Chức năng thận là gì? Phương pháp đánh giá và cải thiện
Thận là bộ phận quan trọng trong cơ thể người. Tuy nhiên, chức năng thận là gì, thận đảm nhiệm những nhiệm vụ nào thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu các chỉ số đánh giá chức năng thận và những lưu ý trong việc bảo vệ, tăng cường chức năng bộ phận này.
4.9/5 – (119 bình chọn)
Mục Lục
1. Chức năng của thận là gì?
Mỗi người có 2 quả thận có hình dáng gần giống hạt đậu, nằm ở phía dưới cùng của lồng ngực, phía bên phải và bên trái cột sống. Thận là cơ quan quan trọng của hệ bài tiết, thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng như:
1.1 Chức năng lọc máu và chất thải
Lọc máu và các chất độc hại là nhiệm vụ quan trọng nhất của thận. Mỗi ngày, máu trong cơ thể sẽ được đi qua thận khoảng 20-25 lần. Qua quá trình lọc, thận sẽ giữ lại protein và các tế bào máu. Các chất độc hại trong máu sẽ được đưa ra ngoài cùng với nước tiểu, thông qua niệu quản.
1.2 Tái hấp thu các chất, điều tiết lượng nước tiểu
Quá trình tái hấp thu các chất diễn ra ở ống thận. Hiểu một cách đơn giản, mỗi ngày, cơ thể sản sinh ra khoảng 172 lít nước tiểu đầu. Thận có nhiệm vụ hấp thu lại 70-85% natri, clo, bicarbonat, nước; hầu như toàn bộ ion kali, mono acid phosphat và các acid amin trong nước tiểu đầu. Kết quả của quá trình này là bài tiết ra lượng nước tiểu ít hơn và thải ra ngoài.
1.3 Duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà chất khoáng và các chất hoá học như Natri, Kali, Hydro, Canxi, Magie… Đồng thời thận cũng giúp duy trì sự ổn định các thành phần khác trong dịch cơ thể, từ đó cân bằng điện giải.
Sự mất cân bằng điện giải có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe như tăng huyết áp, làm rối loạn nhịp tim…
1.4 Chức năng nội tiết, điều hòa huyết áp
Thận là cơ quan bài tiết hormone renin. Đây là hormone có tác dụng tham gia vào quá trình điều hòa huyết áp; đồng thời sản xuất erythropoietin, giúp tăng sản xuất hồng cầu ở tủy xương khi oxy mô giảm.
Bên cạnh đó, chức năng khác của thận là tham gia vào quá trình chuyển hóa vitamin D3 và Glucose từ các nguồn không phải hydrat carbon khi cơ thể phải nhịn đói lâu ngày hoặc nhiễm acid hô hấp mạn tính.
Các đơn vị chức năng thận, gọi là nephron chịu trách nhiệm lọc máu và điều tiết nước tiểu. Mỗi quả thận của người chứa khoảng 800.000 đến 1.000.000 nephron. Thận không thể tái tạo nephron mới. Do đó, nếu thận bị tổn thương do bệnh tật, hoặc do lão hóa thì khả năng khôi phục là không có. Lúc này, các đơn vị chức năng thận phải tự động thích nghi để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
2. Dấu hiệu suy giảm chức năng thận
Khi thận gặp vấn đề dẫn đến suy giảm chức năng thận, người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu sau:
2.1 Nước tiểu bất thường
Người rối loạn chức năng thận tần suất đi tiểu có sự thay đổi theo chiều hướng gia tăng; đặc biệt là vào ban đêm. Bên cạnh đó, màu sắc nước tiểu cũng có sự thay đổi, có khi chuyển sang màu cam sậm, vẩn đục, có mùi khó chịu…
2.2 Phù nề chân, tay…
Với những người mắc bệnh thận, khả năng lọc của cầu thận suy giảm. Các chất dư thừa không được đào thải triệt để, lâu ngày tích tụ trong cơ thể. Bên cạnh đó, chất lỏng dư thừa cũng không được bài tiết hết ra ngoài, ứ đọng trong các khoang, mô dưới da dẫn đến phù nề, tích nước.
Ở một số trường hợp, chất dịch ứ đọng có thể gây ra viêm nhiễm ở bàn chân, mắt cá chân, trên mặt, tay…
2.3 Đau thắt lưng, đau lưng
Triệu chứng đau lưng, đau thắt lưng do suy giảm chức năng thận rất dễ bị nhầm lẫn với chứng đau cơ. Cơn đau thường âm ỉ ở một hoặc cả 2 bên, phía dưới cùng của cột sống (gần vị trí của 2 quả thận).
Đau thận không bị chi phối bởi các yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là thời tiết. Cảm giác đau sẽ có xu hướng tăng nếu bạn uống nhiều rượu bia, chất kích thích, ăn đồ cay nóng…
2.4 Sinh lý yếu do chức năng thận suy giảm
Bên cạnh chức năng lọc máu, bài tiết, theo Y học cổ truyền, thận là cơ quan có mối liên hệ mật thiết tới chức năng sinh lý của nam giới. Thận yếu khiến ham muốn tình dục ở nam giới suy giảm. Bên cạnh đó là hàng loạt các vấn đề về sức khỏe khác có thể phát sinh như: hoa mắt, chóng mặt, chán ăn, da dẻ khô, tóc rụng…
3. Các chỉ số đánh giá chức năng thận
Để đánh giá các chỉ số chức năng thận và phát hiện những bất thường, người bệnh cần được kiểm tra chức năng thận. Dưới đây là các xét nghiệm thường được chỉ định nhất và mang lại hiệu quả chẩn đoán cao:
- Xét nghiệm ure máu
- Xét nghiệm Creatinin huyết thanh
- Điện giải đồ
- Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan
- Xét nghiệm acid uric máu
- Xét nghiệm đạm niệu…
4. Chỉnh liều kháng sinh theo chức năng thận
Với người suy thận, rối loạn chức năng thận, việc điều chỉnh liều kháng sinh sao cho phù hợp với mức độ tổn thương thận là điều cần thiết. Theo chuyên gia y tế, việc hiệu chỉnh liều lượng của thuốc kháng sinh cần được thực hiện khi độ thanh thải creatinin dưới 50 ml/phút.
Việc làm này có tác dụng tránh sự tích lũy độc tính có trong kháng sinh, làm tình trạng tổn thương thận trầm trọng hơn. Bệnh nhân thận khi phải dùng kháng sinh chữa bệnh thận hoặc bất kỳ bệnh nào khác cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
5. Cải thiện chức năng thận – Người bệnh cần làm gì?
Thận là cơ quan đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng. Khi chức năng thận suy giảm dẫn đến nhiều hệ lụy. Thậm chí suy thận độ 4 có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, người bệnh cần thực hiện những lưu ý sau:
5.1 Cải thiện chức năng thận bằng phương pháp Đông y
Điều trị thận yếu, suy thận cấp tính hoặc mãn tính thường sử dụng thuốc tây hoặc các phương pháp hiện đại. Tuy nhiên, việc kết hợp điều trị bằng Đông y cũng mang lại hiệu quả tốt. Dưới đây là các loại dược liệu tăng cường chức năng thận có thể tham khảo:
5.1.1 Rau ngổ giúp tăng cường chức năng thận
Rau ngổ theo Đông y có tính mát, giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Thành phần của chúng chứa hàm lượng cao các chất như Lipit, Gluxit, Enydrin, Vitamin A,B,C… Đây là vị thuốc có công dụng hỗ trợ giãn nở các mạch máu, tăng cường chức năng lọc thải của thận.
- Chuẩn bị nguyên liệu: Rau ngổ (30g), muối tinh (1/2 thìa cà phê), nước lọc: 150
- Hướng dẫn thực hiện: Rau ngổ rửa sạch, giã nát, thêm nước rồi lọc kỹ. Uống mỗi ngày 1 lần.
5.1.2 Cây bông mã đề
Đây là cây dược liệu được sử dụng phổ biến trong dân gian. Bông mã đề tính hàn, vị ngọt, công dụng trừ phong nhiệt, thanh lọc và làm mát cơ thể. Vì thế, người bệnh thận suy dùng dược liệu này giúp hỗ trợ đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
- Chuẩn bị nguyên liệu: Cây bông mã đề (10g), Cam thảo hoặc cỏ ngọt (2g), nước lọc: 500ml.
- Thực hiện: Tất cả nguyên liệu rửa sạch, cho vào bình sắc cho đến khi cô đặc còn khoảng 200ml nước. Chia 2 lần sáng tối.
5.1.3 Râu ngô
Râu ngô là loại dược liệu dân dã, thường được sử dụng cho những người mắc bệnh thận. Râu ngô tính mát, tác dụng thanh lọc cơ thể, chữa sỏi thận, sỏi tiết niệu, chữa phù nề, lợi tiểu… Đặc biệt, râu ngô chứa các thành phần như Tanin, Allantoin, Stigmasterol…, giúp hỗ trợ tăng cường khả năng làm việc cho thận.
- Chuẩn bị nguyên liệu: Râu ngô (100g), Ý dĩ (50g), Rau má (50g), Sài đất (40g)
- Cách làm: tất cả nguyên liệu sắc chung với 600ml nước. Khi cô đặc còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Uống 2 lần trong ngày.
5.1.4 Rễ ba kích – vị thuốc ôn thận tráng dương
Ba kích tính hơi ôn, vị cay ngọt, lợi về kinh can, thận. Các thầy thuốc Đông y thường dùng dược liệu này trong các bài thuốc làm ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm, giảm đau… Nam giới thận yếu dẫn đến sinh lý yếu, liệt dương có thể sử dụng ba kích như một phương pháp hỗ trợ chữa bệnh.
Nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng, rễ ba kích chứa hàm lượng dồi dào chất axit hữu cơ anthraglucoside, tinh dầu, phytosterol, vitamin C, mỡ thực vật… Vì thế, ba kích có tác dụng hỗ trợ kích thích tăng trưởng tế bào lympho T của người thận hư, thúc đẩy sự chuyển hóa của tế bào lympho T, từ đó tăng cường chức năng thận và nâng cao hệ miễn dịch.
- Chuẩn bị nguyên liệu: Ba kích, đảng sâm, thỏ ty tử, phúc bồn tử, thần khúc: mỗi thứ 300g; củ mài: 600g, mật ong.
- Cách thực hiện: Tất cả nguyên liệu dùng dưới dạng khô, tán thành bột mịn, cùng với mật ong vo thành hoàn. Mỗi ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 9-10g.
5.2 Thuốc phục hồi chức năng thận (thuốc Tây)
Thuốc Tây chữa suy thận được sử dụng phổ biến, mang lại tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người dùng cần lưu ý tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc điều trị có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận, gây tác dụng phụ. Cần theo dõi chặt chẽ để có sự điều chỉnh sao cho phù hợp.
Một số loại thuốc Tây dùng trong điều trị suy giảm chức năng thận gồm:
- Thuốc kiểm soát huyết áp: Người chức năng thận suy giảm thường gây ảnh hưởng đến huyết áp. Thuốc điều trị gồm nhóm thuốc chuyển đổi Angiotensin – enzyme hoặc nhóm thuốc ức chế thụ thể Angiotensin 2.
- Thuốc kháng sinh: Sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm trùng thận, cầu thận, viêm đài bể thận…
- Thuốc giảm Cholesterol: Gồm nhóm resin gắn acid mật (cholestyramin); statin; ezetimibe; nhóm fibrat (fenofibrat, gemfibrozil, clofibrat).
- Thuốc cải thiện thiếu máu: Người bệnh khi có biểu hiện thiếu máu cần bổ sung Sắt hoặc erythropoietin hormone.
- Thuốc lợi tiểu: Các nhóm thuốc lợi tiểu như Hydrochlorothiazide, Amiloride, Triamterene… được chỉ định trong trường hợp tiểu khó, phù nề do tích nước.
Ngoài ra, người bệnh có thể phải sử dụng thêm Canxi, Vitamin D để giảm Phốt phát trong máu, ngăn ngừa tổn thương xương khớp.
5.3 Thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt
Thận là cơ quan không có khả năng phục hồi, bởi khi các đơn vị chức năng thận bị tổn thương hoặc mất đi thì không thể tái tạo lại. Bởi thế, khi chức năng thận suy giảm, người bệnh chỉ có thể sử dụng thuốc và quan trọng hơn là thay đổi lối sống để duy trì chức năng cho bộ phận này. Khi đó, quá trình diễn tiến của bệnh sẽ chậm lại, các biến chứng cũng sẽ được hạn chế.
Sau đây là những điều bệnh nhân thận yếu nên làm:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Tăng cường rau xanh, chất xơ trong chế độ ăn uống. Điều chỉnh lượng đạm trong khẩu phần ăn sao cho phù hợp với từng giai đoạn bệnh.
- Tiết giảm tối đa lượng muối, uống đủ nước theo nhu cầu cơ thể.
- Hạn chế căng thẳng, luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
- Không thức khuya, làm việc căng thẳng.
- Thường xuyên tập thể dục, vận động thể chất phù hợp, tránh vận động nặng…
Báo chí nói về chức năng thận và chăm sóc sức khỏe nam giới
Tăng cường chức năng thận, duy trì và bảo vệ sức khỏe là vô cùng cần thiết, đặc biệt khi nam giới bước vào tuổi trung niên. Ngoài những lời khuyên như trên, các anh có thể tham khảo thêm các thông tin được đăng tải trên các trang báo chính thống với độ chính xác cao.
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, bước vào tuổi trung niên, Testosterone suy giảm khiến nam giới phải đối mặt với nhiều vấn đề về thể chất, sinh lý. Quan tâm tới sức khỏe, điều chỉnh lối sống là bí quyết giúp quý ông giữ vững phong độ. Sau đây là những việc cánh mày râu cần làm ngay…
>>> Xem thêm