Chủ Nghĩa Khắc Kỷ Là Gì? Vì Sao Hạnh Phúc Lại Đến Từ Tâm

Chia sẻ ngay

Shares

Cuộc sống ngày nay đang dần trở nên ngột ngạt theo nghĩa đen và nghĩa bóng. Những tin tức không vui đến liên tục như dịch bệnh, thiên tai, chết chóc. Vậy làm sao chúng ta có thể cân bằng được nội tâm giữa thế giới đầy biến động như thế này?

Đã đến lúc bạn cần phải biết đến Stoicism – chủ nghĩa khắc kỷ. Đây chính là bí quyết giúp bạn tìm lại được sự bình yên trong cuộc sống.

chu-nghia-khac-ky-la-gi Chủ nghĩa khắc kỷ là gì?

Chủ nghĩa khắc kỷ là gì?

Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism) là một trường phái triết học từ thời Hy Lạp cổ đại do Zeno xứ Citium sáng lập lập. Ông đã khám phá và sáng lập ra tại Athens vào đầu thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Chủ nghĩa khắc kỷ là một nhánh triết học về đạo đức con người.

Chủ nghĩa Khắc kỷ sinh ra với mục đích trui rèn tinh thần con người trở nên bình tĩnh và cứng rắn trước áp lực và khó khăn trong cuộc sống. Thế giới hiện đại đầy rẫy vấn đề như: dịch bệnh, thiên tai, khủng bố…Chủ nghĩa khắc kỷ giúp bạn vững vàng đối mặt và tìm được sự bình yên trong tâm trí. Đồng thời tránh được cám dỗ trong cuộc sống thường ngày.

Theo triết học khắc kỷ sinh mệnh, đời sống của ta chỉ là một cuộc hành trình ở vùng đất lạ. Và điểm đích cuối cùng chính là lãng quên, hư vô. Để chúng ta nhận ra rằng bất hạnh cuộc đời bắt nguồn từ việc cố gắng kiểm soát mọi thứ. Và chúng ta thường đặt hạnh phúc vào không đúng nơi.

Chúng ta nghĩ rằng sở hữu mọi thứ như vật chất, tinh thần chính là hạnh phúc. Nhưng thực tế hạnh phúc nằm trong chính tư tưởng của chúng ta. Chỉ cần phần biệt được những gì “thuộc về” và “không thuộc về”. Chắc chắn bạn sẽ sống hạnh phúc hơn.

Nguồn gốc của chủ nghĩa khắc kỷ

Nguồn gốc của chủ nghĩa khắc kỷ là “Zenonism”, được đặt theo tên người sáng lập Zeno thành Citium. Nói tới sự hình thành và phát triển của trường phái triết học cổ xưa này, chúng ta có thể chia thành 3 mốc thời gian chính

Zeno-nguoi-sang-lap-chu-nghia-khac-ky Zeno người sáng lập chủ nghĩa khắc kỷ

– Mốc 1: Thời kỳ hình thành Chủ nghĩa Khắc Kỷ.

Khởi nguồn là những tác phẩm và lời dạy từ ba nhà triết học đầu tiên thuộc trường phái Khắc Kỷ. Bao gồm Zeno xứ Citium (335 – 263 TCN), Cleanthes (331 – 232 TCN) và Chrysippus (khoảng 280 – 207 TCN).

Khắc Kỷ đã trở thành trào lưu triết học quan trọng của thế giới Hy Lạp – La Mã. Chủ nghĩa này đã định hình sự phát triển tư tưởng trong Kỷ nguyên Kitô.

– Mốc 2: Chủ nghĩa Khắc Kỷ thay đổi

Các triết gia Khắc Kỷ Hy Lạp là Panaetius (khoảng 185 – 109 TCN) và Posidonius (khoảng 135 – 51 TCN). Hai người đã sửa đổi một số nét đặc trưng của Chủ nghĩa Khắc Kỷ.

– Mốc 3: Chủ nghĩa Khắc Kỷ phát triển.

Các nhà Khắc Kỷ La Mã như Seneca, Epictetus (giữa thế kỷ thứ nhất đến đầu thế kỷ thứ hai), Musonius Rufus (khoảng 30 – khoảng 102 TCN), và hoàng đế Marcus Aurelius (121 – 180, trị vì từ 161 – 180).

Đây là những tác giả đã sáng tác các tác phẩm về chủ đề Khắc Kỷ của riêng mình. Và cho tới nay, các tác phẩm đó vẫn mang lại những giá trị to lớn.

Các nhà Khắc Kỷ cho rằng, những suy đồi đạo đức, nhưng đau khổ liên miên rất phổ biến trong xã hội của họ. Và dù trải qua hàng ngàn năm, những vấn đề tiêu cực mà Chủ nghĩa Khắc Kỷ đề cập vẫn đang hiện hữu ở xã hội hiện đại của chúng ta.

Chính vì lẽ đó, Chủ nghĩa Khắc Kỷ được sinh ra với mục đích mang lại một cuộc sống tốt đẹp, sự cân bằng trong cuộc sống và hướng con người Khắc Kỷ tới với mong muốn bình thản trong tâm hồn.

Ý nghĩa của chủ nghĩa khắc kỷ trong cuộc sống hiện đại

Chủ nghĩa này có ý nghĩa từ thời xa xưa. Nhưng giá trị của nó vẫn tồn tại và càng phát triển hơn trong thế giới hiện đại ngày nay. Nếu như hiểu và áp dụng chủ nghĩa khắc kỷ này vào cuộc sống hiện đại. Bạn sẽ có một cuộc sống nhẹ nhàng và an yên trong tâm hồn hơn.

Chủ động ngăn chặn những làn sóng tiêu cực

Cảm xúc của con người là thứ quyết định tới hành động. Chủ nghĩa khắc kỷ được đã được khoa học tâm lý hiện đại chứng minh. Hai người đang phải trải qua cùng một khó khăn. Những suy nghĩ và góc nhìn của hai người là khác nhau. Dẫn đến sự đánh giá và hành vi xử lý khó khăn đó cũng khác nhau.

Ví dụ như: hai người cùng một công ty vừa mất việc làm. Một người cảm thấy thất vọng về bản thân và cảm giác mất cả thế giới. Người này buồn bã và rơi vào trạng thái tự ti về bản thân. Tuy nhiên người còn lại, cảm thấy một sự tự do. Họ cảm thấy được giải phóng và hy vọng một cơ hội mới.

ngan-chan-lan-song-tieu-cuc Ngăn chặn làn sóng tiêu cực

Theo tâm lý học một người có cái nhiều tích cực. Sẽ có lợi nhiều hơn về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Hãy nhớ rằng, một sự việc tồi tệ không làm chúng ta buồn, mà chính suy nghĩ của chúng ta về nó. Đây mới là nguồn gốc của tiêu cực. 

Buông bỏ thói quen cuồng kiểm soát

Sự hoàn hảo là điều mà ai cũng mong muốn đạt được trong cuộc sống này. Nhưng thực tế không có gì trên đời là hoàn hảo. Vì thế chúng ta luôn muốn kiểm soát mọi thứ theo ý của mình. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi một ai đó không làm chính xác theo ý của bạn. Hay một điều gì đó trong cuộc sống chen ngang vào kế hoạch đã định sẵn trong đầu bạn.

Tất cả hành vị trên chứng tỏ một điều bạn đang quản lý từng ly từng tý mọi thứ trong cuộc sống. Vậy đã đến lúc bạn cần thư giãn, nhẫn nại và chấp nhận rằng bạn không thể kiểm soát mọi thứ. Khi bạn làm được như vậy bạn sẽ được an yên, nhẹ lòng hơn. Dưới đây là một số cách để bạn bớt kiểm soát hơn.

quan-ly-cuoc-song Thói quen quản lý cuộc sống

1. Đừng trở thành một người theo chủ nghĩa hoàn hảo

Đây có lẽ nguyên nhân khiến nhiều người thích kiểm soát cuộc sống và muốn nó trở nên hoàn hảo. Bạn có thể bỏ cả hàng giờ để tìm một lỗi đánh máy, nhưng lại chẳng tìm được. Hay bạn không muốn ai đến nhà khi chưa dọn dẹp sạch sẽ. Những điều trên chẳng giúp gì cho bạn mà nó chỉ khiến bạn tách biệt khỏi cuộc sống. Người mong muốn trở thành người hoàn hảo chính là một sự không hoàn hảo. 

Khi bạn không muốn người khác đến chơi nhà vì nhà cửa chưa được dọn dẹp. Thì họ chỉ nghĩ rằng bạn không muốn họ đến chơi mà thôi. Chủ nghĩa hoàn hảo sẽ khiến bạn đi lùi mà thôi. Hãy giữ mọi thứ cân bằng mới là chân lý của chủ nghĩa khắc kỷ.

2. Kiểm soát sự lo lắng của bản thân

Một lý do khác khiến bạn trở nên kiểm soát hơn đó là quá lo lắng. Hoặc sợ hãi phải đối mặt với những thứ mà bạn không biết đó là gì trong tương lai. Nếu bạn đang ở trạng thái như vậy, bạn cần thư giãn ngay. Hãy nhớ rằng đối mặt với những điều mình không thể biết được không phải là ngày tận thế. Đương nhiên, phải mất một thời gian bạn mới có thể kiểm soát được sự lo lắng của mình. Tập yoga, thiền giúp tìm ra gốc rễ của vấn đề, bạn sẽ giải quyết vấn đề tốt hơn.

3. Học cách chấp nhận

Theo chủ nghĩa khắc kỷ bạn muốn bình yên trong cuộc sống thì ngưng kiểm soát và học cách chấp nhận. Học cách chấp nhận bản chất của sự vật, sự việc, bạn sẽ giữ được bình thản trước sóng gió cuộc đời. Mặc dù mong muốn cải tiết bất cứ điều là ý niệm tốt. Tuy nhiên, có những thứ bạn muốn cũng không thể thay đổi được.

Khắc kỷ tạo ra hạnh phúc

Thời gian vốn là hữu hạn trong khi cuộc đời con người lại quá mong manh. Chúng ta luôn bị cuốn vào cuộc sống cơm áo gạo tiền mà quên rằng hạnh phúc lại ở ngay cạnh bên. Hạnh phúc ở đây chính là cha mẹ của chúng ta.  Đôi khi chúng ta bỏ quên những điều hạnh phúc nhỏ nhoi ấy, để chạy theo cuộc sống xa hoa, vật chất.

Lối sống khắc kỷ giúp chúng ta nhận ra hạnh phúc chính là khoảnh khắc mà mình đang tận hưởng. Từ đó giúp bạn quan tâm tới mọi người xung quanh hơn, hãy đối xử với họ như lần cuối được gặp họ. Đặc biệt là những người thân của mình, thay vì lãng phí thời gian vào những điều vô ích.

chu-nghia-khac-ky-tao-ra-hanh-phuc Chủ nghĩa khắc kỷ tạo ra hạnh phúc

Khắc kỷ khi đối diện buồn đau

Cuộc sống khắc kỷ không chỉ giúp bạn hạnh phúc hơn. Mà còn giúp bạn đối mặt với những điều đau buồn nhất. Có rất nhiều người nổi tiếng áp dụng chủ nghĩa khắc kỷ vào cuộc sống.

chu-nghia-khac-ky-doi-voi-tieu-cuc Chủ nghĩa khắc kỷ đối với tiêu cực

5 đầu sách về chủ nghĩa khắc kỷ bạn nên đọc

Bạn đã hứng thú về chủ nghĩa khắc kỷ chưa? Nếu bạn muốn hiểu hơn về chủ nghĩa thú vị này, thì 5 cuốn sách dưới đây dành cho bạn.

Tác phẩm Suy tưởng của Marcus Aurelius là một di sản của ông dành cho thế giới. Tác phẩm này là những dòng nhật ký của một vị Hoàng Đế khi áp dụng chủ nghĩa khắc kỷ vào cuộc sống. Điều ông viết chính là sự riêng tư của một vị Hoàng Đế khuyến khích bản thân có một cuộc sống tốt nhất có thể.

“Nếu bạn đau khổ bởi bất cứ điều gì bên ngoài, thì nỗi đau của bạn không phải do nó gây ra. Mà do cách bạn nhìn nhận vấn đề và phản ứng với điều đó. Và sự phản ứng này phụ thuộc hoàn toàn vào bạn.”

Đây là câu nói của hoàng đế la mã Marcus Aurelius. Ông đồng thời là một trong những triết gia đại diện lớn của chủ nghĩa khắc kỷ.

Một trong những nguyên nhân chính của bất hạnh chính là con người không chấp nhận thực tế không như mong muốn của họ. Con người luôn chối bỏ hoặc chống lại nó.

Chủ nghĩa khắc kỷ dạy ta phải tương tác với cách thế giới khách quan đang vận hành theo cách riêng của nó, thay vì bắt nó phải vận hành theo cách ta mong muốn..

Khác với những trường phái triết học thiên về lý thuyết. Khắc kỷ là trường phải tập trung vào giải quyết nỗi khốn khổ của con người. Giúp bạn tập trung đến hành vi, tâm lý và cách bạn bạn giải quyết vấn đề.

Cuốn sách sẽ đưa bạn đọc đến với cuộc đời và sự nghiệp của những triết gia Khắc Kỷ xuất chúng nhất từ Zeno cho đến Marcus Aurelius để biết được họ đã sống và cống hiến hết mình cho triết học khắc kỷ và cho hạnh phúc của nhân loại như thế nào.

Sách Seneca: Những Bức Thư Đạo Đức đã ra đời từ hơn 2000 năm trước tại La Mã cổ đại. Thời kỳ hoàng kim của những nhà hiền triết và những bậc thầy thông thái.

Lucius Annaeus Seneca là một trong 3 trụ cột chính của chủ nghĩa khắc kỷ. Nhằm hướng dẫn dân chúng tìm được giá trị đích thực trong cuộc sống. Và trả lời được câu hỏi “làm thế nào một cá nhân có thể đạt được cuộc sống tốt đẹp”.

Ông đã dành rất nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu. Viết ra rất nhiều bức thư để truyền tải cho chúng ta cách đi tìm sự bình thản trong tâm trí.

Nghệ Thuật Sống Epictetus là bản đúc kết tinh tế về Nghệ thuật sống của “thầy của các bậc thầy”. Mặc dù ông là một triết gia lừng danh ở Hy Lạp cổ đại, những lời dạy của ông được đúc kết một cách rõ ràng, dễ hiểu. Không hề có ý chứa đựng sự “uyên bác” cố tình như những nhà triết học khác.

Qua cuốn sách, độc giả sẽ hiểu được vì sao Epictetus từ thân phận nô lệ có thể vươn lên thành bậc đại trí thức. Đó là bởi ông luôn chân chính tâm niệm và thực hành đạo đức của chính mình.

Bản thân Epictetus và tư tưởng kỳ diệu của ông đã thành công chinh phục mọi tầng lớp trong xã hội. Những ý kiến của ông đã được nắm bắt và đưa vào thực hành trong đời thực.

Chia sẻ ngay

Shares