Chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa | 5 lưu ý cần biết
Nội dung chính[Ẩn]
Để thương mại sản phẩm, hàng hóa trên thị trường, doanh nghiệp cần phải thực hiện chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa đấy phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn mà nhà nước hoặc quốc tế quy định. Để đạt được giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm, Quý doanh nghiệp cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục Lục
1. Chứng nhận chất lượng sản phẩm là gì?
Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa hay còn gọi là C/Q (Certificate of Quality) là loại giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn của nước sản xuất hoặc tiêu chuẩn quốc tế.
Tại Việt Nam có 2 hình thức chứng nhận chất lượng hàng hóa chính: Chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy
Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng trong nước hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. Chứng nhận này được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức/cá nhân, về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện, tuy nhiên trong một số trường hợp khách hàng yêu cầu thì nó trở thành bắt buộc. Phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn là do tổ chức/cá nhân chứng nhận hợp chuẩn hoặc tổ chức/cá nhân công bố hợp chuẩn quyết định nhưng phải phù hợp với từng sản phẩm để đảm bảo độ chính xác.
Chứng nhận hợp quy (hoạt động bắt buộc) là hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thật tương ứng, được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý của Nhà nước (ở Trung ương hoặc địa phương), thường là các chứng nhận liên quan đến các vấn đề an toàn, vệ sinh, môi trường (Công bố hợp quy). Phương thức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Hướng đến sự thành công bằng Chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa
✍ Xem thêm: Cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001
2. Đối tượng cần chứng nhận chất lượng sản phẩm?
Như đã đề cập ngay tại phần đầu, tất cả các doanh nghiệp/cá nhân muốn thương mại sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp mình trên thị trường cần phải thực hiện chứng nhận chất lượng cho sản phẩm của mình. Hãy liên hệ Vinacontrol CE để được đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm hỗ trợ 1 cách chi tiết và chính xác nhất. Liên hệ ngày: 1800.6083 (miễn phí hoàn toàn cước thoại)
3. Phân biệt giấy chứng nhận CO & CQ thế nào?
- CO và CQ là 2 loại giấy tờ rất quan trọng và được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung để làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu và một số công việc khác có liên quan.
- Dưới đây là một số đặc điểm của CO và CQ để bạn có thể phân biệt và hiểu đúng về chúng:
CO
CQ
Định nghĩa
CO (Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa, sản phẩm
CQ (Certificate of Quality) là giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm
Mục đích sử dụng
Chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm hàng hóa là phù hợp với những quy định của pháp luật hiện hành.
Đáp ứng yêu cầu hợp pháp về thuế quan.
Chứng minh sản phẩm, hàng hóa đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn chất lượng (đã công bố kèm theo hàng hóa).
Cơ quan cấp phát
Bộ công thương là cơ quan có thẩm quyền cấp phát giấy chứng nhận CO và CQ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể ủy quyền cho các cơ quan, tổ chức khác.
Chất lượng sản phẩm tạo dựng nên niềm tin vững trắc
4. Lợi ích khi đạt chứng nhận CQ – Chứng nhận chất lượng sản phẩm
- Được sử dụng dấu chứng nhận chất lượng trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường;
- Minh chứng cho sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp bạn đảm bảo an toàn, chất lượng và đáp ứng đúng các yêu cầu trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Minh chứng cho doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các yêu cầu về pháp luật, tránh các đợt kiểm tra pháp lý ban ngành;
- Là minh chứng hữu hiệu giúp doanh nghiệp tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp và uy tín trong mắt khách hàng và đối tác;
- Đáp ứng yêu cầu đến từ khách hàng, thuận tiện cho công tác nộp thầu dự án;
- Giúp tối ưu hóa chi phí sản xuất kinh doanh do hạn chế được tối đa các chi phí xử lý sai sót, lỗi hỏng trong quá trình sản xuất;
- Nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của doanh nghiệp;
- Tạo cơ hội lớn cho hàng hóa, sản phẩm của chúng ta vươn ra thị trường thế giới.
Mẫu giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm do Vinacontrol CE cấp cho doanh nghiệp
5. Quy trình cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm?
– Bước 1: Trao đổi thông tin với khách hàng
Việc trao đổi thông tin với khách hàng sẽ giúp Vinacontrol CE nắm được những thông tin cần thiết cũng như có được những thống nhất ban đầu với khách hàng để thực hiện theo đúng yêu cầu của khách hàng.
– Bước 2: Đánh giá sơ bộ và kiểm tra những tài liệu liên quan
Sau khi đã trao đổi thông tin với khách hàng, tổ chức chứng nhận đánh giá sơ bộ và kiểm tra những tài liệu liên quan để giúp các doanh nghiệp tìm ra những thiếu sót trong khâu chuẩn bị tài liệu và kịp thời điều chỉnh.
– Bước 3: Đánh giá chính thức
Đoàn kiểm tra sẽ kiểm tra và thẩm định thực tế, đối chiếu sự phù hợp giữa hồ sơ và thực tế để có những điều chỉnh thích hợp nhất. Sau đó, sẽ có một buổi họp thống nhất ý kiến với doanh nghiệp.
– Bước 4: Thẩm xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận
Sau khi đã xem xét thấy hồ sơ tài liệu là phù hợp với thực tế thì Vinacontrol CE sẽ tiến hành cấp chứng nhận cho doanh nghiệp.
– Bước 5: Đánh giá chứng nhận định kỳ
Vinacontrol CE sẽ thực hiện đánh giá doanh nghiệp về việc đảm bảo tuân thủ, duy trì các yêu cầu trong tiêu chuẩn chứng nhận để duy trì hiệu lực của giấy chứng nhận.
Vinacontrol CE – Tổ chức được Nhà nước chỉ định đánh giá chứng nhận chất lượng sản phẩm trên toàn quốc. Là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực thử nghiệm, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, Vinacontrol CE luôn hướng đến sự thành công cho doanh nghiệp hợp tác. Với hệ thống văn phòng trên khắp cả nước cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm từ 8-10 năm luôn sẵn sàng tư vấn cho doanh nghiệp từ thủ tục, quy trình đến công bố chất lượng sản phẩm. Hãy liên hệ ngay với Vinacontrol CE qua hotline miễn cước 1800.6083 hoặc email [email protected] để được tư vấn cụ thể nhất.