Chùa Một Cột: Nằm ở đâu, lịch sử, kiến trúc độc đáo
Nhắc đến các công trình kiến trúc nổi tiếng ở Hà Nội không thể không nhắc đến chùa Một Cột – ngôi chùa thiêng đã hàng ngàn năm tuổi. Du khách đến tham quan đều phải trầm trồ trước kiệt tác ấn tượng này. Đặc biệt hơn khi ngôi chùa cổ này còn mang không ít những dấu ấn văn hóa – lịch sử của dân tộc.
I. Chùa Một Cột nằm ở đâu trong lòng Hà Nội?
Là một trong những địa điểm du lịch thu hút lượng lớn du khách ghé thăm. Chùa Một Cột trong lịch sử được vua Lý xây dựng trên đất thôn Thanh Bảo; thuộc huyện Quảng Đức và nằm ở phía Tây hoàng thành Thǎng Long xưa. Ngày nay chùa nằm cạnh quần thể di tích Quảng trường Ba Đình – Lăng Chủ Tịch; tọa lạc ở phố Chùa Một Cột và thuộc trung tâm quận Ba Đình, Hà Nội. Với vị trí cạnh khu di tích Phủ Chủ Tịch – Lăng Bác Hồ nên du khách thường kết hợp tham quan cả chùa và Lăng Bác.
II. Đôi nét về lịch sử chùa Một Cột
Chùa Một Cột hay chùa Diên Hựu, chùa Mật hoặc Liên Hoa Đài. Theo ghi chép của lịch sử, chùa được vua Lý Thái Tông quyết định xây dựng vào mùa đông năm 1049. Theo tương truyền, vua Lý Thái Tông nằm chiêm bao thấy Phật Quan Âm tọa trên tòa hoa sen tỏa ánh sáng rực rỡ, sau đó đưa tay dắt vua lên đài. Tỉnh mộng vua sai người dựng nên chùa Một Cột với lối kiến trúc tựa như trong mộng. Từ đó xuất hiện một ngôi chùa với kết cấu một cột độc đáo. Dáng dấp như đài sen vươn lên giữa mặt hồ Linh Chiểu thuộc kinh thành Thăng Long.
Đây là nơi hay lui tới cầu nguyện của vua Lý Anh Tông. Không lâu sau đó, Hoàng hậu hạ sinh hoàng tử khỏe mạnh, khôi ngô. Vua Lý cho người tu sửa lại chùa đồng thời dựng thêm một ngôi chùa bên cạnh để tạ ơn. Lúc này hình thành quần thể chùa bao gồm chùa Một Cột và ngôi chùa mới được xây dựng. Lấy tên là Diên Hựu mang hàm nghĩa sâu xa là “phước bền dài lâu”.
Trải qua nhiều triều đại, cùng với quy luật của thời gian; đặc trưng văn hóa – kiến trúc khác nhau trong từng thời kỳ khiến chùa có nhiều sự thay đổi. Nhất là năm 1954, thực dân Pháp cho phá hủy toàn bộ chùa. Kiến trúc cũ từ đây bị mất đi, duy chỉ còn mấy xà gỗ và cột trụ dưới lòng hồ. Ngay sau đó Chính phủ đã cho tu sửa lại chùa. Đến hiện tại, dù trải qua nhiều lần tu sửa nhưng chùa vẫn giữ những nét điển hình của kiến trúc cũ.
III. Kiến trúc ấn tượng của chùa Một Cột
Là một trong những công trình kiến trúc xuất sắc mang đậm nét tính dân tộc Không gian chùa là bản giao hưởng giữa sáng tạo về nghệ thuật trong kiến trúc. Chẳng hạn như: hội họa, điêu khắc đá, chạm khắc gỗ… Tất cả đều rất Việt Nam, rất dân tộc!
1. Bên ngoài chùa
Nằm trong top kiến trúc có một không hai. Tạo hình của chùa như một đóa hoa sen nở trên mặt nước. Đây cũng là loài hoa tượng trưng cho sự cao quý và tinh khiết của Phật pháp. Vì vậy trong dân gian lưu truyền nhau cái tên khác của chùa Một Cột là Liên Hoa Đài. Không gian chùa toàn bộ đều được đặt trên trụ đá dưới lòng hồ Linh Chiểu. Trên thực tế trụ là hai khối đá gắn kết. Nhưng bằng khéo léo người xưa tạo nên sự độc đáo cho kiến trúc chùa.
Ngoài được làm bằng nhiều loại gỗ quý thì mái chùa cũng được lợp ngói cổ. Thiết kế khéo léo với hình dạng đao cong có đắp hình rồng chầu mặt nguyệt hay còn được gọi là “Lưỡng long chầu nguyệt”. Một nét hoa văn cực kì tinh xảo. Trong kiến trúc xây dựng chùa từ xưa đến nay, rồng luôn là một biểu tượng không thể thiếu. Đây là hình tượng mang đậm những giá trị nhân văn; thể hiện sự quyền uy thần thánh và tôn lên ước vọng cũng như trí tuệ của con người.
2. Bên trong chùa
Để lên chùa chiêm bái, thắp hương bạn sẽ phải bước qua 13 bậc thang nhỏ được làm bằng gạch. Trên cầu thang có gắn bia đá. Trên đó là sơ lược về lịch sử của ngôi chùa. Bên trong chùa là lối trang trí tinh xảo, sắc nét với tượng Phật Quan Âm. Tượng Phật ở chùa Một Cột được thiết kế mô phỏng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông. Xung quanh chùa Một Cột là hồ Linh Chiểu. Hồ được bao bọc bằng tường gạch thấp. Bốn mùa trong hồ đều thoang thoảng hương thơm ngát của hoa sen
Không những nổi tiếng về nét độc đáo trong kiến trúc, chùa Một Cột còn là ngôi chùa đỉnh cao của triết học phương Đông. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng không gian chùa được xây dựng một cách hài hòa theo triết lý âm – dương. Hình vuông của chùa tượng trưng cho âm. Trong khi đó, cột đỡ chùa hình tròn và thẳng đứng tượng trưng cho dương. Đó chính sự hài hòa được đề cập, sự hài hòa của đất trời, âm – dương, sinh – tử.
Dù không giữ được kiến trúc nguyên bản như trong thời Lý nhưng chùa Một Cột là sự nhắc nhở về một thời vang bóng của lịch sử. Đồng thời đây cũng là niềm tự hào lớn lao của dân tộc.
Rate this post