Chùa Ba Vàng – Điểm du lịch tâm linh hàng đầu tại Quảng Ninh

Chùa Ba Vàng còn có tên gọi khác là Bảo Quang Tự, tọa lạc ở lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc địa phận phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Chùa có vị trí rất đẹp khi nằm ở độ cao 340 mét so với mực nước biển, lưng tựa vào núi, trước mặt là dòng sông êm đềm, còn hai bên là rừng thông trải dài với một màu xanh ngát. Vì thế chùa Ba Vàng cùng chùa Long Tiên được coi là biểu tượng của tâm linh của đất mỏ.

Chùa Ba Vàng được bao phủ trong những rặng cây xanh mướt, mát mẻ và thanh bình

Du lịch chùa Ba Vàng trở thành sự lựa chọn của nhiều du khách vì nơi đây được coi là vùng đất Phật linh thiêng, với vị trí phong thủy quá hoàn hảo. Vì thế người người truyền tai nhau, nếu đã đến Quảng Ninh mà không ghé chùa Ba Vàng thì sẽ là một thiếu sót rất lớn.

Khuôn viên chùa Ba Vàng được xây dựng với lối kiến trúc cổ kính, linh thiêng

Ngôi chùa này được xây dựng vào năm 1706, dưới triều đại vua Lê Dụ Tông. Trải qua thăng trầm của lịch sử cùng giai đoạn tàn phá của chiến tranh, chùa Ba Vàng đã bị hư hại nghiêm trọng.

Đến năm 1988, chùa đã được đầu tư tôn tạo, trùng tu lại gần như hoàn toàn bằng vật liệu gỗ. Năm 1993 Quảng Ninh đã quyết định xây dựng lại toàn bộ khuôn viên chùa, đến hiện tại chỉ còn lại một cây hương đá, một tấm bia linh vị thiền sư và những viên tảng kê chân cột là tồn tại cùng chiều dài lịch sử ngôi chùa này.

Chùa Ba Vàng đã được xây mới gần như hoàn toàn sau khi bị thời gian và chiến tranh tàn phá

Đến tháng 1 năm 2011, vì nhu cầu tu tập của các tăng ni, phật tử và hoằng dương Phật pháp nên chùa Ba Vàng đã được xây dựng lại một lần nữa với quy mô vô cùng rộng lớn. Nhờ vậy ngôi chùa đã trở thành một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng bật nhất của Quảng Ninh.

Chùa Ba Vàng thờ Phật, thờ Mẫu và Đức Ông. Trong khuôn viên chùa trưng bày rất pho tượng đúc Quan âm bồ tát, Phật A Di Đà, Tam Bảo, Tam thế, Ông Thiện, ông Ác…

Khuôn viên chùa rộng lớn, xây dựng với rất nhiều khu thờ cúng

Vì đã trải qua nhiều lần trùng tu nên ngôi chùa Ba Vàng hiện nay có lối kiến trúc khá hiện đại, tuy nhiên vẫn giữ được màu sắc tâm linh đậm nét.

Bức tượng Phật A Di Đà: Tượng tạc từ vật liệu gỗ, được mệnh danh là bức tượng to đẹp nhất của các chùa chiền miền Bắc.

Hàng loạt các pho tượng vô cùng bề thế với độ cao trên 2m: Tượng Tam Thế, tượng Quan Âm… 

Khuôn viên chùa với những bức tượng lớn, vững chãi đứng giữa trời

Bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát lớn nhất cao đến 10,8m: Được dựng trên tòa sen cao 2,8m, khối lượng 80 tấn. Bức tượng này hoàn toàn từ đá granite nguyên khối và được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ, kì công bởi bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân.

Khu vực giếng nước khổng lồ, không bao giờ cạn: Đây được dân gian truyền miệng là giếng thần gắn liền với sự tích chỉ cần uống một ngụm nước của giếng này thì sẽ tiêu tan mọi bệnh tật, sức khỏe bền lâu và viên mãn đến già.   

Chùa Ba Vàng thờ cúng rất nhiều tượng phật được chạm khắc tỉ mỉ, tinh tế

Lầu Chuông, lầu Trống: Gắn liền với những nét hoa văn tinh tế, chạm khắc tinh xảo. Không gian tại đây phù hợp để du khách thả hồn vào chốn thanh tịnh, trầm mặc.

Tiếp theo hãy cùng MIA.vn tổng hợp bí kíp du lịch chùa Ba Vàng để bạn có một chuyến đi thuận lợi nhé.

Thời điểm thích hợp nhất để du khách tham quan chùa Ba Vàng Quảng Ninh là vào dịp sau Tết Nguyên đán, ngày 8 tháng Giêng âm lịch là lễ hội chùa Ba Vàng và ngày 9/9 là lễ hội hoa cúc. Đây được gọi là ngày tết cổ xưa của người Việt, tên chính thức là lễ hội Trùng Dương hay ngày tết hoa cúc.  

Khuôn viên chùa Ba Vàng được trang trí rực rỡ mỗi dịp tết đến xuân về để đón tăng ni phật tử  bốn phương

Còn với các du khách yêu thích phật pháp thì chùa Ba Vàng thường xuyên tổ chức các khóa tu theo từng tháng. Ở đây mỗi người tham gia sẽ được nghe các sư thầy và trụ trì giao giảng giảng Phật Pháp. Trải qua các khóa tu ngắn hạn này, tâm hồn của mỗi người sẽ thanh tịnh hơn, tạo được nền tảng tâm lý vững chắc để đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống. Đồng thời, đây cũng là hoạt động có giá trị về mặt giáo dục, truyền bá đạo Phật và góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Để lên chùa Ba Vàng lựa chọn được nhiều du khách yêu thích đó là đi cáp treo. Cáp treo có thể mua theo vé khứ hồi hoặc vé một chiều, với mức giá như sau:

Giá vé áp dụng với người lớn: Cáp treo khứ hồi hai tuyến là 280.000 VNĐ, khứ hồi 180.000 VNĐ và một chiều là 100.000 VNĐ. 

Đi cáp treo lên chùa Ba Vàng là lựa chọn của đa số du khách

Giá vé áp dụng với trẻ em: Cáp treo khứ hồi 2 tuyến là 200.000 VNĐ, khứ hồi 120.000 VNĐ và một chiều là 80.000 VNĐ. 

Đến với chùa Ba Vàng, du khách cần chuẩn bị như sau:

Ăn mặc lịch sự, kín đáo, trang phục nhã nhặn. Với những người mặc không đúng quy định thì sẽ bị ban quản lý chùa nhắc nhở và có thể không được cho vào chùa nếu không chỉnh trang lại trang phục phù hợp.

Nên chọn đi giày bệt, giày thể thao, giày đế thấp, đi êm chân và thoải mái nhất. Không nên đi giày cao gót vì khuôn viên chùa rất rộng, phải đi bộ nhiều và địa hình đồi cũng khá khó đi bộ.   

Hình ảnh du khách đến tham quan chùa Ba Vàng

Du khách nên đổi trước tiền lẻ để sử dụng trong quá trình đi lễ, cúng cầu, bỏ thùng từ thiện…    

Nếu đi xe tự lái hãy để xe cộ đúng nơi quy định, tuân thủ chỉ dẫn của ban quản lý chùa và nhân viên bảo vệ. 

Không sử dụng ngôn từ bất lịch sự, không lớn tiếng, đùa giỡn nơi cửa phật. Hãy đi nhẹ nói khẽ, ôn hòa và lịch sự. 

Không chen lấn, xô đẩy trong quá trình tham quan, cúng bái. Hãy giữ đúng tinh thần chốn cửa phật.

Hãy tôn trọng không gian linh thiêng tại chùa và tham gia lễ hội với lòng thành kính

Không mang theo những vật nguy hiểm, các chất gây cháy nổ, các chất kích thích như ma túy, chất gây nghiện. Không mang theo văn hóa phẩm đồi trụy và các loại tài liệu, văn bản truyền bá các tư tưởng sai lệch, chưa được sự kiểm duyệt và cho phép của ban quản lý chùa. 

Không đi vào những khu vực đặt biển Cấm, không vào nội viện của các tăng ni

Không ăn uống, xả rác bừa bãi trong khuôn viên chùa.  

Tuyệt đối không được phép tự ý đánh chuông, đánh trống và đánh các loại pháp khí của chùa.

Hình ảnh các Phật tử tham gia thờ cúng tại chùa Ba Vàng

Không được đặt tiền mặt bừa bãi, lễ cúng phải được chuẩn bị đúng truyền thống, bày soạn trang nghiêm, tiền cúng dường bỏ đúng vào hòm công đức hoặc đến bàn ghi nhận công đức. 

Không được bẻ cành, hái hoa, trèo cây, vẽ bậy… trong khuôn viên chùa, có ý thức giữ gìn cảnh quan chung.

Cấm hoàn toàn các hoạt động ăn xin, bói toán, phát tờ rơi, buôn bán, đổi tiền lẻ… trong khuôn viên chùa. 

Sự đông đúc tại chùa Ba Vàng các dịp lễ hội lớn trong năm

Trên đây là những kinh nghiệm mà MIA.vn muốn chia sẻ đến du khách để bạn có được chuyến tham quan chùa Ba Vàng thuận lợi nhất. Chúc bạn có chuyến đi thật nhiều trải nghiệm thú vị tại chốn Phật pháp linh thiêng nhé.