Chủ nghĩa phát xít là gì? Tội ác của phát xít Đức – Tổ chức giáo dục IECS
“Độc đoán và tàn bạo”, “Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi”, “Chủ nghĩa chống cộng”, “Chủ nghĩa toàn trị”, “Cuộc phản cách mạng triệt để”… Đây là những cụm từ ta thường nghe được, cũng như nghĩ về khi nhắc đến Chủ nghĩa phát xít. Có đúng là như vậy hay không? Bản chất thật sự của Chủ nghĩa phát xít là gì? Sự tồn tại của Chủ nghĩa phát xít ở các nước nào trên thế giới? Hãy theo dõi bài viết để tìm hiểu và biết thêm thông tin về Chủ nghĩa phát xít nhé!
Mục Lục
1. Phát xít là gì? Chủ nghĩa phát xít
Chủ nghĩa phát xít (tiếng Đức: der Faschismus) là một phong trào chính trị cực hữu bắt đầu vào đầu thế kỉ XX ở Italia, được gọi là Fasium. Nó đại diện cho những tư tưởng độc tài, phân biệt chủng tộc, tư tưởng cánh hữu, đàn áp đối lập.
Đã có rất nhiều tranh cãi về bản chất của Chủ nghĩa phát xít. Theo SGK Lịch sử Việt Nam, Chủ nghĩa phát xít là “hình thức chuyên chính của tư bản chủ nghĩa, là lực lượng đế quốc phản động nhất, hiếu chiến nhất, có chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố, đàn áp tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược để thống trị thế giới”.
Sau khi thành lập phát xít, tổ chức này đã nhanh chóng nắm quyền lực ở Italia thông qua việc sử dụng bạo lực và khủng bố. Bởi lẽ, giai cấp vô sản và tiểu tư sản khi ấy đang ở trong giai đoạn kinh tế hết sức khó khăn, đối diện với nghèo đói và cái chết. Họ cần những người lãnh đạo có thể giúp họ thoát khỏi sự khốn khó đó. Tuy nhiên, tư tưởng của nó không mang tính chất giải phóng áp bức, bất công mà lại thông qua bạo lực, kiểm soát toàn diện, đàn áp, trấn áp không khoan nhượng các hoạt động đi ngược lại với mục tiêu của nhà nước.
Các phong trào phát xít tự cho mình quyền định hình lại thế giới tư tưởng của suy nghĩ và hành động của con người. Với chúng, con người chỉ là một khối không có ý chí và có thể định hình theo bất kỳ cách nào chúng muốn. Các tư tưởng bài Do Thái và phân biệt chủng tộc có thể được tìm thấy trong tất cả các phong trào phát xít, rõ rệt nhất là ở Đức.
2. Đặc điểm nổi bật của Chủ nghĩa phát xít
Những đặc điểm nổi bật của Chủ nghĩa phát xít có thể kể đến:
- Xây dựng Nhà nước tập trung và quân đội hùng mạnh
- Độc tài quân sự
- Hạ thấp quyền con người
- Kiểm soát phương tiện truyền thông
- Phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc
- Mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo
- Áp bức lao động
- Hạ thấp lực lượng tri thức và khoa học nhân văn
- Tham nhũng và chuyên chế
- Bầu cử sắp đặt
3. Các nước phát xít
Có rất nhiều nước theo chủ nghĩa phát xít, trong đó lớn mạnh nhất là Đức Quốc xã, Phát xít Italia và Đế quốc Nhật Bản. Ba đế chế hùng mạnh này đã liên kết với nhau, tăng cường các hoạt động quân sự, gây chiến tranh. Bên cạnh đó, cũng có nhiều quốc gia hùa vào với Đức Quốc xã để chống lại Hồng quân Liên Xô, có thể kể đến: Romania, Hungaria, Phần Lan, Thụy Điển, Croatia, Tây Ban Nha, Slovakia, Pháp.
4. Chủ nghĩa quốc xã – một trong những chế độ phát xít kinh hoàng nhất lịch sử loài người
Chủ nghĩa quốc xã, hay Chủ nghĩa quốc gia xã hội (tiếng Đức: Nationalsozialismus) là chế độ phát xít Đức dưới thời Adolf Hitler (1933-1945). Đây được coi là một trong những chế độ phát xít tàn bạo nhất trong lịch sử loài người với những chính sách độc đoán, chuyên chế, trong đó phải kể đến nhất là sự phân biệt chủng tộc.
Lá cờ Đức thời kỳ chủ nghĩa quốc xã lấy biểu tượng chữ thập ngoặc làm trung tâm. Đây là biểu tượng Swastika được Hitler lựa chọn và thiết kế. Đây thực sự là một biểu tượng của sự chết chóc. Adolf Hitler cho rằng, dòng máu Aryan thuần chủng đại diện cho sự cao quý, thượng đẳng, đem lại thắng lợi trong cuộc chiến đấu vì một thế giới mới. Sự tôn thờ của Adolf Hitler cực đoan đến mức, tất cả những dòng máu dân tộc khác ngoài Aryan đều bị cho là hạ đẳng, bị khủng bố và tàn sát cực kỳ dã man.
5. Bối cảnh ra đời của chủ nghĩa phát xít
Chủ nghĩa quốc xã là một phong trào chính trị xảy ra ở Đức sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Đức quốc xã đã lợi dụng tình hình lúc đó để cuồng tín theo đuổi các mục tiêu phi dân chủ. Sau đó, chế độ độc tài đã hình thành ở Đức năm 1933, với đảng cầm quyền là Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Adolf Hitler.
6. Tội ác của phát xít Đức
Phát xít Đức là khởi nguồn cho chiến tranh thế giới thứ 2 khi cho tiến đánh Ba Lan năm 1939, cuộc chiến tranh đã dẫn đến cái chết của hơn 70 triệu người trong lịch sử.
Tàn bạo và kinh khủng nhất phải kể đến tội ác diệt chủng. Chế độ độc tài thể hiện một sự khinh thường con người vô cùng sâu sắc, sẵn sàng giết hàng triệu người không có khả năng tự vệ. Ở đỉnh quyền lực, ngoài dòng máu Aryan cao quý, Những người bất đồng chính kiến, những người đồng tính luyến ái, Sinti và Roma và trên hết, những người Do Thái bị coi là kẻ thù chính của Hitler và những người theo chủ nghĩa Xã hội Quốc gia đã bị đàn áp và sát hại bằng nhiều hình thức dã man.
Ở nơi được gọi là trại tập trung, một nhà tù khổng lồ, là nơi giam giữ của những người có quan điểm chính trị chống đối với Hitler và thuộc về những dân tộc khác như Sinti hay Roma. Nhiều người cũng bị sát hại ở đây.
Tội ác của phát xít Đức là thứ vô cùng đáng sợ. Có thể nói, trong lịch sử loài người chưa bao giờ có tội ác nào lớn hơn tội ác của phát xít Đức.
7. Sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít Đức
Cuối năm 1942 – 1943, chiến tranh thế giới thứ hai dần đi đến hồi kết với những thắng lợi liên tiếp của Hồng quân Liên Xô. Trong khi đó, phát xít Đức lại liên tiếp gặp thất bại trong cuộc chiến với quân Đồng Minh. Cuối cùng, sự thống trị của Adolf Hitler đã kết thúc vào năm 1945, kéo theo sự sụp đổ của chủ nghĩa quốc xã tại Đức.
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
THAM KHẢO THÊM:
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
3.7/5 – (3 bình chọn)