụ đầu vào, của hộ chăn nuôi với những người thu gom, chế biếnvà tiêu thụ.- Phân tích điều kiện của các hộ trong việc phát triển chăn nuôi heo.- Đánh giá hiệu quả sản xuất của loại hình chăn nuôi theo quy mô.- Đề xuất các phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuấtcho các hộ gia đình chăn nuôi heo.1.3.2.2. Phạm vi về không gianĐiều tra thu thập số liệu về tình hình chăn nuôi heo ở tỉnh Vĩnh Long.1.3.2.3. Thời gian thực hiện đề tài- Thông tin thứ cấp: Tìm hiểu tình hình chăn nuôi heo thịt ở các hộ gia đình,trang trại trong 5 năm từ 2005 đến 2009.Luận văn tốt nghiệp Trang 3