Chu trình PDCA là gì? Ví dụ và cách áp dụng trong quản trị chất lượng

Ví dụ về chu trình PDCA

Sau đây là một số ví dụ về chu trình PDCA khi áp dụng vào công việc thực tế của công việc:

Nike

Nike đã triển khai phương pháp quản trị tinh gọn (Lean method) để tối ưu hóa quy trình sản xuất của mình. Tuy nhiên, điều kiện và quy cách làm việc tại Nike vẫn chưa thật sự tốt và hiệu quả. Vậy nên, Nike đã quyết định áp dụng PDCA. Quy trình này đã trao quyền cho các nhân viên, đối tác và khách hàng của Nike được cải thiện điều kiện làm việc tại nhà máy sản xuất của mình bằng một hệ thống tính điểm để đánh giá hiệu quả của các cơ sở sản xuất.

Với quy trình PDCA, Nike đã cải thiện mạnh mẽ điều kiện làm việc tại các công xưởng, nhà máy sản xuất, loại bỏ các chi phí không cần thiết. Phương pháp quản trị tinh gọn và PDCA đã giúp Nike tăng trưởng gấp đôi, từ 100 tỷ đô vào năm 2015 lên đến 200 tỷ đô vào năm 2021.

Mayo Clinic

Mayo Clinic là bệnh viện phi lợi nhuận được thành lập từ năm 1889 và nhiều năm liền được xếp hạng là bệnh viện số 1 ở Mỹ. Mayo Clinic đã sử dụng song song Kaizen và PDCA để tiến hành tinh chỉnh các phương pháp điều trị, quy trình quản lý hồ sơ bệnh nhân và giảm thời gian chờ của khách hàng. Nhờ vậy, thời gian thăm khám và xét nghiệm bệnh nhân giảm từ 7,3 giờ xuống còn 3 giờ sau hơn 1 năm ứng dụng 2 phương thức trên. Ngoài ra, tổng lượng hàng, vật dụng y tế tồn kho của bệnh viện cũng giảm đến 31%.