Chuỗi cung ứng là gì ? Supply Chain
“Chuỗi cung ứng” (Supply Chain (Chuỗi cung ứng) hay thường nhầm lẫn là Logistics) là một hệ thống bao gồm các tổ chức, con người và các hoạt động, các nguồn lực liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm (hoặc dịch vụ) từ tay người cung cấp, (hoặc nhà sản xuất) đến khách hàng (người tiêu dùng). Còn được gọi là hoạt động vận chuyển từ B to C, từ Bussiness đến Customer.
“Quản trị chuỗi cung ứng” bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng,sản xuấtvà tất cả các hoạt động quản trị logistics. Ở mức độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng. Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty với nhau. Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các chức năng kinh doanh và các qui trình kinh doanh chính yếu bên trong công ty và của các công ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về qui trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.”
Một chuỗi cung ứng hợp nhất hiện nay có thể mô tả theo như hình vẽ dưới đây:
Tóm lại: Khái niệm chuỗi cung ứng rộng hơn và bao gồm cả Logistics và quá trình sản xuất. Ngoài ra, chuỗi cung ứng chú trọng hơn đến hoạt động mua hàng (procurement) trong khi Logistics giải quyết về chiến lược và phối hợp giữa marketing và sản xuất.
Vai trò của chuỗi cung ứng
“Bạn có biết một bộ quần áo phải trải qua những gì để đến tay bạn không?. Đó là một hành trình dài kết hợp từ rất nhiều khâu khác nhau như: Các nhà cung cấp nguyên vật liệu (vải, chỉ, phụ liệu…), các nhà máy, xưởng gia công vải theo mẫu mã, các hệ thống phương tiện vận chuyển từ công xưởng đến công ty chính, các đại lý, cửa hàng bán sỉ, bán lẻ và cuối cùng mới tới tay chúng ta.
Ví dụ trên cho thấy, chuỗi cung ứng tham gia vào gần như tất cả mọi hoạt động sống diễn ra hàng ngày trên thế giới này. Vấn đề ở đây là bạn quản lý chuỗi cung ứng này như thế nào để mang lại hiệu quả và doanh thu cao nhất cho công ty của mình?
Một vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp cũng như các cá nhận hoạt đông trong ngành xuất nhập khẩu là việc phải quản trị chuỗi cung ứng như thế nào? Yếu tố này có liên quan sống còn đến việc doanh thu của công ty tăng trưởng hay bị tụt dốc? Chi phí hoạt động được giảm bớt hay đang đội lên?
Yêu cầu này đang góp phần làm nhu cầu nhân lực hoạt động trong chuỗi cung ứng tăng lên, cũng như đang tạo ra nhiều việc làm cho người lao động Việt hơn.
Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực chuỗi cung ứng
Tuy còn non trẻ, nhưng hiện nay quản trị chuỗi cung ứng tại Việt Nam đang mở ra cơ hội việc làm cho rất nhiều bạn trẻ.
Lĩnh vực này thực sự là một cơ hội cho các bạn tìm kiếm cơ hội để trở thành chuyên viên dự báo nguồn hàng, nhà hoạch định và điều phối nguồn nguyên vật liệu…cho đến nhà hoạch định chiến lược của doanh nghiệp.
Sự khác nhau giữa logistics và chuỗi cung ứng
Sự khác biệt của Logistics và Supply Chain (Chuỗi cung ứng) chain được mô tả dưới bảng sau:
Tiêu chí
Logistics
Supply Chain (Chuỗi cung ứng)
Mục tiêu
Giảm chi phí logistics, tăng chất lượng dịch vụ.
Giảm chi phí toàn thể, tăng hoạt động bên ngoài như hợp tác và phối hợp với các đối tác khác. Do đó tăng hiệu quả hoạt động của toàn doanh nghiệp.
Công việc
Vận tải, kho bãi, dự báo, giao nhận, dịch vụ…
Gồm tất cả hoạt động của logistics và các hoạt động khác như: quản trị nguồn cung, sản xuất, hợp tác với khách hàng.
Phạm vi hoạt động
Trong lòng doanh nghiệp.
Cả trong và ngoài.
Tầm ảnh hưởng
Ngắn, trung hạn.
Dài hạn.
Sự cần thiết của một chuỗi cung ứng toàn diện với hiệu quả và hiệu suất cao
Với chuỗi cung ứng hoàn hảo, doanh nghiệp sẽ có được nhiều lợi thế cạnh tranh trong đó có thể kể đến lợi thế về chi phí, giá thành trên một đơn vị sản phẩm, kèm theo đó là khả năng đáp ứng đơn hàng của khách hàng. Ngày nay, nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp quyết định tự cung tự cấp và tự làm mọi thứ để kinh doanh sẽ giúp họ đến gần với vực thẳm hơn. Vì để đầu tư một bộ máy làm việc với nhiều bộ phận để hoàn thành một sản phẩm, họ phải gánh trên mình một khoảng phí khổng lồ. Trong đó là chưa kể đến năng lực sản xuất và công nghệ mà họ đang sở hữu.
Thay vì vậy, hãy kết bạn và liên kết với các đối tác khác mà ở đó họ sẽ làm tốt hơn và thậm chí có thể cung cấp với mức phí thấp hơn rất nhiều. Giả sử, ở mỗi công đoạn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm, nhà cung cấp có thể giúp tiết kiệm 10% chi phí thì ở thành phẩm cuối cùng chi phí có thể giảm được 10%, một lợi ích nữa là giúp giảm mức đầu tư cho sản xuất ở các công đoạn đó.
Beer Game và Hiệu ứng Bullwhip
Chuỗi cung ứng hoàn hảo sẽ không dễ dàng có được nếu không có sự gắn kết chặt chẽ giữa các nhà cung cấp với nhau. Trò chơi Beer Game và mô hình Bullwhip ví dụ cho sự khó khăn trong chuỗi cung ứng. Ở đó các nhà cung cấp phải quản lý dòng thông tin, sản phẩm và tài chính một cách chặt chẽ nhất có thể để tránh tổn thất và duy trì mức lời nhất có thể cho toàn chuỗi.
Trong một chuỗi cung ứng, có rất nhiều yếu tố tác động đến tính hiệu quả của nó, ở đây chúng ta có thể nhắc đến một đại diện có sự ảnh hưởng đó là dự báo nhu cầu (Demand forcasting). Đó là một vài con số nói lên số lượng và thời gian mà khách hàng cần hàng hóa. Con số này nếu quá lớn sẽ ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp dẫn đến không có lời hoặc thậm chí là lỗ, nếu quá nhỏ sẽ không đủ cung cấp cho khách hàng dẫn đến việc khách hàng bắt buộc phải đổi nhà cung cấp khác cũng làm cho tình hình tồi tệ hơn.
Vậy phải làm sao? Chắc chắn là doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho việc nghiên cứu thị trường bên cạnh việc có những nỗ lực cần thiết để duy trì một chuỗi cung ứng hoàn hảo nhất có thể!!!!