Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và những thông tin xoay quanh
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non được hiểu như thế nào? Mục đích và những tiêu chuẩn đề ra đối với chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì? Hãy cùng timviec365.vn tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên đây của bạn nhé!
1. Khắc hoạ vài nét về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Đối với những ai không phải chuyên ngành giáo viên thì có lẽ thuật ngữ “Chuẩn nghề nghiệp” là khá mới mẻ và khó hiểu. Tuy nhiên nếu bạn là một nhà giáo chính hiệu hoặc là người theo đuổi sự nghiệp giáo viên thì có lẽ đã từng được nghe đến khái niệm này rồi. Thuật ngữ được hiểu như sau:
“Chuẩn mực giáo viên mầm non chính là một hệ thống bao gồm những yêu cầu cơ bản về đạo đức, phẩm chất và lối sống của người giáo viên mầm non cùng với đó là những kiến thức, trình độ hay kỹ năng mà người giáo viên mầm non cần tuân thủ và đạt được. Tất cả những điều đó đều có một quy chuẩn rõ ràng và giáo viên mầm non cần phải đáp ứng theo quy chuẩn ấy thì mới đạt tiêu chuẩn trở thành giáo viên mầm non”.
Khắc hoạ vài nét về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Như vậy, chúng ta có thể hiểu theo cách đơn giản hơn về chuẩn giáo viên mầm non đó là hệ thống những quy chuẩn mà Nhà nước ban hành ra, dựa vào đó người giáo viên mầm non sẽ tuân thủ và thực hiện để đạt tiêu chí cũng như không mắc phải những sai lầm đi ngược lại với hệ thống quy chuẩn này.
2. Mục đích của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non bạn đã rõ?
Khi ban hành bất cứ một quy định hay điều lệ nào có giá trị pháp lý, Nhà nước đều cân nhắc và tìm hiểu, nghiên cứu thật kỹ và có đầy đủ căn cứ chứng minh những điều luật đó là sự thật.
Như vậy, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên sẽ có mục đích như sau:
(1) Là cơ sở xây dựng và bồi dưỡng giáo viên mầm non tại các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non.
(2) Dựa vào hệ thống quy chuẩn này, các giáo viên mầm non sẽ có căn cứ để tự đánh giá bản thân và năng lực chuyên môn. Theo đó, các giáo viên mầm non sẽ có phương hướng và kế hoạch xây dựng mục tiêu phấn đấu và rèn luyện đạo đức cho bản thân.
Mục đích của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non bạn đã rõ?
(3) Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non chính là cơ sở đánh giá năng lực và phẩm chất đạo đức của giáo viên mầm non tại các cơ sở đào tạo công lập trên toàn quốc.
Theo mục đích được ban hành trên đây, lĩnh vực và tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non được xác định như sau:
– Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non được xét theo 3 lĩnh vực là: Phẩm chất, đạo đức và lối sống; Kiến thức và những kỹ năng nghiệp vụ sư phạm chuyên môn.
– Yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non chính là người giáo viên mầm non phải đáp ứng yêu cầu đối với từng giai đoạn được quy định.
Tuyển giáo viên mầm non
3. Những yêu cầu quan trọng đặt ra với chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Tương ứng với mỗi lĩnh vực trên sẽ kèm theo 5 yêu cầu cụ thể được quy định rõ ràng. Hãy xem đó là gì nhé:
3.1. Yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất, đạo đức và lối sống
(1) Với lĩnh vực này, mỗi giáo viên mầm non cần phải nhận thức đúng đắn đường lối của Đảng và Nhà nước, có lối sống lành mạnh, đạo đức và phẩm chất trong sáng để đạt tiêu chí đánh giá của Nhà nước về giáo viên mầm non. Cụ thể những tiêu chí đánh giá được xác định như sau:
– Tham gia tìm hiểu, học tập và nghiên cứu các chính sách và Nghị quyết của Đảng.
– Trở thành một giáo viên mầm non ưu tú, xuất sắc mỗi người đều phải có lòng yêu nghề, yêu công việc, sẵn sàng khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
– Trẻ em là mầm non tương lai của Đất nước, vì vậy giáo viên mầm non có trách nhiệm và nghĩa vụ giáo dục thế hệ măng non này những hành xử đúng mực, trong đó dạy trẻ lễ phép với cha mẹ, ông bà và những người lớn tuổi khác. Yêu thương và hòa đồng với bạn bè cùng lứa tuổi.
– Giáo viên mầm non cũng phải thường xuyên tham gia vào những hoạt động xây dựng và bảo vệ môi trường, bảo vệ quê hương đất nước làm tiền đề cho sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hoá và xã hội.
(2) Giáo viên mầm non chính là những người tiên phong đại diện cho Nhà nước chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật cũng như các chính sách mà Nhà nước ban hành. Các tiêu chí đánh giá cụ thể như sau:
– Chấp hành mọi quy định mà Nhà nước ban hành đối với một công dân.
– Luôn chấp hành và thực hiện những quy định do cán bộ địa phương ban hành áp dụng cho toàn thể người dân địa phương.
– Hướng dẫn và giáo dục trẻ phải có trách nhiệm thực hiện những quy định mà trường lớp đề ra hoặc những nơi công cộng để rèn luyện thói quen tốt, tính kỷ luật cao hơn nữa còn giúp bảo vệ môi trường.
Những yêu cầu quan trọng đặt ra với chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
– Nhiệm vụ của giáo viên mầm non không chỉ dừng lại ở đó, họ còn có trách nhiệm và nghĩa vụ vận động các gia đình thực hiện và chấp hành theo những quy định mà Nhà nước ban hành, đối tượng tiếp cận đầu tiên có thể là phụ huynh học sinh.
(3) Giáo viên mầm non sẽ phải chấp hành mọi quy định mà cơ sở giáo dục ban hành, trong đó tiêu chí được thể hiện như sau:
– Luôn luôn chấp hành những quy định của ngành giáo dục và trường học đề ra để đảm bảo hệ thống quản lý được thắt chặt và ổn định.
– Tham gia và đóng góp ý kiến xây dựng các quy định của trường lớp nhằm mục đích đem lại hiệu quả cao hơn trong giáo dục.
– Giáo viên mầm non luôn phải đảm bảo những nhiệm vụ được phân công hoàn thành trong thời hạn cho phép để không làm ảnh hưởng hay chậm trễ tiến độ và chất lượng giáo dục.
– Hàng ngày giáo viên mầm non sẽ chịu trách nhiệm một nhóm đối tượng học sinh được phân công, trong đó tiêu chí về chất lượng đào tạo và sức khoẻ được đặt lên hàng đầu.
(4) Giáo viên mầm non cần đạt yêu cầu về đạo đức và nhân cách của một người nhà giáo, có ý thức vươn lên trong công việc, tiêu chí đánh giá như sau:
– Luôn trung thực, có nếp sống văn minh, lành mạnh, luôn là tấm gương để học sinh và người dân noi theo, đặc biệt cần yêu quý trẻ nhỏ.
– Tự rèn luyện và học hỏi những kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để hoàn thiện bản thân, luôn phấn đấu để đạt thành tích cao trong sự nghiệp giảng dạy.
Những yêu cầu quan trọng đặt ra với chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
– Giáo viên mầm non không được phép có bất kỳ biểu hiện nào tiêu cực liên quan đến công việc, cụ thể là khi chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ.
(5) Trong công tác giảng dạy tại trường, giáo viên mầm non cần phát huy đức tính trung thực của mình, đoàn kết với đồng nghiệp và luôn có thái độ yêu thương và chăm sóc tận tình cho các bạn nhỏ. Những tiêu chí sau đây sẽ giúp bạn đánh giá rõ hơn về phẩm chất của người nhà giáo:
– Yếu tố trung thực trong báo cáo cần được đề cao, từ đó các cán bộ quản lý sẽ có sự nhìn nhận và đánh giá hiệu quả nhất về năng lực của từng giáo viên. Nhờ sự trung thực, chất lượng đào tạo sẽ phần nào được cải thiện hơn đảm bảo các em học sinh sẽ được trải nghiệm những ddieuf tốt đẹp nhất ngay tại ngôi nhà thứ hai của mình.
– Khi thực hiện nhiệm vụ, giáo viên mầm non cần tuân thủ quy định và có thái độ đúng chừng mực, đồng thời đáp ứng những nhu cầu chính đáng của phụ huynh đối với con em của mình.
– Chăm sóc trẻ bằng cả trái tim, tình yêu và nghĩa vụ của một nhà giáo.
Việc làm Giáo dục – Đào tạo tại Hà Nội
3.2. Yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức và kỹ năng sư phạm
Chúng ta vừa tìm hiểu về những yêu cầu thuộc phẩm chất và đạo đức của giáo viên mầm non. Ngay sau đây tôi sẽ gửi tới các bạn một số những yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức chuyên môn, hãy theo dõi và tìm hiểu nhé:
(1) Những kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non, cụ thể như sau:
– Bạn cần nắm bắt được những đặc điểm, tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi từ 3 – 5 tuổi bởi đây là đối tượng chủ yếu mà bạn sẽ tiếp nhận giảng dạy.
– Cần có kiến thức giáo dục mầm non trong đó bao gồm cả giáo dục trẻ tàn tật và khuyết tật để giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển bình thường như những bạn nhỏ khác.
Những yêu cầu quan trọng đặt ra với chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
– Cần nắm rõ mục tiêu và chương trình giáo dục mầm non do ngành giáo dục trường đề ra và có kỹ năng đánh giá về năng lực của trẻ.
(2) Kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ giai đoạn mầm non:
– Nắm được những biện pháp phòng tránh tai nạn thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ với mọi tình huống khác nhau.
– Nắm bắt được kiến thức về vệ sinh cá nhân và giáo dục cho các em nhỏ về điều đó.
– Giáo viên mầm non cần nắm được những kiến thức về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm để giáo dục cho trẻ về điều này.
– Có kiến thức về các bệnh thường gặp và giáo dục cho các em biết cách nhận biết và cách phòng bệnh.
(3) Hiểu rõ và nắm bắt được khối kiến thức cơ sở chuyên ngành, tiêu chí đánh giá được thể hiện như sau: Kiến thức thể chất, kiến thức về những hoạt động vui chơi của trẻ nhỏ, kiến thức về tạo hình và âm nhạc, những kiến thức về phát triển ngôn ngữ,…
Những yêu cầu quan trọng đặt ra với chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
(4) Khối kiến thức về phương pháp và kỹ năng giáo dục trẻ nhỏ ở độ tuổi mầm non
– Hiểu rõ những phương pháp giúp trẻ phát triển thể chất và trí thông minh.
– Hiểu rõ kiến thức về những phương pháp phát triển tâm tư tình cảm và thẩm mỹ.
– Cần nắm được những phương pháp giúp trẻ nhận thức và phát triển ngôn ngữ nhanh chóng.
4. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định của Nhà nước
Sau đây là một số quy định cụ thể nằm trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non được ban hành theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT, hãy theo dõi để hiểu hơn về lĩnh vực này:
4.1. Theo Điều 4, Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất của nhà giáo
(1) Tiêu chí 1: Đạo đức nhà giáo
– Mức đạt yêu cầu: Giáo viên mầm non sẽ thực hiện đúng theo các quy định về đạo đức của một người nhà giáo.
– Mức khá được đánh giá như sau: Giáo viên mầm non có ý thức tự tìm tòi, học hỏi và rèn luyện để phấn đấu, hoàn thiện đạo đức cho bản thân.
– Ở mức tốt: Bạn sẽ là một giáo viên mầm non ưu tú, là một tấm gương sáng cho các đồng nghiệp và học sinh noi theo và học tập, thường xuyên hỗ trợ đồng nghiệp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định của Nhà nước
(2) Tiêu chí 2: Phong cách làm việc của giáo viên mầm non được đánh giá như thế nào?
– Với mức đạt yêu cầu: Mọi thao tác và hành động được diễn ra đều tuân thủ theo quy định và phù hợp với yêu cầu của một người giáo viên mầm non.
– Mức khá: Giáo viên mầm non có ý thức tự rèn luyện và bồi dưỡng phong cách làm việc và gần gũi với trẻ nhỏ.
– Mức đánh giá tốt: Bạn là một tấm gương về phong cách làm việc khoa học, có thái độ đúng mực với học sinh và phụ huynh và luôn có những ảnh hưởng tích cực tới đồng nghiệp.
Tìm việc làm
4.2. Theo Điều 6, Tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và khoa học
(1) Theo tiêu chí 9: Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện và lành mạnh, tiêu chí đánh giá như sau:
– Mức đạt: Giáo viên mầm non thực hiện nghiêm túc những quy định về một môi trường an toàn, lành mạnh. Tuyệt đối không được bạo lực với trẻ em, thực hiện đúng nội quy được quy định trong nhà trường.
– Mức khá: nếu phát hiện nguy cơ hoặc những hành động xâm hại tới trẻ em phải kịp thời ngăn chặn hoặc báo lên cấp trên để được xử lý kịp thời. Bên cạnh đó đưa ra những đề xuất để hạn chế những hành vi vi phạm nội quy trong nhà trường.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định của Nhà nước
– Với mức tốt: Bạn có thể chia sẻ và hỗ trợ đồng nghiệp trong tất cả các lĩnh vực của đời sống liên quan đến môi trường giáo dục học đường.
Để tìm hiểu thêm về những quy định trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, bạn có thể click vào File bên dưới nhé:
Tải xuống ngay
Trên đây là một số thông tin về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, mong rằng nó sẽ hữu ích đối với các bạn. Truy cập timviec365.vn mỗi ngày để khám phá thêm nhiều điều thú vị về mọi lĩnh vực của đời sống nhé, chúc các bạn luôn thành công trong cuộc sống và công việc.
Khám phá những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết của giáo viên mầm non
Bạn vừa tìm hiểu những thông tin về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, vậy bạn đã biết làm sao để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hay không? Khám phá ngay những kỹ năng nghề nghiệp quan trọng của giáo viên mầm non dưới đây để áp dụng cho bản thân mình nhé!
Kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên mầm non
Chia sẻ: