CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM – QUY LUẬT CHUNG CỦA THỊ TRƯỜNG
Các nhà kinh doanh cũng như các doanh nghiệp thường hay không quan tâm đến chu kỳ sống của sản phẩm. Chính vì thế mà tuổi thọ của sản phẩm bị giảm suy thoái và kết thúc nhanh chóng. Vậy chu kỳ sống của sản phẩm có nghĩa là gì? Làm sao để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm? Bài viết dưới đây Vĩnh Thái xin chia sẻ cách để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm.
Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chu kỳ sống của sản phẩm nhưng hiểu ngắn gọn nhất chu kỳ sống của sản phẩm là một quá trình từ khi sản phẩm xâm nhập thị trường đến khi sản phẩm suy thoái và biến mất trên thị trường.
Vòng đời của sản phẩm có mấy giai đoạn?
Trong sản phẩm nói chung và vòng đời sản phẩm nói riêng thì mô hình quan trọng nhất của sản phẩm là chu kỳ sống của sản phẩm.
Sản phẩm nào cũng có chu kỳ sống. Một vòng đời sản phẩm gồm có 4 chu kỳ:
-
Giai đoạn 1: Xâm nhập thị trường
-
Giai đoạn 2: Tăng trưởng của sản phẩm. Đây cũng được coi là giai đoạn hưng thịnh nhất của một sản phẩm.
-
Giai đoạn 3: Giai đoạn sản phẩm đã bị bão hòa trên thị trường
-
Giai đoạn 4: Suy thoái của sản phẩm là lúc sản phẩm không còn sản xuất trên thị trường
Người ta gọi đây là 4 chu kỳ sống của sản phẩm. Nếu sản phẩm xâm nhập thành công sẽ đạt đến giai đoạn tăng trưởng về doanh thu, tăng trưởng về thị phần. Số lượng khách hàng sẽ tăng lên và sau đó nó sẽ tiếp tục đến giai đoạn bão hoà. Bão hoà thì sản phẩm bắt đầu có chiều hướng giảm dần. Nó sẽ giảm sâu, giảm mạnh khi về mức suy thoái. Và nó sẽ rời khỏi thị trường và chết đi. Tức là một sản phẩm nó sẽ có giai đoạn hình thành và giai đoạn chết đi cũng giống như chu kỳ sống của con người.
Đây chính là lý do khiến các doanh nghiệp phải liên tục cải tạo sản phẩm, cải tiến sản phẩm và liên tục đưa sản phẩm mới ra thị trường. Nếu không cải tiến sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ dần dần suy thoái và sẽ chết đi như sản phẩm.
Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải liên tục cải tạo, cải tiến, nâng cao tính năng, bổ sung thêm tính năng của sản phẩm để kéo dài chu kỳ sống cho sản phẩm.
Những ví dụ điển hình về chu kỳ sống của một sản phẩm
Ví dụ 1: Xe wave RS của Honda ban đầu tiên có phải là wave RS không? Xe đầu tiên của Honda là wave thường, sau đó Honda tiếp tục cải tiến sản phẩm và cho ra đời xe wave alpha, sau một thời gian Honda cải tiến sản phẩm đến đời wave s, sau đó là wave R, rồi đó wave RS, cuối cùng là wave RSX như bây giờ.
Nếu nói về khung và máy của xe vẫn không thay đổi, nó chỉ thay đổi phần vỏ nhựa và thay đổi phần tên sản phẩm. Chính điều này đã giúp những con xe wave của Honda kéo dài tuổi thọ hơn.
Ví dụ 2: Chúng ta đã quá quen với cái tên bột giặt Tide. Sau một thời gian ra mắt thị trường thì Tide đã tung ra sản phẩm bột giặt Tide Plus bổ sung hạt xanh làm trắng sáng quần áo hơn trong quá trình phơi áo. Có thể thấy bột giặt Tide đang cải tiến sản phẩm để làm cho sản phẩm trở lên mới hơn trong mắt người tiêu dùng.
Làm sao để kéo dài chu kỳ sống của một sản phẩm
Một sản phẩm cũng giống như con người được sinh ra, lớn lên, phát triển, và suy thoái. Con người có thời gian thai nghén thì sản phẩm cũng có thời gian thai nghén là trong phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu. Đó chính là giai đoạn hình thành lên sản phẩm.
Mỗi sản phẩm khác nhau thì chu kỳ sống lại khác nhau. Có nghĩa là có sản phẩm có chu kỳ sống rất dài, có những sản phẩm có chu kỳ sống rất ngắn. Có những sản phẩm có chu kỳ sống dài vài chục năm nhưng lại có sản phẩm lại chỉ tồn tại vài tháng thậm chí là 1-2 năm.
Ví dụ như xe Dream của honda. Có tuổi đời 38 năm tính từ nó bắt đầu đến lúc kết thúc năm 2019. Chúng ta vẫn có thể vẫn nhìn thấy nó nhưng kết thúc ở đây có nghĩa là không sản xuất mới nữa. Xe Dream của Honda đã từng bán ở Việt Nam rất chạy, nhưng nó cũng phải báo khai tử vì mỗi một sản phẩm đều có tuổi đời.
Hiểu về tuổi đời sản phẩm rất quan trọng. Nhiều chủ doanh nghiệp không nhận thức và không biết được sản phẩm có tuổi đời nên không biết cách kéo dài tuổi đời ra. Nếu không biết kéo dài tuổi đời của sản phẩm thì sản phẩm sẽ chết rất nhanh.
Vậy làm sao để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm?
Để kéo dài tuổi thọ sản phẩm trước hết cần nâng cao chất lượng sản phẩm. Liên tục update sản phẩm bổ sung để cải tiến sản phẩm mới hơn vì bản chất con người là luôn luôn thích điều mới.
Để thay đổi dễ nhất là thay đổi bao bì sản phẩm, khó hơn là thành tố sản phẩm, xuất sắc nhất là thay đổi chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là quan trọng nhất vì thay đổi chất lượng sản phẩm thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Ví dụ như ngày xưa là có kem nghệ để bôi sẹo nhưng giờ đã cải tiến và đổi mới thành nghệ nano. Một công nghệ xuất sắc hơn trong đổi mới cốt lõi sản phẩm.
Nói tóm lại, để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm thì CEO cũng như các doanh nghiệp cần phải đổi mới sản phẩm. Tuỳ vào mức độ đổi mới sản phẩm của từng doanh nghiệp nhưng hãy nên liên tục đổi mới sản phẩm để giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm.