Chủ nghĩa dân túy – adaadff – HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO TIỂU LUẬN – Studocu

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN: CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI

Đề tài : CHỦ NGHĨA DÂN TÚY

Giảng viên hướng dẫn : TS. Doãn Mai Linh

Sinh viên thực hiện : Vũ Quỳnh Mai

Mã sinh viên : CT45A-018-

Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2021

LỜI MỞ ĐẦU

Chủ nghĩa dân túy là cụm từ được các nhà nghiên cứu, các chính trị gia và giới
truyền thông nhắc đến thường xuyên ở thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, nhất là
trong các cuộc bầu cử, trưng cầu dân ý ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở các
nước Âu, Mỹ. Làn sóng chủ nghĩa dân túy này dẫn đến những kết quả khó đoán, bất
ngờ và tác động bất ổn đến nền chính trị các nước, các khu vực và thế giới trong các
cuộc bầu cử, trưng cầu dân ý. Từ những kết quả này dẫn tới sự hạn chế, thậm chí làm
đảo ngược một số đường lối tích cực mà các quốc gia đang theo đuổi như: Sự ổn định
xã hội, bình đẳng giới, bình đẳng kinh tế, tự do thương mại, sự bao dung giữa các dân
tộc, tôn giáo, xu hướng hợp tác quốc tế và toàn cầu hóa… Điều này đang diễn ra ở
nhiều nước trong cộng đồng chung châu Âu (EC), như thắng lợi tại nhiều cuộc bầu
cử ở các cấp bầu cử của các đảng phái như Mặt trận dân tộc Pháp, Đảng Độc lập Anh
(UKIP), Đảng Chọn lựa cho Đức (AFD), Phong trào Năm sao tại Ý, Đảng Tự do Hà
Lan (PVV), Đảng Tự do Áo (FPÖ)… Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ (2016) với chiến
thắng của tỷ phú Donald Trump (với nhiều phát ngôn và hành động ấn tượng cả
trước, trong và sau khi trúng cử) và sự kiện Brexit (khi đa số cử tri Anh đồng ý bỏ
phiếu thuận để rời EU), đang là những điểm sáng đầy ấn tượng, cổ vũ sự lên ngôi của
chủ nghĩa dân túy châu Âu.

Nghiên cứu về chủ nghĩa dân túy đã và đang đóng vai trò quan trọng trong lý
luậnquan hệ quốc tế, nhất là trong quan hệ quốc tế đương đại với nhiều diễn biến
phức tạp và những vấn đề nóng hổi có liên quan đến phong trào chính trị này. Nhận
thức được tầm quan trọng đó, tôi đã lựa chọn chủ đề “Chủ nghĩa dân túy” trong bài
tiểu luận kết thúc học phần Chính trị quốc tế hiện đại.

Bài nghiên cứu sẽ đi phân tích làm rõ nguồn gốc, đặc trưng của chủ nghĩa dân túy và
những biểu hiện chính của nó trong thế giới đương đại. Ngoài ra, bài nghiên cứu
cũng lý giải những nguyên nhân dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy trong
những năm gần đây và những tác động của nó đối với thế giới cũng như bài học đối
với Việt Nam.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu luận
được kết cấu làm 04 phần, cụ thể như sau:

Chương 1: Nhận thức chung về chủ nghĩa dân túy.

Chương 2: Đặc điểm của chủ nghĩa dân túy.

Chương 3: Nguyên nhân và tác động của sự trỗi dậy chủ nghĩa dân túy mới.

Chương 4: Biện pháp ngăn ngừa và phòng tránh các biểu hiện của chủ nghĩa dân túy
tại Việt Nam

Do giới hạn về tài liệu trong tình hình dịch bệnh và trình độ chuyên môn của tác giả,
vì vậy những nội dung trình bày trong bài tiểu luận này chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình từ cô để
hoàn chỉnh hơn nội dung của bài tiểu luận.

Đến đầu thế kỷ XXI, như F. Decker xác định, chủ nghĩa dân túy trên thế giới có thể
được xem là một hệ tư tưởng, nhưng là một “hệ tư tưởng mỏng”, nhằm giải thích thế
giới và biện minh cho những mục tiêu cụ thể; được xây dựng trên cơ sở đa số người
dân chống lại tầng lớp tinh hoa quyền lực; không có hệ thống giá trị cụ thể, mà chỉ
nhấn mạnh sự tương phản giữa đa số nhân dân và tầng lớp tinh hoa; hướng vào việc
tranh giành lòng tin của quần chúng, lợi dụng người dân cho mục đích riêng với lời
hứa suông và thiếu trách nhiệm 4.

Tuy nhiên, để xác lập một cách hiểu hoàn chỉnh, thống nhất về khái niệm có tính chất
phức hợp như chủ nghĩa dân túy là một vấn đề khó. Thống nhất trong nhận định và
đánh giá các biểu hiện trong thực tiễn xã hội, chính trị lại càng khó hơn. Những khái
niệm được đưa ra trong những bối cảnh, hành động khác nhau có cách hiểu và tác
động khác nhau.

2. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của chủ nghĩa dân túy

Phong trào dân túy bắt đầu được chú ý từ cuối cách mạng Pháp của Jean-Paul Marat
(1743), với sự dẫn dắt của Robespierre, tư tưởng của Jean Jacques Rousseau hướng
sự chú ý tới người dân như sự đại diện cho ý chí của xã hôị 5. Tuy nhiên, lịch sử phát
triển đã làm chủ nghĩa dân túy nâng cấp lên và cho thấy những hình thái rất khác biệt
của của chủ nghĩa dân túy phụ thuộc vào địa lý, bối cảnh xã hội.

Chủ nghĩa dân túy thời nông nghiệp xuất hiện trong cuôc đấu tranh xã hộ i không̣
tưởng đại diện cho nông dân Nga. Nguồn gốc xuất phát từ cuộc đấu tranh cùa quần
chúng nhân dân, chủ yếu là nông dân nhăm đỏi mộng đất và thủ tiêu các hình thức
bóc lột của chê độ nông nô 6. Ban đẩu, phái dân túy có nhiều tư tường tiến bộ vì
những người theo phái này căm thù sâu sắc chế độ chuyên chê của Nga hoàng; nhiệt
tình bênh vực chủ trương mớ rộng giáo dục, đề cao chế độ tự quàn, bào vệ lợi ích cùa
quần chúng, mà chủ yếu lúc bây giờ là nông dân. Tuy nhiên, phong trào đẩu tranh cùa
phái dân túy nhanh chóng thât bại do phương pháp đấu tranh của họ mang nặng tính
không tưởng tiểu tư sản. Tuy nhiên, phong trào đấu tranh đó vẫn tồn tại dai dăng
nhưng mang nặng tính tự do và trơ thành trào lưu phan động, thoa hiệp, đi đền làm
tay sai cho Nga hoàng và thực chât là bảo vệ cho phú nông. Vi vậy, “bản chất cùa chữ
dân túy là sự hồn tạp những tư tướng dân chũ nông nghiệp với ước mơ xã hội chù
nghĩa, hi vọng bỏ qua chu nghĩa tư bản – một biến dạng cùa chủ nghĩa xà hội không

4 Frank Decker (2004): Der neue Rechtspopulismus, Opladen, Leske+Budrich, 2, S
5 Võ Văn Th ng (2018): Ch nghĩa dấn túy và nh ng c nh báo ưở ủ ữ ả đôấi v i Vi t Nam. Quấn đ i Nhấn dấn, tháng ớ ệ ô
5
6 Stanley, B. (2008): The thin ideology of populism, Journal of Political Ideologies. Vol 13.

tưởng tiểu tư sản ở nước Nga, đó là hệ tư tưởng của phái dân chủ nông dân” Từ vai
trò tích cực trong tập hợp nông dân đứng lên chống lại Nga hoàng, theo sự phát triển
của lịch sử, nó lại trở thành trào lưu tư tưởng cản trở sự phát triển, là một trở ngại cho
việc truyền bá Chủ nghĩa Mác vào nước Nga. Những sai lầm, bản chất phản động, đi
ngược lại lý luận của Chủ nghĩa Mác của phái này đã bị V.Iênin phê phán mạnh mẽ
trong tác phẩm “Những người bạn dân là thế nào, họ đấu tranh chống những người
dân chủ-xã hội ra sao” 7.

Phong trào dân túy tại Mỹ phát triển với hình ảnh của các nhà dân túy như John
Adams; Samuel Adams dẫn dắt người lao đông đòi bình đẳng kinh tế, và trở thànḥ
yếu tố chính dẫn tới tuyên bố đôc lập của nước Mỹ. Trong giai đoạn cách mạng nông̣
nghiệp, các nhà dân túy tại Mỹ thành lập đảng “People’s Party” với thành viên chủ
yếu là các chủ nông trại, đòi phải đánh thuế người giàu, quốc hữu hóa các ngành
công nghiệp, thành lập các tổ chức công đoàn (cánh tả và hữu). Lịch sử nước Mỹ cho
thấy chủ nghĩa dân túy như môt phong trào dựa trên cảm xúc, và kỳ vọng của ngườị
dân.

Chủ nghĩa dân túy Mỹ Latinh vào những năm 1940 – 1950 của dân túy tân cổ điển
cánh hữu và cực hữu của Vargas (1930 – 1950) tại Brazil và tướng Juan Domingo
Perón tại Argentine (1946 – 1955, 1973 – 1974). Sự xuất hiện của các nhà dân túy tại
khu vực Mỹ Latinh do sự bất bình đẳng lớn ở đây cùng với sự yếu kém của các công
đoàn đã khiến chủ nghĩa dân túy trở nên giải pháp hấp dẫn để người dân thành phố tỏ
rõ sự bất mãn của mình 8. Phong trào dân túy trong giai đoạn này đều là các phong
trào đòi công bằng, bình đẳng xã hôi. Dân túy cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh đã góp̣
phần tích cực trong giảm nghèo, giảm bất công, nhưng do sự hiện hữu của nó trong
mọi khuynh hướng chính trị (tả, hữu, tự do, bảo thủ, dân tôc ..) dưới hình thức các̣
chính đảng đối lập hay các phong trào xã hôi chống lại nguyên trạng hiện nay đạ̃
khiến cho việc xác định bản chất dân túy trong các chương trình phúc lợi xã hôi trợ̉
nên phức tạp. Chủ nghĩa dân túy Cánh hữu Mới phát triển từ những năm 1970, tập
trung vào những vấn đề như di cư, thuế, tôi phạm, và chủ nghĩa dân giai đoạn lịch sự̉
khác nhau. Chủ nghĩa dân túy cánh hữu đang lan tràn tại châu Âu với mục tiêu chống
lại tiến trình “hôi nhập châu Âu”, coi tiến trình này như là “bộ phận ngoại lai” của đấṭ
nước họ.

  1. Pasquino, G. (2008): Populism and Democracy in Twenty – First Century Populism: The Spectre of Western
    European Democracy, edited by Daniele Albertazzi and Duncan McDonnell, Houndmills, Basigstoke: Palgrave
    Macmillan
    8 Nguyêễn An Ninh (2018): Ch nghĩa dấn túy khu v c Myủ ở ự ễ Latinh. T p chí Lý lu n chính tr. No 8. ạ ậ ị
    lyluanchinhtri/home/index.php/quoc-te/item/2737-chunghia-dan-tuy-o-khu-vuc-my-latinh.html vào
    16/09/2019.

trong một nhóm dân cư bị thiệt thòi nhất định, hoặc các cuộc họp của dân chúng,
trưng cầu dân ý hay các hình thức dân chủ trực tiếp, trong khi lại ít hoặc không cần
quan tâm đến nguyện vọng, lợi ích chung của toàn xã hội; tập trung chú ý vào các
quyền và lợi ích nhiều hơn là trách nhiệm và nghĩa vụ của các nhóm dân cư này. Thứ
hai, thông qua hoạt động nghị trường ở các cơ quan dân cử với các tranh luận nghị
sự, các sinh hoạt của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội –
nghề nghiệp, các cuộc mít-tinh, biểu tình,… Thứ ba, thông qua cá nhân các nhà dân
túy – những người được “hâm mộ” với những phong cách chính trị có khả năng tạo
“hình ảnh lớn” và “ấn tượng mạnh”, có các hình thức và thủ thuật “hùng biện chính
trị” khi nêu chiến lược hay sách lược “đấu tranh” mang tính chất mị dân, nhằm lôi
kéo, tranh thủ quần chúng để đạt được mục đích của họ. Ông Donald Trump với khẩu
hiệu “Đưa nước Mỹ hùng mạnh trở lại”, tác động mạnh mẽ đến những cử tri “cảm
thấy bị bỏ lại đằng sau bởi toàn cầu hóa”, đã được bầu làm Tổng thống thứ 45 của
nước Mỹ. Thực tế là có 58%/69% cử tri da trắng bầu cho ông Trump 11. Cựu tổng
thống Mỹ sử dụng những lý lẽ như việc Mỹ tham gia vào những hiệp định thương
mại (NAFTA,TPP,…) là lấy mất việc làm của người Mỹ cho người nước ngoài, người
nhập cư. Ông Trump cũng chủ trương bài ngoại, không chấp nhận người nhập cư và
quy kết cho người nhập cư, đặc biệt từ Mexico, là những “kẻ tội phạm” và cấm toàn
bộ người Hồi giáo nhập cư vào Mỹ. Điều đó đã tác động vào tâm lý của những cử tri
bảo thủ, cảm thấy mất an ninh và quyền lợi của mình bị đe dọa bởi những người nhập
cư, trong bối cảnh khủng bố ngày càng gia tăng và quyền lợi của những người Mỹ da
màu được chú trọng hơn nhiều.

Thứ hai, chủ nghĩa dân túy luôn khai thác sự đối kháng giữa “dân chúng” và “tinh
hoa” Chủ nghĩa dân túy cho rằng các nhà dân túy mang lý tưởng cao cả, đại diện cho
đa số bị thiệt thòi, bị áp bức để lãnh đạo cuôc đấu tranh chống lại thiểu số nắm đặc̣
quyền trong xã hôi. Sự ác cảm của người dân đối với giới tinh hoa (nhà hoạch địnḥ
chính sách, đảng chính trị) là môt đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa dân túy trong đọ́
dân chúng mặc định là trong sạch, còn giới tinh hoa là tham nhũng. Những phong
trào dân túy thường có môt lãnh tụ có sức thu hút để dẫn dắt người dân. Lãnh đạo dâṇ
túy thường là người có xuất thân bên ngoài giới tinh hoa hoặc cũng có thể đó là
người xuất thân từ tầng lớp này, song những phát biểu của họ dường như thể hiện sự
ly khai tầng lớp của mình để bảo vệ lợi ích của số đông dân chúng. Họ thường người
có tính cách mạnh mẽ, có tư tưởng dân chủ cấp tiến muốn nhanh chóng thay đổi tình
trạng kinh tế chính trị xã hôi để đáp ứng kỳ vọng của nhân dân. Chính nhờ sự phảṇ

11 Kellner, D. 2018. Donald Trump as Authoritarian Populist: A Frommian Analysis. In: Morelock, J. (ed.)
Critical Theory and Authoritarian Populism. Pp. 71–82. London: University of Westminster Press. DOI:
https://doi. org/10.16997/book30. License: CC-BY-NC-ND

đối giới tinh anh Philippines mà ông Rodrigo Duterte đã được cử tri coi là người của
nhân dân rồi đưa lên làm tổng thống. Nhà dân túy Duterte đã nói rõ ông sẵn sàng hi
sinh nhân quyền vì luật pháp và trật tự, cam kết tiêu diệt hàng chục nghìn tội phạm
ma túy 12. Bất chấp bị quốc tế và phe đối lập chỉ trích mạnh vì chiến dịch, ông Duterte
vẫn được người dân Philippines ủng hộ mạnh mẽ. Bằng chứng là tỷ lệ ủng hộ ông sau
ba tháng cầm quyền ở mức đáng thèm muốn 76%.

Thứ ba, một đặc điểm chung của chủ nghĩa dân túy là tách rời phát ngôn với hành
động, chỉ làm thỏa mãn nhu cầu có tính chất ngắn hạn, nhất thời trước mắt của dân
chúng, sau đó nhanh chóng thay đổi quan điểm và không nhất quán một nguyên tắc
nào. Chẳng hạn như mỗi môt dòng tin trên mạng xã hộ i Twitter của cựu tổng thống̣
Donald Trump đều có ảnh hưởng rất lớn. Nhiều chính sách đối ngoại, kinh tế hay
chính sách xã hôi của mộ t số chính phủ theo xu hướng dân túy cũng gây nhiều tranḥ
cãi và bị chỉ trích 13. Các giải pháp nêu ra trong chiến lược chỉ có tính ngắn hạn và
không thể giải quyết tận gốc, căn nguyên của vấn đề.

Chương III. Nguyên nhân và tác động sự quay trở lại của chủ nghĩa dân túy

Chủ nghĩa dân túy ngày nay có xu hướng trỗi dậy trở lại và hiện đang trở thành làn
sóng trên thế giới, nhất là ở các nước châu Âu và châu Mỹ. Thắng lợi trong các cuộc
bầu cử của Mặt trận Dân tộc Pháp, Đảng Độc lập Anh, Đảng Chọn lựa cho Đức,
Phong trào Năm sao ở Ý, Đảng Tự do Hà Lan, Đảng Tự do Áo, và nhất là kết quả
trưng cầu dân ý của đa số cử tri Anh đồng ý việc nước này ra khỏi Liên minh châu
Âu (Brexit); chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lần thứ
45, “cuộc chiến giai cấp” giữa những người hưởng lợi từ một thế giới toàn cầu hóa
với những người cảm thấy bị bỏ lại phía sau; sự phản ứng của người dân trước những
khó khăn hay thất bại trong các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của chính
quyền, như Phong trào Áo Vàng ở Pháp hiện nay 14 ,… đã cho thấy rõ điều đó. Câu hỏi
đặt ra là tại sao chủ nghĩa dân túy lại quay trở lại mạnh mẽ vào thế kỷ XXI nhất là
trong năm 2016 trở lại đây.

12 Nicole Curato, “Politics of Anxiety, Politics of Hope: Penal Populism and Duterte’s Rise to Power,” Journal of
Current Southeast Asian Affairs, 35 (3) (2016): 92.
13 Voorhees, Josh. 2016. “Donald Trump Is Trying to Undermine the Democratic Process Itself “.
slate/blogs/the_slatest/2016/08/02/trump_s_rigged_comments_are_the_most_dangerous
_ thing_he_s_said_yet
14 Ronald Inglehart and Pippa Norris, “Trump, Brexit and the Rise of Populism. Economic Have-Nots and
Cultural Backlash” (Harvard Kennedy School, Working Paper, Cambridge, Massachusetts, August 2016),
accessed 1 November 2017, papers.ssrn/sol3/papers.cfm?abstract_id=2818659.

trệ về kinh tế, sự già hóa dân số và mức thu nhập không tăng đã làm cho đời sống
người dân, nhất là của những người yếu thế không được cải thiện làm gia tăng sự bất
mãn của người dân. Những điều này đang làm gia tăng sự bất mãn của người dân đối
với nhà nước và xã hội, cơ hội cho xu hướng dân túy phát triển.

Thứ hai, những quyết định yếu kém của các nhà lãnh đạo đất nước và cơ chế dân
chủ thái quá dẫn đến sự mất kiểm soát trong nhiều tình huống chính trị.

Một số quyết định của các chính phủ đã tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, dẫn
đến các phản ứng từ dân chúng; từ đó tạo mảnh đất thuận lợi cho việc xuất hiện
những nhân vật theo chủ nghĩa dân túy chống lại các quyết sách và hành động của
chính phủ, ví như: Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, Hoa Kỳ đã can dự vào hai
cuộc chiến tranh ở Trung Đông nhưng không thành công, rồi lại trải qua một cuộc
suy thoái tệ hại nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1930; Liên minh châu Âu đã tạo
ra một liên minh tiền tệ chung (đồng euro) mà không có phương cách tương ứng để
thống nhất chính sách tài khóa, dẫn tới cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp và
Síp; 15 … Các việc làm này đều do những quyết định của giới tinh hoa nhưng mang lại
hậu quả không tốt cho người dân.

Tự do dân chủ một mặt tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào các công việc của
nhà nước và xã hội, hạn chế sự độc tài và các quyết định sai lầm của chính phủ. Song
tự do dân chủ thái quá, không kiểm soát đã dẫn tới việc xuất hiện các cá nhân, nhóm
dân túy với khả năng hùng biện tốt kết hợp với khối cử tri bị chia rẽ nghiêm trọng
dẫn tới sự tê liệt chính trị hoặc làm thay đổi mục tiêu, định hướng của các quyết sách
của chính phủ so với ban đầu, khiến cho việc quản lý và phát triển xã hội trở nên rất
khó khăn. Ngược lại, sự quan liêu, xa dân của giới quan chức cầm quyền đã tạo ra
một khoảng cách lớn giữa lợi ích và tiếng nói của người dân với giới chức cầm quyền
hoặc những người có quyền lực trong xã hội. Điều này đã gây nhiều phản ứng từ xã
hội nhằm tái lập lại nền chính trị dân chủ. Chính sách xã hội phải đối mặt với nhiều
thách thức, chi phí cho chính sách an sinh đối với người già, tàn tật, thất nghiệp hay
hưu trí càng tăng làm gia tăng đáng kể số nợ của chính phủ, theo đó, nợ nần luôn đè
nặng lên đời sống vốn đã khó khăn của không ít người dân và của xã hội.

Thứ ba, sự xung đột văn hóa và bản sắc dân tộc giữa các quốc gia hoặc từ các cộng
đồng dân cư trong một quốc gia; giữa dân bản địa và dân nhập cư đang là các mảnh
đất tốt cho chủ nghĩa dân túy lên ngôi.

15 Artis Pabriks and Andis Kudors, “Conclusion,” in The Rise of Populism: Lessons for the European Union and
USA, eds. Artis Pabriks and Andis Kudors (Centre for East European Policy Studies, Riga: University of Latvia
Press, 2017), 172, appc/wp-content/uploads/2017/11/APPC_ Populism_2017_web

Theo Samuel Huntington, giai cấp nguy hiểm nhất về kinh tế chính trị không phải là
người nghèo và người thất cơ lỡ vận đứng bên ngoài sự phát triển xã hội, mà là tầng
lớp trung lưu – những người cảm thấy họ bị sa sút về kinh tế và không được hệ thống
chính trị nhìn nhận một cách tương xứng. Di dân và di tản toàn cầu, với nhiều lý do,
thật sự là thách thức đối với các chính phủ, khoét sâu sự ngăn cách về tâm lý giữa
người di cư đến và người sở tại về những khó khăn trong giải quyết, tiếp cận cơ hội,
việc làm và phát triển; dẫn đến các xung đột văn hóa và bản sắc dân tộc trong các
quốc gia có người nhập cư; hoặc trong một quốc gia có các xu hướng trái ngược nhau
trong quan điểm về nhập cư. Ví như, việc châu Âu lập ra khu vực Schengen và hàng
loạt những luật lệ khác để tự do hóa việc di chuyển của người dân bên trong châu Âu
mà không thiết lập ra được một cơ chế để kiểm soát các đường biên giới giữa châu
Âu với bên ngoài… Nhìn từ quan điểm kinh tế và đạo đức, đây là những chính sách
tốt, dân chủ và hòa nhập, song chính việc thiếu vắng một cơ chế kiểm soát phù hợp,
tự do đi lại trong nội bộ châu Âu lại trở thành vấn đề 16. Và điều này đã dẫn tới cuộc
khủng hoảng về tính chính danh sau khi xảy ra những làn sóng nhập cư đông đảo, bởi
cuộc nội chiến ở Syria năm 2014.

Thứ tư, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay đang làm thay đổi cách nhìn
nhận lại nhiều hệ giá trị trong đời sống xã hội loài người là mầm mống nảy sinh chủ
nghĩa dân túy.

Đặc biệt, cuộc cách mạng như vũ bão trong công nghệ thông tin đã thay đổi mọi mặt
của đời sống, từ kinh tế đến chính trị, văn hóa, xã hội và tư tưởng; làm thay đổi cách
thức quản lý của các chính phủ trong quan hệ con người với con người, con người
với nhà nước và xã hội. Quá trình cá nhân hóa thông tin tăng cao, lượng thông tin
ngày càng tích hợp khổng lồ, cập nhật liên tục, song thông tin thật, giả tràn lan, làm
cho người dân khó nhận biết, dẫn đến hoang mang, bị thông tin chi phối, dẫn dắt…

Chủ nghĩa dân túy trỗi dậy hiện nay là một trong những chỉ báo trong thay đổi của
nền kinh tế và chính trị thế giới. Về kinh tế, đó là sự trỗi dậy của các nền kinh tế mới
nổi, sự thay đổi vị thế kinh tế của các cường quốc, sự chuyển dịch của tự do cạnh
tranh sang chủ nghĩa bảo hộ kiểu mới,… Về chính trị, đó là những xu hướng từ đối
đầu giữa các hệ thống chính trị khác nhau sang xu hướng “hòa bình”, hợp tác và cùng
có lợi; xu hướng từ hai cực sang đa cực; sự nổi dậy của chủ nghĩa khủng bố quốc
tế,…

16 Artis Pabriks and Andis Kudors, “Conclusion,” in The Rise of Populism: Lessons for the European Union and
USA, eds. Artis Pabriks and Andis Kudors (Centre for East European Policy Studies, Riga: University of Latvia
Press, 2017), appc/wp-content/uploads/2017/11/APPC_ Populism_2017_web

ý thu hẹp ý nghĩa “dân chúng” tới môt nhóm đủ lớn trong xã hộ i để hợp pháp nắṃ
quyền chính trị. Không thừa nhận cần phải bảo vệ tất cả người dân, các nhà dân túy
ưu tiên lợi ích của dân chúng thuần nhất. Những tuyên ngôn của các nhà dân túy
(Donald Trump và dân túy cánh hữu chống di cư tại châu Âu) đã loại bỏ tính bình
đẳng và đa dạng trong xã hôi, tấn công nguyên tắc kiểm soát và cân bằng kiềm chệ́
quyền lực của nhà nước là mối đe dọa lớn nhất cho nguyên tắc cơ bản của nền dân
chủ

Tính hấp dẫn của các nhà dân túy gia tăng cùng với sự bất mãn của công chúng với
chính quyền hiện hành. Sợ hãi trước nạn khủng bố, bất an với sự đa dạng tôn giáo và
sắc tôc, người dân ngày càng cảm thấy chính quyền và giới tinh hoa lờ đi quạ n tâm
của họ. Các nhà dân túy cảm nhận được tình cảnh này và đã chọn công đồng di cư, tị̣
nạn và sắc tôc thiểu số trở thành nhóm biệt lệ bị kì thị. Mối đe dọa cao nhất ḷ à nạn di
cư, bản sắc văn hóa, cơ hôi kinh tế, và nạn khủng bố. Chiều hướng này đang đảọ
ngược lại môt số đường lối tích cực mà các quốc gia đang theo đuổi, như bình đ̣ ẳng
kinh tế, sự hòa hợp giữa các dân tôc và xu hướng hợp tác quốc tế, chống chủ nghĩạ
đôc quyền, bảo hộ (Lê Minh Quân, 2019)̣ 18. Dòng di cư tới châu Âu trong năm 2015
là lực thúc đẩy sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy. Tại châu Âu, Brexit ủng hô bản sắc̣
dân tôc Anh, chống lại người nhập cư; Tại Hungary, nổi lên những chính kháchcọ́
quan điểm duy trì và bảo vệ sự thuần nhất về sắc tôc của người Hungary, loại trự̀
những người thuôc sắc tộ c khác đang sống tại đây. Ba Lan cũng đang trải qua giaị
đoạn trỗi dậy của các nhóm phân biệt chủng tôc công khai, như nhóm mộ t “châu Âụ
da trắng” xuất hiện năm 2017. Xu hướng bài người da màu cũng đang có những biểu
hiện lan rông tại Mỹ cũng chống lại làn sóng di cư. Hiện nay các nhà dân túy ̣ cánh
hữu hưởng lợi từ cuôc khủng hoảng di cư và thậm chí còn thắng cử tại Hungary, PiṢ
tại Ba Lan, FPO tại Áo đang liên minh với đảng cầm quyền. Do vậy, chính sách của
môt số nhà dân túy đi ngược với tính bình đẳng và đa dạng xã hộ i của chế độ dâṇ
chủ.

Chương IV. Biện pháp phòng tránh biểu hiện chủ nghĩa dân túy tại Việt Nam

Thứ nhất, đẩy mạnh việc nghiên cứu làm rõ khái niệm, nội dung, hình thức biểu hiện,
tác hại và nguyên nhân phát sinh, phát triển của chủ nghĩa dân túy; đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, giáo dục để cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận biết được những

18 Lê Minh Quấn, (2019): Vêề ch nghĩa dấn túy và đấấu tranh ủ ngăn ng a nó hi n nay Vi t Nam. T p chí C ng ừ ệ ở ệ ạô ô
s n, sôấ 920 (6-2019). tapchicongsan.org/Hả ome/xaydung-dang/2019/55211/Ve-chu-nghia-dan-
tuy-va-dau-tranh-ngan-ngua-nhung-bieu

nguy cơ, biểu hiện và tác hại của chủ nghĩa dân túy; kịp thời nhận diện và cảnh giác
với những biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam; định hướng thông tin
đúng đắn trên báo chí, tạo hiệu ứng truyền thông tích cực, liên tục nhằm tạo sức
mạnh tổng hợp trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái và những biểu hiện của
chủ nghĩa dân túy. Việc tuyên truyền này không chỉ để mỗi cán bộ, đàng viên không
mắc vào những biêu hiện dân túy mà còn có ý thức dấu tranh chống lại nhừng biểu
hiện đó trong mỗi đơn vị, tổ chức. Để công tác tuyên truyền có hiệu quả, cần lựa
chọn hình thức tuyến truyền phù hợp với dặc điểm của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức;
chú trọng vận dụng thế mạnh cúa truyền thông, mạng xã hội để lựa chọn cách thức
tuyên truyền sinh động, thu hút sự quan lâm cùa nhiều người. tạo nên sức lan tỏa
rộng khắp với nhiêu đối tượng. Đây cùng là cách để đấu tranh chông lại nhưng hình
thức tuyên truyền mà các thế lực thù dịch đang ra sức lợi dụng để truyền bá chủ
nghĩa dân lúy vào Việt Nam.

Thứ hai, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, phòng, chống có hiệu quả
tình trạng tham nhũng, tiêu cực; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong
sạch, vững mạnh, toàn tâm, toàn lực phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, thực hiện
đúng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức
làm”, “việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh”, để củng cố niềm tin của nhân
dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ. Trước những hạn chế, tiêu cực trong quá trình
phát triển kinh tế – xâ hội, nhất là hạn chế trong công tác cán bộ, xây dựng Đảng đã
kiên quyết, kiên trì lãnh đạo nhân dân đấu tranh và đạt được những kết quả quan
trọng. Do đó, những biểu hiện dân túy không bị lan mạnh, trở thành một trào lưu
rộng khắp. Tuy nhiên, để đấu tranh có hiệu quả hơn nữa, cần tiêp tục đẩy mạnh
phòng, chổng những tiêu cực trong xă hội, nhất là nạn tham nhũng, lãng phí và
những biêu hiện tiêu cực khác của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đăng viên, như:
“tư duy nhiệm kỳ”, “lợi ích nhóm”, “bè cánh”, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sông, V.. Dây là một trong những giải pháp triệt đế nhằm xóa bỏ
các cơ sở, nguyên nhân nảy sinh và phát triển các biểu hiện dân túy ở Việt Nam.

Thứ ba, kiên định phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững độc
lập, chủ quyền trong quá trình hội nhập quốc tế; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của Nhà nước đối với báo chí, truyền thông, nâng cao khả năng định hướng
dư luận xã hội của báo chí, truyền thông.

DANH MỤC TÀI LIỆU

  1. Cục Tuyên huấn, Tổng Cục Chinh trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; Một sô
    vấn đề về chủ nghĩa dân túy hiện nay, Nxb. CTQG, H., 2019, Tr, 14, 15, 23.
    V.Iênin: Toàn tập, Nxb. CTỌG, H., 2005, tập I, tr.
  2. Kazin, M. (2017): The Populist Persuasion: An American History. Cornell
    University Press.
  3. What is Populism?, The Economist, 19-12-2016; F. Fukuyama: What is
    Populism?, American Interest
  4. Frank Decker (2004): Der neue Rechtspopulismus, Opladen, Leske+Budrich,
    2, S
  5. Võ Văn Thưởng (2018): Chủ nghĩa dân túy và những cảnh báo đối với Việt
    Nam. Quân đôi Nhân dân, tháng 5̣
    qdnd/chinh-tri/cac-van-de/chu-nghia-dan-tuy-va-nhung-canh-
    bao-doi-voi-viet-nam-
  6. Stanley, B. (2008): The thin ideology of populism, Journal of Political
    Ideologies. Vol 13.
  7. Pasquino, G. (2008): Populism and Democracy in Twenty – First Century
    Populism: The Spectre of Western European Democracy, edited by Daniele
    Albertazzi and Duncan McDonnell, Houndmills, Basigstoke: Palgrave
    Macmillan
  8. Nguyễn An Ninh (2018): Chủ nghĩa dân túy ở khu vực Mỹ Latinh. Tạp chí
    Lý luận chính trị. No 8. lyluanchinhtri/home/index.php/quoc-
    te/item/2737-chunghia-dan-tuy-o-khu-vuc-my-latinh vào 16/09/2019.
  9. Walicki, A. (1969): Populism. Its meanings and national characteristics.
    Weidenfeld and Nicholson. London
  10. Olli Hellmann, “Populism in East Asia,” in The Oxford Handbook of
    Populism, eds. Cristobál Rovira Kaltwasser, Paul Taggart, Paulina Ochoa
    Espejo, and Pierre Ostiguy (Oxford: Oxford University Press, 2017)
    11, D. 2018. Donald Trump as Authoritarian Populist: A Frommian
    Analysis. In: Morelock, J. (ed.) Critical Theory and Authoritarian Populism.
    Pp. 71–82. London: University of Westminster Press. DOI: https://doi.
    org/10.16997/book30. License: CC-BY-NC-ND
  11. Nicole Curato, “Politics of Anxiety, Politics of Hope: Penal Populism and
    Duterte’s Rise to Power,” Journal of Current Southeast Asian Affairs, 35 (3)
    (2016): 92.
  12. Voorhees, Josh. 2016. “Donald Trump Is Trying to Undermine the
    Democratic Process Itself “.
    slate/blogs/the_slatest/2016/08/02/trump_s_rigged_comments
    are_the_most_dangerous thing_he_s_said_yet
  13. Ronald Inglehart and Pippa Norris, “Trump, Brexit and the Rise of Populism.
    Economic Have-Nots and Cultural Backlash” (Harvard Kennedy School,

Working Paper, Cambridge, Massachusetts, August 2016)
papers.ssrn/sol3/papers.cfm?abstract_id=2818659.
15. Artis Pabriks and Andis Kudors, “Conclusion,” in The Rise of Populism:
Lessons for the European Union and USA, eds. Artis Pabriks and Andis
Kudors (Centre for East European Policy Studies, Riga: University of Latvia
Press, 2017), 172
appc/wp-content/uploads/2017/11/APPC_ Populism_2017_web
16 Pabriks and Andis Kudors, “Conclusion,” in The Rise of Populism:
Lessons for the European Union and USA, eds. Artis Pabriks and Andis
Kudors (Centre for East European Policy Studies, Riga: University of Latvia
Press, 2017)
17.
appc/wp-content/uploads/2017/11/APPC_ Populism_2017_web
18ê Minh Quân, (2019): Về chủ nghĩa dân túy và đấu tranh ngăn ngừa nó hiện
nay ở Việt Nam. Tạp chí Công sản, số 920 (6-2019).̣
tapchicongsan.org/Home/xaydung-dang/2019/55211/Ve-chu-
nghia-dan-tuy-va-dau-tranh-ngan-ngua-nhung-bieu