Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm Và Chiến Lược Hiệu Quả Cho Từng Giai Đoạn
Khi bạn muốn kinh doanh online, không chỉ có vốn và niềm đam mê là đủ, mà cần không ngừng bổ sung kiến thức, cập nhật tình hình, tin tức để có được nền tảng đề ra những chiến lược, kế hoạch để công việc được phát triển thuận lợi và lâu dài. Với những bước khởi đầu chuẩn bị thì việc lựa chọn sản phẩm để kinh doanh và tìm kiếm nguồn hàng là cần thiết. Để có thể hoàn thành bước này thật hiệu quả và gia tăng được lợi thế cạnh tranh thì bạn cần nắm rõ các giai đoạn của một vòng đời sản phẩm. Hiểu được chu kỳ sống của sản phẩm là gì và áp dụng để đề ra kế hoạch marketing như thế nào cho phù hợp nhất. Hãy theo dõi bài viết này chúng tôi sẽ giúp cho bạn hiểu rõ những vấn đề một cách cụ thể nhất.
Mục Lục
I. Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?
Chu kỳ sống của sản phẩm tên tiếng Anh là product life cycle là một thuật ngữ để chỉ sự vận động của việc tiêu thụ một sản phẩm trên thị trường hay quá trình biến đổi doanh thu và lợi nhuận của một sản phẩm từ khi nó được đưa vào thị trường lần đầu tiên đến khi nó bị suy thoái và loại bỏ khỏi thị trường.
Chu kỳ này sẽ cho ta biết được nhu cầu về sản phẩm của thị trường luôn biến đổi, kéo theo đó là điều kiện kinh doanh sản phẩm cũng biến đổi theo. Do đó cần có những kế hoạch linh hoạt tinh chỉnh theo để thích ứng, theo kịp tình hình.
Trước tiên cần nắm được đặc điểm của chu kỳ sống sản phẩm. Các sản phẩm khi được công bố trên thị trường sẽ tồn tại và biến mất trên thị trường. Ở mỗi giai đoạn thì lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ khác nhau, điều kiện kinh doanh cũng khác nhau, cũng là một khó khăn đối với người bán hàng. Mức doanh thu và lợi nhuận cũng sẽ biến đổi ở mỗi giai đoạn chu kỳ sống, vì vậy lun đòi hỏi những chiến lược tài chính, marketing, phát triển cũng phải khác nhau thì công việc kinh doanh mới được phát triển lâu dài.
II. Các giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm
Chu kỳ sống của sản phẩm nào bất kỳ cũng đều trải qua các bốn giai đoạn đó là: giai đoạn giới thiệu, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn bão hòa và cuối cùng là giai đoạn suy thoái.
1. Giai đoạn giới thiệu sản phẩm ra thị trường:
Ở giai đoạn này sản phẩm sẽ được nghiên cứu, triển khai hoàn thành và được các doanh nghiệp tung ra thị trường. Thời điểm này sẽ bắt đầu với chu kỳ sống của sản phẩm. Vì mới được tung ra thị trường nên khách hàng mục tiêu sẽ chưa biết nhiều đến sản phẩm của bạn. Chính vì thế doanh nghiệp ở giai đoạn này sẽ đưa ra mục tiêu và nỗ lực để quảng bá đưa hình ảnh thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng. Phải làm sao để người tiêu dùng nhận thức được lợi ích và tiềm năng mà sản phẩm mang lại. Các doanh nghiệp sẽ tốn rất nhiều chi phí để đảm bảo rằng thị trường sẽ biết đến và đón nhận chúng.
2. Giai đoạn tăng trưởng và phát triển
Khi đến giai đoạn này thì người tiêu dùng đã biết đến và quen với việc sử dụng sản phẩm. Đơn hàng ngày càng tăng, doanh số cũng trở nên ngày càng cao kết thúc tình trạng lỗ khi ở giai đoạn giới thiệu. Khi đó các doanh nghiệp cũng phải cắt giảm chi phí quảng bá để tập trung đẩy mạnh sản xuất và phân phối hàng hóa.
3. Giai đoạn bão hòa
Ở giai đoạn này thì các đơn đặt hàng không còn nhiều như trước nữa, khách hàng đã quá quen với sản phẩm của bạn, doanh thu bị chững lại. Nhiều đối thủ đã nhảy chân vào, sản phẩm cạnh tranh, giá cả giảm sút làm lợi nhuận giảm theo. Các doanh nghiệp sẽ tìm cách để phát minh ra sản phẩm mới, thay thế chúng.
4. Giai đoạn suy thoái:
Đây được xem là giai đoạn kết thúc vòng đời sản phẩm khi mà sản phẩm bán ra ngày càng ít, khách hàng còn lại là những khách hàng trung thành, lợi nhuận sẽ giảm ở mức thấp nhất. Sản phẩm dần biến mất và đào thải khỏi thị trường.
III. Đề ra chiến lược phù hợp ứng với từng giai đoạn
Chiến lược marketing đối với sản phẩm trong giai đoạn giới thiệu
Khách hàng tiềm năng: nhóm khách hàng tìm kiếm sản phẩm mới
Chiến lược marketing mix:
+ Sản phẩm: Sử dụng sản phẩm cơ bản
+ Giá cả sản phẩm: Thực hiện chiến lược hớt váng sản phẩm bán với giá thật cao lúc ban đầu giả dụ sản phẩm là hàng hot như hàng công nghệ, thời trang, xe cộ hay chiến lược giá xâm nhập cộng đồng (định báo giá thành siêu thấp khi tung hàng, sau đấy tăng dần dần khi có cơ hội) nếu sản phẩm là hàng dân dụng thực phẩm, mì gói, thức ăn nhanh
+ Chào bán: áp dụng kênh chào bán chọn lọc
+ Promotion: PR trên các phương tiện truyền thông TV, báo đài, Internet hay quảng cáo qua việc tiếp cận cá nhân khách hàng, thực hiện các phương pháp sales promotion như cho khách hàng dùng thử sản phẩm, tặng mã voucher khuyến mãi, mời báo mạng đến viết lách bài bác quảng bá.
Chiến lược marketing đối với sản phẩm trong giai đoạn tăng trưởng:
Khách hàng chủ yếu: Nhóm khách hoặc doanh nghiệp sử dụng một sản phẩm hoặc công nghệ mới trước những người khác
Chiến lược marketing mix:
– Sản phẩm: đưa ra kế hoạch để cải tiến chất lượng sản phẩm hoặc tung ra những mẫu thay thế (rõ ràng: táo khuyết sau này chào làng sản phẩm iPhone 5, sau một thời gian đã tung bổ sung 2 dòng sản phẩm cải biến là điện thoại iPhone 5S cũng như điện thoại Apple iPhone 5C). bức tốc sản khối lượng sản xuất.
– Giá cả : Giá bán nên được giảm với các sản phẩm hot, và có kế hoạch tăng giá với sản phẩm dân dụng dựa vào chi phí sản xuất.
– Mở rộng kênh phân phối, đầu tư trên nhiều kênh khác nhau
– Chiến lược quảng bá nên cần cắt giảm ngân sách nhằm phục vụ để đầu tư vào sản xuất, phân phối sản phẩm
Chiến lược marketing đối với sản phẩm trong giai đoạn bão hòa:
Khách hàng chủ yếu: nhóm khách hàng lâu năm
Chiến lược marketing mix:
– Sản phẩm: cải tiến tính năng và cải tạo chất lượng tốt sản phẩm
– Giá cả: Khi các đối thủ cạnh tranh nhảy vào, nếu bạn chưa có tên tuổi thì rất dễ bị đào thải, chính vì thế cần giảm giá bán xuống để có thể cạnh tranh dễ dàng được. Nếu bạn là doanh nghiệp lớn mạnh thì có thể tăng giá bán cùng với chất lượng để hạ gục đối thủ.
– Vẫn giữ vững các kênh phân phối đã sử dụng ở giai đoạn trước đó.
– Promotion: Tập trung hơn nữa vào việc chăm sóc khách hàng, để họ thấy được sản phẩm của bạn khác biệt như thế nào so với đối thủ để củng cố thương hiệu.
4. Chiến lược marketing đối với sản phẩm trong giai đoạn suy thoái
Khách hàng chủ yếu: nhóm khách hàng vẫn sử dụng sản phẩm đã lỗi thời hoặc vì giá cả rẻ
Chiến lược marketing mix:
-Sản phẩm: Có thể cân nhắc để cải tiến hoặc giữ nguyên sản phẩm, cần có kế hoạch sản xuất cho phù hợp để không bị tồn kho quá nhiều, khi sản phẩm dần bị đào thải
– Giá cả; Giảm giá đến mức thấp nhất nhằm tăng khả năng bán hàng thanh lý thu lại vốn
– Dần kết thúc việc phân phối sản phẩm trên các kênh để giảm chi phí
– Promotion: Đưa ra các chương trình khuyến mãi đại hạ giá để thu hút khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ cụ thể của chúng tôi về kiến thức chu kỳ sống của sản phẩm để bạn có thể áp dụng vào công việc kinh doanh của mình một cách thuận lợi và dễ dàng nhất. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.