Chùa Ba Vàng Quảng Ninh – Vùng đất Phật huyền bí – Vivu

Posted from 17 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quang Trung, Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam.

Ngoài thắng cảnh vịnh Hạ Long vang danh thế giới. Các bãi biển, các đảo vạn người mê. Quảng Ninh còn nổi tiếng trong mắt du khách là một vùng đất với những ngôi chùa linh thiêng và bề thế. Trong số đó không thể không kể đến ngôi chùa Ba Vàng – cõi Phật nơi hạ giới. Với một chuyến du lịch chùa Ba Vàng Quảng Ninh cùng VIVU, bạn sẽ có cơ hội khám phá vùng đất Phật đầy huyền bí. Nơi mà đất trời thiên nhiên và con người được giao hòa làm một.

Chùa Ba Vàng ở đâu?

Chùa Ba Vàng tọa lạc ở núi Ba Vàng, thuộc phường Quang Trung, thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. Nằm ở độ cao 340m, với địa thế đẹp hai bên là Thanh Long, Bạch Hổ chầu phục. Phía trước là sông, phía sau là núi hai bên là rừng thông. Chùa Ba Vàng đã trở thành một mỹ cảnh làm say lòng biết bao du khách.

Theo kinh nghiệm du lịch chùa Ba Vàng, chùa có đặc trưng của các ngôi chùa Bắc Bộ. Gồm 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung, gồm có các ban thờ Phật, thờ Mẫu và Đức Ông. Toà “Đại hùng bảo điện” (chùa chính) có quy mô nhất với kiến trúc 2 tầng. Chùa Ba Vàng có nơi thờ Tam bảo và trống độc mộc được công nhận là lớn nhất Việt Nam.

chua-quang-ninhchua-quang-ninh

Hệ thống tượng pháp trong chùa làm bằng gỗ có cũng có kích thước lớn như tượng Tam thế, Quan âm, ông Thiện, ông Ác… Đều cao từ trên 2m trở lên. Trong đó, pho tượng A Di Đà là một trong những tượng Phật bằng gỗ vào loại lớn nhất miền Bắc. Kế tiếp chùa chính là các công trình như khu giảng đạo, trai phòng, thư viện, lầu chuông… Được thiết kế hài hoà, liên hoàn. Tạo thuận lợi cho các nhà sư hành đạo cũng như phật tử đến chùa lễ Phật.

Hướng dẫn di chuyển đến Chùa

Để du lịch chùa Ba Vàng bạn có 2 cách để di chuyển là đi bằng xe máy hoặc ô tô riêng. Và cách thứ hai là đi bằng ô tô khách

Đi chùa Ba Vàng bằng xe máy hoặc ô tô riêng: Cung đường di chuyển đến Uông Bí Quảng Ninh cũng khá đơn giản và dễ đi. Nếu bạn xuất phát từ Hà Nội, bạn đi theo hướng cầu Chương Dương để đi tới Bắc Ninh sau đó đi đường Quốc Lộ 18 là đến nơi.

Đi chùa Ba Vàng bằng xe khách: Bạn có thể đến bất kỳ bến xe nào ở Hà Nội có tuyến Hà Nội đi thành phố Uông Bí. Một số bến xe bạn có thể lựa chọn như Mỹ Đình, Giáp Bát, Lương Yên, Gia Lâm,… Sau khi đến thành phố bạn đi taxi hoặc xe ôm thẳng đến khu du lịch chùa Ba Vàng. Giá vé sẽ dao động khoảng 90.000đ đến 100.000đ/vé/chiều.

Thời điểm lý tưởng để đi chùa Ba Vàng Quảng Ninh

Thời điểm lý tưởng nhất để du lịch chùa Ba Vàng là vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, là ngày diễn ra khai hội vô cùng đông vui và nhiều hoạt động hấp dẫn.

Chùa Ba Vàng rộn ràng ngày khai hội

Thời điểm lý tưởng khác để bạn khám phá chùa Ba Vàng Quảng Ninh là vào ngày 9 tháng 9 âm lịch. Đây là thời điểm diễn ra Lễ hội hoa cúc hay còn được gọi là tết Trùng Dương của người Việt xưa kia.

chua-ba-vang-ngay-hoichua-ba-vang-ngay-hoi
canh-quan-chua-ba-vangcanh-quan-chua-ba-vang

Mùa lễ hội hoa cúc ở chùa Ba Vàng

Ngoài ra nếu bạn muốn vãn cảnh và thích không gian yên bình. Thì bạn có thể ghé chùa Ba Vàng vào những ngày thường trong năm. Không quá xô bồ tấp nập, bạn có thể tự do khám phá quang cảnh quanh chùa. Mà không phải chen lấn xô đẩy như những ngày lễ tết.

le-hoi-hoa-cucle-hoi-hoa-cuc

Xem thêm: Ghé thăm Chùa Đồng Yên Tử

Ở đâu khi tới lễ chùa Ba Vàng Quảng Ninh?

Nếu như bạn chỉ đi chùa Ba Vàng một ngày thì không cần quan tâm đến nghỉ lại ở đâu. Còn nếu bạn ở xa cần ở qua đêm. Hoặc có kế hoạch kết hợp với du lịch Chàu Yên Tử  và chùa Ba Vàng 2 ngày 1 đêm thì bạn cần sắp xếp trước cho mình một chỗ ở.

Nếu bạn chỉ chọn đi chùa Ba Vàng thì có thể lựa chọn một số khách sạn ở phường Quang Trung. Chùa Yên Tử chỉ cách chùa Ba Vàng 10km. Với những ai muốn kết hợp du lịch cả hai nơi. Thì nên đi chùa Ba Vàng trước rồi đi chùa Yên Tử sau. Khi đó bạn nên chọn khách sạn nào thuận tiện di chuyển cả hai chùa.

Bạn có thể đặt ở một số khách sạn nằm ngay ở phường Quang Trung thành phố Uông Bí. Với mức giá chỉ khoảng từ 300.000đ/phòng/đêm tùy thuộc vời thời điểm cũng như hạng phòng bạn chọn.

Những điểm tham quan ở chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng được xây dựng cách đây hơn 300 năm, từ triều vua Lê Dụ Tông 1706. Trải qua hàng trăm năm ngôi chùa đã được tu sửa tôn tạo lại nhiều lần. Ngày nay, ngôi chùa đã được khoác lên mình một vẻ đẹp tráng lệ nguy nga. Ẩn chứa nhiều điều chờ con người khám phá.

quanh-canh-chuaquanh-canh-chuaẢnh Trang Nguyen Quynh

Mang vẻ đẹp đặc trưng của những ngôi chùa Bắc Bộ, chùa Ba Vàng được chia thành 3 gian bái đường. 1 gian hậu cung với các ban thờ Phật, thờ Mẫu và thờ Đức Ông. Không những thế chùa Ba Vàng nổi tiếng với chính điện lớn nhất Việt Nam.

Chính điện lớn nhất Việt Nam của chùa

Trước khi bước chân vào trong chùa bạn sẽ bị bất ngờ với hệ thống tượng pháp. Tất cả được thiết kế vô cùng độc đáo và lạ mắt với chiều cao đều trên 2m. Trong số những bức tượng đó bạn sẽ bị ấn tượng nhất với Phật A Di Đà được làm bằng gỗ lớn nhất miền Bắc.

chua-ba-vanng-quang-ninhchua-ba-vanng-quang-ninh

Tượng Phật uy nghi giữa khuôn viên chùa

Một điểm tham quan nữa mà bạn không thể bỏ qua đó là giếng nước khổng lồ không bao giờ cạn. Giếng nước gắn với một câu chuyện mà người xưa kể lại rằng. Nếu ai uống được nước ở giếng này thì mọi bệnh tật sẽ tiêu tan con người sẽ luôn khỏe mạnh. Vì thế rất nhiều du khách đến đây chỉ mong có cơ hội được uống một ngụm nước thiêng.

chua-ba-vang-quang-ninh-buoi-toichua-ba-vang-quang-ninh-buoi-toi

Vẻ đẹp của giếng khổng lồ

Khu du lịch chùa Ba Vàng còn nổi tiếng với hòn non bộ nhân tạo được xây dựng một cách rất tự nhiên. Tới đây bạn sẽ được hưởng không khí bình yên thanh tịnh. Nơi làm cho tâm hồn bạn được rũ sạch bụi trần.

Ngoài những địa điểm trên, một vài điểm đến khác của quần thể di tích chùa Ba Vàng bạn không thể bỏ qua là: Đại Hùng Bảo Điện, lầu Chuông, lầu Trống, hành lang La Hán,…

gieng-khong-lo-chua-ba-vanggieng-khong-lo-chua-ba-vang

Giá vé tham quan

Khi tới tham quan Chùa Ba Vàng du khách không phải mua vé vào mà được vào cửa tự do. Nhưng nếu bạn đi du lịch kết hợp Chùa Ba Vàng và Yên Tử thì khi lên Yên Tử bạn sẽ phải đi cáp treo.

Giá vé người lớn khứ hồi 2 tuyến là 280.000 đồng, khứ hồi 180.000 đồng và một chiều là 100.000 đồng.

Đối với trẻ em, giá vé khứ hồi hai tuyến là 200.000 đồng, khứ hồi 120.000 đồng và một chiều là 80.000 đồng.

Đối tượng được miễn vé bao gồm: Tăng ni, Người già trên 70 tuổi (có giấy CMND/thẻ người cao tuổi), Thương binh (có thẻ thương binh) và Trẻ em cao dưới 1,2 m.

Xem thêm: Kinh nghiệm tham quan Quần thể di tích danh thắng Yên Tử

Những đặc sản Quảng Ninh bạn nên thử khi du lịch chùa Ba Vàng

Đến với chùa Ba Vàng bạn không thể bỏ qua những đặc sản của vùng đất Quảng Ninh như:

– Chả mực: Đến Quảng Ninh mà không được ăn chả mực thì sẽ rất tiếc nuối đó. Chả mực ở đây vô cùng tươi ngon, miếng chả được làm từ những con mực tươi nguyên. Khi ăn rán vàng lên sẽ khiến bạn khó kiềm lòng.

– Rượu mơ Yên Tử: rượu mơ ở đây hấp dẫn du khách từ mùi thơm cho đến hương vị. Được nhâm nhi một chén rượu mơ với vài miếng chả mực thì đúng là ngon hết xảy. Ngoài ra rượu mơ ở đây còn có tác dụng tốt cho sức khỏe như: điều trị bệnh đường ruột, mất ngủ, …

ruou-mo-yen-turuou-mo-yen-tu

– Con ngán: nghe tên có vẻ rất lạ đúng không? Đây là một loài hải sản phổ biến ở vùng biển Quảng Ninh. Ngán có thể chế biến được thành nhiều món khác nhau mang đến hương vị rất mới lạ.

Lịch trình tham quan chùa Ba Vàng Quảng Ninh

Nếu đi theo tour du lịch Chùa Yên Tử – Ba Vàng của VIVU, hành trình của bạn sẽ trở nên vô cùng hấp dẫn. Với lịch trình chi tiết, hướng dẫn viên có kinh nghiệm đi cùng từ A – Z.

Ngày 1: HÀ NỘI – YÊN TỬ – CHÙA BA VÀNG – HÀ NỘI

– Sáng:

05h00: Xe ôtô và Hướng dẫn viên đón Quý khách tại điểm hẹn trong thành phố khởi hành đi Yên Tử. Trên đường dừng chân nghỉ ngơi, Ăn sáng tự túc.
08h00: Đến chùa Ba Vàng – Ngôi cổ tự mới được tôn tạo, xây dựng bậc nhất của tỉnh Quảng Ninh. Qua cổng Tam quan để đến cổng chính, quý khách sẽ leo lên hàng trăm bậc đá. Đây như thử thách lòng kiên trì của các phật tử. Quý khách dâng hương tại Chính Điện cầu phước lộc, bình an, sức khỏe cho gia đình, người thân…

Đến Nhà Thờ Mẫu, quý khách thắp hương tỏ lòng thành kính. Sau đó tự do vãn cảnh chùa và chụp hình lưu niệm. Từ đây, quý khách có thể phóng tầm mắt thu trọn hình ảnh thành phố Uông Bí dưới chân núi. Hòa mình vào cảnh quan thiên nhiên…
10h30: Quý khách tập trung di chuyển vào chân núi Yên Tử.

– Trưa:
11h30: Đoàn ăn trưa tại nhà hàng dưới chân

cong-chuacong-chuaẢnh Trang Nguyen Quynh

– Chiều:

12h30: Đoàn lên Cáp treo vượt qua các tầng mây để đến với Chùa Hoa Yên (Chi phí cáp treo quý khách tự túc). Nằm ở độ cao 535m so với mực nước biển. Hoa Yên hay còn gọi là Hoa Hiên là ngôi chùa chính trong quần thể hơn chục ngôi đền – chùa ở quần thể danh thắng Yên Tử. Quý khách dân hương, vãn cảnh chùa.

14h00: Quý khách tiếp tục cuộc hành hương đến với Chùa Một Mái. Đây làn ngôi chùa độc đáo tại vùng đất Phật Yên Tử, chỉ với 1 mái nhà, nằm nép mình bên vách đá cheo leo. Quý khách lễ phật, vãn cảnh. Tại Chùa Một Mái có một hốc nước nhỏ, quanh năm xanh mát. Quý khách có thể xin chút nước để lấy may cho hành trình lên đỉnh Yên Tử.

14h30: Đoàn lên Cáp treo chặng 2 để đến với Chùa Đồng (Chi phí cáp treo quý khách tự túc). Trên đường, đoàn chiêm bái tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Đoàn bách bộ chinh phục Non Thiêng Yên Tử, nơi có Chùa Đồng năm ở độ cao 1.068m so với mực nước biển. Chùa Đồng rộng khoảng 20m vuông, được đúc hoàn toàn bằng đồng nặng khoảng 70 tấn. Đoàn làm lễ dâng hương, vãn cảnh.

17h00: Đoàn lên cáp treo trở lại chân núi.

18h00: Xuống đến chân núi, đoàn khởi hành về lại Hà Nội. Trên đường quý khách dừng chân tại Hải Dương nghỉ ngơi. Mua đặc sản bánh đậu xanh – bánh gai về làm quà cho người thân và gia đình.

21h00 : Về đến Hà Nội, trả khách tại điểm đón, kết thúc chương trình chia tay đoàn và hẹn gặp lại.

chua-ba-vangchua-ba-vang

Một số lưu ý khi đi du lịch chùa Ba Vàng

Một số lưu ý về kinh nghiệm du lịch chùa Ba Vàng nếu bạn muốn công đức hành hương lễ Phật được viên mãn:

– Không sử dụng ngôn từ bất lịch sự, to lời lớn tiếng; hãy nói nhỏ nhẹ, ôn hòa, lịch sự…

– Không chen, lấn, xô đẩy khi đi, đứng; hãy giúp đỡ, nâng bước người già, trẻ nhỏ.

– Không được mang vào chùa vũ khí, các chất ma túy, gây nghiện, chất gây cháy nổ. Văn hóa phẩm đồi trụy và các loại tài liệu chưa được sự kiểm duyệt và cho phép của nhà chùa.

– Không đi vào những khu vực có biển Cấm và nội viện Tăng Ni.

– Không nên xả rác bừa bãi trong khuôn viên chùa.

– Không được có những hành vi trái thuần phong mỹ tục khi đến cửa chùa.

– Không nên tự ý đánh chuông, trống và các pháp khí của chùa.

– Lễ phẩm cúng dàng phải được bày soạn trang nghiêm, tiền cúng dường Tam Bảo bỏ vào hòm công đức. Hoặc đến bàn ghi nhận công đức, không đặt tiền bừa bãi.

– Nên hỏi kỹ giá trước khi mua sắm đồ lưu niệm bởi ngày lễ hội rất dễ diễn ra tình trạng chặt chém khách khó kiểm soát.

– Không nên mua những mặt hàng, sản phẩm không rõ nguồn gốc ở khu du lịch, những sản phẩm mê tín dị đoan…

– Nếu muốn mua sắm thì nên hỏi những người dân địa phương cửa hàng bán đồ uy tín nhé.

Trên đây là những kinh nghiệm du lịch chùa Ba Vàng mà VIVU chia sẻ với bạn. Hy vọng với những kinh nghiệm này sẽ giúp các bạn có chuyến đi đến chùa trọn vẹn nhất. Chúc các bạn có một chuyến đi an toàn và ý nghĩa!