Chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hòa là gì
6. Những thách thức mà các doanh nghiệp có thể gặp phải khi đăng ký chứng nhận chất lượng sản phẩm
5. Các bước cần thực hiện để có được chứng nhận chất lượng sản phẩm
Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa là lời khẳng định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Qua đó, làm tiền đề giúp doanh nghiệp có được uy tín và tiến xa hơn trong thị trường khu vực và quốc tế. Trong bài viết hôm nay, Oz Việt nam sẽ chia sẻ với các bạn về lợi ích kinh tế của chứng nhận chất lượng sản phẩm này đối với các doanh nghiệp.
1. Giới thiệu về chứng nhận chất lượng sản phẩm
CQ (Certificate of Quality) là giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa đạt chuẩn theo yêu cầu đánh giá của nước sản xuất hoặc quốc tế. Đây là phương thức nhằm chứng minh sản phẩm, hàng hóa đã được sản xuất đạt tiêu chuẩn, có công bố kèm theo.
Hiện nay, cơ quan chức năng của nước ta căn cứ theo tiêu chuẩn ISO hoặc IEC Guide 65:1996 để cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa cho doanh nghiệp. Tuy không bắt buộc trong tờ khai hải quan nhưng chứng chỉ CQ vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong các giao dịch, mua bán hàng hóa.
Đây là bằng chứng với khách hàng về sự an toàn, đạt chuẩn của sản phẩm. Đặc biệt, đối với một số mặt hàng trong nhóm quy định, đây là loại giấy tờ cần có và bắt buộc.
2. Tầm quan trọng của chứng nhận chất lượng sản phẩm
Mỗi doanh nghiệp muốn tiến xa thì chứng nhận chất lượng sản phẩm là tấm giấy thông hành đầu tiên cần đạt được. Bởi chứng nhận này có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối sự tin tưởng giữa doanh nghiệp, khách hàng và cơ quan nhà nước. Theo đó, 3 chủ thể này cũng chính là khởi nguồn cho việc doanh nghiệp buộc phải đăng ký chứng nhận chất lượng sản phẩm.
- Nguyên nhân xuất phát từ phía nhà nước
Hiện nay, thị trường hàng hóa rất đa dạng với đủ các loại hình và chất lượng khác nhau, đặc biệt là sự gây nhiễu loạn thị trường của hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Đây là thách thức rất lớn đối với các cơ quan nhà nước trong việc kiểm soát, quản lý hàng hóa.
Trước vấn đề này, một trong những giải pháp được nhà nước đưa ra đó là yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị đăng ký và công bố chất lượng sản phẩm công khai qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
Theo đó, khi đăng ký chứng nhận, doanh nghiệp sẽ phải cung cấp thông tin về phương tiện đo chuẩn đo lường được sử dụng cho các chỉ tiêu liên quan đến sản phẩm của họ.
Dựa trên thông tin được cung cấp, các tổ chức, cơ quan nhà nước sẽ có trách nhiệm quản lý hoạt động kiểm định hiệu chuẩn và thử nghiệm phương tiện đo chuẩn đo lường. Qua đó, đảm bảo việc kiểm định an toàn về tiêu chuẩn đo lường chất lượng được thực hiện một cách chính xác.
Đồng thời, đảm bảo rằng các phương tiện đo chuẩn đo lường này đủ tiêu chuẩn giúp các doanh nghiệp chứng minh tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm.
Sau khi đăng ký chứng nhận, doanh nghiệp vẫn phải luôn thực hiện các biện pháp để nâng cao và duy trì hiệu quả của mọi khâu liên quan đến chất lượng sản phẩm. Điều đó sẽ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp luôn tốt, phù hợp với tiêu chuẩn.
Đồng thời, tránh được khoản phạt khi gặp đoàn kiểm định sản phẩm hàng hóa của mình.
- Nguyên nhân xuất phát từ phía doanh nghiệp
Sự đa dạng, phong phú của hàng hóa trên thị trường tạo nên sức cạnh tranh vô cùng lớn giữa các doanh nghiệp. Do đó, việc không ngừng nâng cao uy tín, xây dựng tốt hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Điều đó tạo nên sự khác biệt giữa mặt hàng của doanh nghiệp đó với vô vàn những thứ tương tự khác.
Để đạt được những điều đó, việc đảm bảo hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, an toàn về chất lượng và giá cả cạnh tranh phải được ghi nhận và được cơ quan nhà nước kiểm chứng. Điều này là nguyên nhân dẫn đến nhu cầu đăng ký chất lượng sản phẩm.
- Nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng
Đối với người tiêu dùng, mối quan tâm về chất lượng sản phẩm là điều tiên quyết khi họ quyết định đến với sản phẩm đó. Điều 17 Nghị quyết số 51/2001/QH10 quy định rõ rằng người tiêu dùng được quyền tiếp cận mọi thông tin liên quan đến chất lượng sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Đó là cơ sở để người tiêu dùng có thêm căn cứ để chú trọng vào chất lượng sản phẩm.
Do vậy, việc xin giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa của mình được thực hiện càng nhanh sẽ giúp doanh nghiệp sớm chiếm được lòng tin của khách hàng.
Tầm quan trọng của chứng nhận chất lượng sản phẩm
Mục Lục
3. Lợi ích của chứng nhận chất lượng sản phẩm đối với khách hàng
Dưới đây là một số lợi ích điển hình mà giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa mang lại cho khách hàng.
3.1. Tăng cường niềm tin và uy tín của thương hiệu
Chứng nhận chất lượng sản phẩm được cấp phép, chứng nhận bởi các cơ quan chức năng về chất lượng, sự an toàn của sản phẩm. Qua đó là cơ sở để khán giả đánh giá một cách khách quan và tin tưởng về chất lượng sản phẩm mà họ mua. Điều này đồng thời tạo ra một ấn tượng tích cực về thương hiệu sản phẩm và giúp xây dựng một mối quan giữa khách hàng và thương hiệu.
3.2. Giúp tăng doanh số và khách hàng trung thành
Bất kỳ ai trong số chúng ta khi mua một sản phẩm gì đều cân nhắc đến chất lượng và tác dụng đúng mà sản phẩm đó mang lại. Do vậy, sản phẩm được kiểm chứng về chất lượng sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn và đem lại niềm tin của khách hàng về chính sản phẩm đó. Đồng thời, khách hàng lớn sẽ đem lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp.
3.3. Tiết kiệm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất
Quá trình đăng ký chứng nhận chất lượng sản phẩm thường yêu cầu doanh nghiệp cải thiện và nâng cao quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm. Các tiêu chí đặt ra trong quá trình đăng ký chất lượng sản phẩm thường yêu cầu các doanh nghiệp sử dụng các nguyên liệu tốt hơn, cải thiện quy trình sản xuất, giảm thiểu sai sót trong quá trình sản xuất.
Trước những thách thức của quá trình chứng nhận chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo quy trình sản xuất và giá cả tối ưu để cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, khi mua sắm tại các cơ sở uy tín, có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa, người tiêu dùng sẽ vẫn đảm bảo mua được hàng có chất lượng với giá cả phải chăng.
3.4. Tạo lợi thế cạnh tranh và định vị thương hiệu trong thị trường.
Giữa vô vàn sản phẩm, việc được khẳng định chất lượng sẽ nâng tầm vị thế của sản phẩm trong thị trường. Qua đó, giúp sản phẩm của doanh nghiệp có thể cạnh tranh, đứng vững giữa các dòng sản phẩm cạnh tranh không có chứng nhận tương tự.
Việc có giấy chứng nhận chất lượng sớm sẽ giúp sản phẩm cạnh tranh tốt và sớm chiếm lĩnh, định vị được thương hiệu sớm trong thị trường.
Lợi ích của chứng nhận chất lượng sản phẩm đối với khách hàng
4. Những tiêu chuẩn chứng nhận chất lượng sản phẩm phổ biến hiện nay
Việc kiểm soát sản xuất sao cho đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như những quy định về các hoạt động liên quan đều được căn cứ dựa trên các bộ tiêu chuẩn sau:
- GMP: là hệ thống nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với những cơ sở sản xuất và chế biến dược phẩm, thực phẩm. Bộ tiêu chuẩn này đưa ra những yêu cầu nhằm kiểm soát tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến các khâu trong quy trình hình thành sản phẩm.
- HACCP: là hệ thống phân tích rủi ro và điểm kiểm soát giới hạn. Đây là căn cứ để đánh giá các mối nguy, tạo ra các hệ thống tập trung vào việc phòng ngừa thay vì chỉ thử nghiệm thành phẩm.
- ISO 22000: là bộ tiêu chuẩn do ISO ban hành vào tháng 9/2005 về hệ thống an toàn thực phẩm dựa trên nền tảng của HACCP. Nó được thiết kế để hỗ trợ các tổ chức trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm trên toàn bộ chuỗi cung ứng của họ,từ sản xuất đến phân phối và tiêu thụ.
- IFS Food: là bộ tiêu chuẩn được công nhận toàn cầu để kiểm tra an toàn thực tập và chất lượng các quy trình và sản phẩm của các nhà sản xuất thực phẩm.
- BRC: là một bộ tiêu chuẩn toàn cầu dành cho các nhà sản xuất và nhà cung cấp thực phẩm. Nó tập trung vào an toàn thực phẩm, đảm bảo các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về toàn thực phẩm của các nhà bán lẻ và người tiêu dùng.
Những tiêu chuẩn chứng nhận chất lượng sản phẩm phổ biến hiện nay
5. Các bước cần thực hiện để có được chứng nhận chất lượng sản phẩm
Để có được chứng nhận chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ thật tốt và trải qua một quy trình kiểm định khắt khe. Cụ thể:
5.1. Hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm
Mỗi doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại tài liệu sau đối với dòng sản phẩm cần kiểm định:
- Giấy yêu cầu chứng nhận
- Sơ đồ tóm tắt tổ chức của doanh nghiệp
- Các tài liệu liên quan đến đặc tính kỹ thuật của sản phẩm
- Kế hoạch sản xuất và kiểm định chất lượng
- Kế hoạch kiểm soát các phương tiện thử nghiệm, đo lường
- Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu của phòng thử nghiệm được công nhận
5.2 Quy trình chứng nhận sản phẩm
Quy trình chứng nhận sản phẩm sẽ được tổ chức thực hiện sau khi đã thống nhất với cơ sở về cách đánh giá và các yêu cầu khác liên quan. Các bước trong quy trình chứng nhận như sau:
- Bước đầu tiên là xác định sự đầy đủ đối với các loại hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp
- Tiếp theo là đánh giá sơ bộ về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở.
- Tiếp đến là đánh giá chính thức bao gồm đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của cơ sở và việc lấy mẫu và đánh giá mẫu điển hình của cơ sở đó.
- Bước tiếp theo là báo cáo đánh giá và cấp chứng nhận
- Bước cuối cùng là giám sát hậu kỳ sau chứng nhận (định kỳ là 9 tháng/1 lần).
Các bước cần thực hiện để có được chứng nhận chất lượng sản phẩm
6. Những thách thức mà các doanh nghiệp có thể gặp phải khi đăng ký chứng nhận chất lượng sản phẩm
Trong quá trình đăng ký chứng nhận, có rất nhiều khó khăn mà các doanh nghiệp có thể gặp phải. Cụ thể:
- Chi phí: Các chi phí để đăng ký được chất lượng sản phẩm có thể gây ra tốn kém đối với doanh nghiệp nhỏ. Cụ thể sẽ bao gồm phí đăng ký, phí kiểm tra, phí gia hạn và phí đào tạo.
- Thời gian: Quá trình đăng ký chứng nhận chất lượng có thể phải thực hiện trong khoảng thời gian khá dài. Do vậy, nếu doanh nghiệp không chuẩn bị kỹ, quá trình này có thể kéo dài và ảnh hưởng đến năng suất sản xuất và doanh thu của doanh nghiệp.
- Thủ tục phức tạp: Việc đăng ký chứng nhận chất lượng sản phẩm yêu cầu nhiều thủ tục phức tạp cũng như nhiều tài liệu cần chuẩn bị kỹ lưỡng theo quy định của pháp luật.
- Hạn chế tài nguyên: Đôi khi doanh nghiệp không có đủ tài nguyên để thực hiện đầy đủ quy trình đăng ký chất lượng sản phẩm. Ví dụ như không đủ nhân lực hoặc thiết bị để thực hiện các bước kiểm tra và đánh giá sản phẩm.
- Không đáp ứng được tiêu chuẩn: Nếu sản phẩm của doanh nghiệp không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng yêu cầu, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rủi ro mất danh tiếng. Thậm chí, bị phạt vì vi phạm các quy định liên quan đến chất lượng sản phẩm.
Trên đây là những lợi của của chứng nhận chất lượng sản phẩm đối với doanh nghiệp mà chúng tôi đã đúc kết và trình bày tới các bạn. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn hiểu hơn về ý nghĩa của chứng nhận này đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Nếu bạn có nhu cầu muốn đăng ký chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp của mình thì liên hệ với Oz Việt Nam nhé.
Đánh giá post