Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp có phải là yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên không?
Một loạt Thông tư quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Khi những Thông tư này chính thức có hiệu lực từ ngày 20-3-2021, nhiều giáo viên đã đặt ra câu hỏi về đối tượng phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Ai bắt buộc phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp? Có phải mọi giáo viên đều phải thi chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hay không? Sau đây là một số thông tin giải đáp mời quý thầy cô theo dõi.
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp cần thiết khi nào?
Quy định về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp được chia ra thành các phần khác nhau theo các cấp giáo dục.
Giáo viên mầm non
Từ sau ngày 20.03.2021, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I, hạng II, hạng III và hạng IV được quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT.
Để được bổ nhiệm vào vị trí giáo viên mầm non hạng I mới, giáo viên cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng I.
Tương tự,
+ Để được bổ nhiệm vào vị trí giáo viên mầm non hạng II mới, giáo viên cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng II. Do đó, bạn cần đăng ký học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng 2 khi muốn thăng từ hạng III mới lên hạng II mới hoặc giữ hạng II cũ sang hạng II mới.
+ Để được bổ nhiệm vào vị trí giáo viên mầm non hạng III mới, giáo viên cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III. Lưu ý, đối với giáo viên mới được tuyển dụng vào giáo viên mầm non hạng III sau ngày 20/03/2021, thì giáo viên phải nộp chứng chỉ trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng.
Riêng giáo viên mầm non hạng IV thì không cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp khi thăng lên hạng III.
** Vì sao có trường hợp giáo viên mầm non hạng II cũ được bổ nhiệm vào hạng III mới mà không giữ được hạng II mới? Đó là khi giáo viên hạng II cũ không đáp ứng đủ điều kiện để được bổ nhiệm lên hạng II mới. Để được bổ nhiệm, giáo viên cần hoàn thành yêu cầu điều kiện bổ nhiệm và có chứng chỉ theo yêu cầu.
Giáo viên tiểu học
Từ sau ngày 20.03.2021, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I, hạng II, hạng III và hạng IV được quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT.
Để được bổ nhiệm vào vị trí giáo viên tiểu học hạng I mới, giáo viên cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng I.
Tương tự,
+ Để được bổ nhiệm vào vị trí giáo viên tiểu học hạng II mới, giáo viên cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng II.
+ Để được bổ nhiệm vào vị trí giáo viên tiểu học hạng III mới, giáo viên cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III. Lưu ý, đối với giáo viên mới được tuyển dụng vào giáo viên tiểu học hạng III sau ngày 20/03/2021, thì giáo viên phải nộp chứng chỉ trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng.
Riêng giáo viên tiểu học hạng IV thì không cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp khi thăng lên hạng III.
Tương tự như giáo viên mầm non, nếu giáo viên tiểu học hạng II theo quy định cũ không đáp ứng được điều kiện chức danh nghề nghiệp hạng II theo quy định mới thì sẽ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hạng III cho đến khi đáp ứng điều kiện về tiêu chuẩn bổ nhiệm.
** Nên thi chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tiểu học ở đâu?
Giáo viên THCS
Từ sau ngày 20.03.2021, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I, hạng II, hạng III được quy định tại Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT.
Để được bổ nhiệm vào vị trí giáo viên THCS hạng I mới, giáo viên cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng I.
Tương tự,
+ Để được bổ nhiệm vào vị trí giáo viên THCS hạng II mới, giáo viên cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng II.
+ Để được bổ nhiệm vào vị trí giáo viên THCS hạng III mới, giáo viên cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III. Lưu ý, quy định này chỉ áp dụng đối với giáo viên mới được tuyển dụng vào giáo viên THCS hạng III sau ngày 20/03/2021. Đồng thời, giáo viên phải nộp chứng chỉ trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng.
Riêng giáo viên THCS hạng III cũ thì không cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III mới vẫn có thể giữ chức danh nghề nghiệp hạng III theo quy định tại Khoản 5 Điều 10 Thông tư 03/2021.
Nếu giáo viên THCS hạng II cũ không đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II mới thì sẽ giữ chức danh nghề nghiệp hạng III mới cho đến khi đạt tiêu chuẩn. Điều này cũng tương tự với giáo viên THCS hạng I cũ không đủ điều kiện cho chức danh nghề nghiệp hạng I mới.
Giáo viên THPT
Từ sau ngày 20.03.2021, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng I, hạng II, hạng III được quy định tại Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT.
Để được bổ nhiệm vào vị trí giáo viên THPT hạng I mới, giáo viên cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng I.
Tương tự,
+ Để được bổ nhiệm vào vị trí giáo viên THPT hạng II mới, giáo viên cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng II.
+ Để được bổ nhiệm vào vị trí giáo viên THPT hạng III mới, giáo viên cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III. Lưu ý, quy định này chỉ áp dụng đối với giáo viên mới được tuyển dụng vào giáo viên THPT hạng III sau ngày 20/03/2021. Đồng thời, giáo viên phải nộp chứng chỉ trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng.
Riêng giáo viên THPT hạng III cũ thì không cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III mới vẫn có thể giữ chức danh nghề nghiệp hạng III theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 Thông tư 04/2021.
Nếu giáo viên THPT hạng II cũ không đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II mới thì sẽ giữ chức danh nghề nghiệp hạng III mới cho đến khi đạt tiêu chuẩn. Điều này cũng tương tự với giáo viên THPT hạng I cũ không đủ điều kiện cho chức danh nghề nghiệp hạng I mới.
Giáo viên tất cả các cấp đều cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp để được thăng lên hạng cao hơn.
Để đăng ký khóa học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp nhanh chóng, thủ tục đơn giản, quý thầy cô hãy liên hệ đến Trangtuyensinh24h để chúng tôi tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
++ Nên đăng ký học chứng chỉ kế toán trưởng tại Hà Nội?
Trường Quản Trị Doanh Nghiệp Việt Nam
Địa chỉ: Số Nhà 14, Tổ 17, Khu Văn Hóa Nghệ Thuật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 02466609628, 0961189663 (Cô Thúy), 0964488720 (Cô Mến), 0981871011 (Cô Nhung)