Chu kỳ sống của sản phẩm là gì? Cách ứng dụng trong Marketing

Trong kinh doanh, sản phẩm của bạn có nhiều cơ hội bứt phá nếu nắm rõ chu kỳ sống của sản phẩm. Bởi vậy, việc tìm hiểu giai đoạn thịnh suy của sản phẩm là vô cùng quan trọng nếu doanh nghiệp muốn phát triển bền vững. Chu kỳ sống của sản phẩm là gì? Chiến lược Marketing theo từng giai đoạn như thế nào? Tất cả sẽ được Mona Media làm rõ ở bài viết dưới đây.

Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?

Chu kỳ sống của sản phẩm (trong tiếng anh là “Product Life Cycle”)  hay còn gọi là vòng đời sản phẩm. Cụm từ này chính là toàn bộ quá trình sản phẩm tồn tại và phát triển từ khi triển khaiphát triểnbão hòasuy thoái.

Chu kỳ sống của sản phẩm

Không những vậy, chu kỳ sống sản phẩm còn biểu thị chỉ số về tương tác giữa sản phẩm và khách hàng ở tùng khoảng thời gian cụ thể khác nhau tính từ khi ra mắt (số lượng tiêu thụ, số lượng tiếp cận, tỷ lệ cạnh tranh,…)

Chính bởi những thông tin hữu ích mà chu kỳ sống của sản phẩm đem lại, có rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đều thực hiện nghiên cứu và đoán vòng đời của sản phẩm để có thể đưa ra chiến lược Marketing thích hợp.

4 giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm là gì?

Ở vị trí người tiêu dùng, người ta thường thấy có 3 giai đoạn cụ thể và dễ dàng nhận ra nhất gồm có: Ra mắt – Phủ sóng (tức là nhìn thấy sản phẩm ở mọi gia đình, mọi nơi,…) – Biến mất (ít khi nhìn thấy, hoàn toàn biến mất,..)

Tuy nhiên, đối với những người kinh doanh, chu kỳ sống sản phẩm được chia thành 4 giai đoạn khác nhau. Thời gian ở mỗi giai đoạn không được ấn định cụ thể mà phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của sản phẩm.

4 giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm

Tóm lại, chu kỳ sống gồm có 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Ra mắt sản phẩm

Ra mắt sản phẩm là giai đoạn các doanh nghiệp chuẩn bị những khâu hoàn thiện sản phẩm cuối cùng và tung sản phẩm ra thị trường. Ở giai đoạn ra mắt sản phẩm, đa số các khách hàng đều không biết đến sản phẩm.

Bởi vì vậy, trong giai đoạn này doanh nghiệp cần phải tích cực quảng cáo mọi thông tin quảng cáo những thông tin hình ảnh trên những kênh truyền thông xã hội, hay những phương tiện truyền thông đại chúng, KOLS…để tăng mức độ nhận diện thương hiệu đối với đối tượng khách hàng mục tiêu.

Chú ý, sản phẩm sẽ bước sang giai đoạn 2 nhanh chóng nếu giai đoạn 1 kết thúc sớm. Tuy nhiên, để đạt được điều đó cần phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược quảng bá sản phẩm.

Giai đoạn 2: Phủ sóng kết hợp tăng trưởng

Sau khi đã bước qua giai đoạn 1, chu kỳ sống sẽ bước đến giai đoạn phủ sóng và tăng trưởng trên thị trường.

Ở giai đoạn 2, doanh nghiệp có thể nhìn thấy được sự tăng trưởng của sản phẩm một cách rõ rệt thông qua doanh thu. Tại giai đoạn 1, càng có nhiều khách hàng biết đến sản phẩm tức là giai đoạn 2 thành công nhất.

Doanh nghiệp có thể cân nhắc việc cắt giảm chi phí về quảng cáo để có thể tập trung vào chiến lược bán hàng như mở rộng thị trường, sản xuất, tìm kiếm những đại lý phân phối các sản phẩm,…

chiến lược phủ sóng thị trường

Giai đoạn 3: Đỉnh thị trường và bão hòa

Ở giai đoạn này, chúng ta sẽ không thấy sự phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn trước. Thấm chí, ở một số thời điểm nhất định, bạn có thể cảm nhận được sự chững lại rõ ràng và chỉ số có thể đi xuống.

Sở dĩ có giai đoạn này bởi khách hàng đã biết quá rõ về sản phẩm, tệp khách hàng mục tiêu đã được khai thác triệt để, chưa thể thu hút được khách hàng mới.

Điều này thể hiện tỷ lệ cạnh tranh giữa các sản phẩm ở thị trường tăng cao, các nhà kinh doanh hy vọng có thể duy trì được mức kết quả ổn định và bắt buộc phải bỏ ra nhiều khoản chi phí. Nếu không, sản phẩm sẽ nhanh chóng bước sang giai đoạn suy thoái.

Giai đoạn 4: Thị trường suy thoái

Không có bất kỳ sản phẩm nào có thể tránh được giai đoạn suy thoái. Đây có lẽ chính là thời điểm mà các doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng bị động.

Ví dụ: Sản phẩm của bạn bị tồn kho với số lượng lớn, hạn sắp hết hạn cần nhanh chóng cắt lỗ, tệ hơn sẽ có thể dẫn đến thua lỗ và khủng hoảng ở bất kỳ thời điểm nào nếu doanh nghiệp của bạn không tìm ra được một chiến lược mới cho sản phẩm.

Cũng không quá khó để hiểu, bởi thị trường hiện nay luôn thay đổi, mỗi một giờ đồng hồ trôi qua trên thị trường lại xuất hiện thêm rất nhiều sản phẩm khác nhau. Người tiêu dùng sẽ có thêm rất nhiều sự lựa chọn khác nhau, lúc này sản phẩm của bạn đã không gây nên được thu hút như ban đầu.

Đây là giai đoạn vô cùng khó khăn, bắt buộc các nhà kinh doanh phải có tầm nhìn và biết cách đón đầu xu hướng kinh doanh để có thể tạo cho sản phẩm một chu kỳ sống mới.

Chiến lược Marketing theo từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm

Để doanh nghiệp chủ động trong doanh thu, tiêu thụ và sản xuất, các nhà kinh doanh cần có những chiến lược Marketing phù hợp với mỗi giai đoạn cụ thể. Dưới đây là chiến lược bạn có thể cân nhắc tham khảo.

Chiến lược Marketing theo từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm

Giai đoạn 1: Lựa chọn 1 chiến lược phù hợp

Doanh nghiệp cần lựa chọn 1 trong 4 chiến lược cụ thể dưới đây để phù hợp với tùy từng sản phẩm và khả năng thực hiện.

  • Đưa mức giá cao và tiến hành những hoạt động quảng bá cùng với các chiến lược, thông điệp sản phẩm tương đương với mức giá thành để thuyết phục tệp khách hàng tin tưởng.
  • Đưa mức giá cao cùng với những hoạt động quảng cáo, PR, Viral thương hiệu diễn ra thường xuyên để tiếp cận khách hàng
  • Đưa mức giá thấp cùng các hoạt động chiến lược Marketing diễn ra sôi nổi với mục đích đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường.
  • Đưa mức giá thấp, đồng thời không dành quá nhiều chi phí cho các hoạt động Marketing, sản phẩm sẽ thâm nhập vào thị trường từ từ một cách tự nhiên.

Giai đoạn 2: Đề ra chiến lược kinh doanh mạnh mẽ nhất

Ở giai đoạn này, các doanh nghiệp cần tập trung để đưa ra một chiến lược kinh doanh có thể thúc đẩy doanh thu đồng thời duy trì hoạt động kinh doanh tốt nhất.

  • Mở rộng khu vực kinh doanh để tiêu thụ sản phẩm
  • Không ngường có những phương án cải tiến chất lượng
  • Tìm thêm một số kênh chất lượng có thể phân phối và thực hiện tiêu thụ sản phẩm.
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để có thể tham khảo, điều khiển mức giá của sản phẩm khi cần thiết.
  • Tập trung để xây dựng niềm tin, uy tín và hình ảnh thương hiệu.

Giai đoạn 3: Thay đổi chiến lược

Trong cả 4 chu kỳ sống của sản phẩm thì giai đoạn thứ 3 là giai đoạn mà doanh nghiệp cần phải tạo nên những thay đổi, cũng như những bước đột phá giúp duy trì được tính hiệu quả của sản phẩm.

  • Tiếp tục thực hiện củng cố thương hiệu
  • Thay đổi chiến lược Marketing: Điều này giúp khách hàng nhìn thấy sự khác biệt của sản phẩm của thương hiệu mình so với những sản phẩm cùng loại của thương hiệu khác trên thị trường.
  • Tiến hành tổ chức thêm các chương trình khuyến mãi nhằm kích cầu tiêu dùng và đẩy mạnh việc chăm sóc khách hàng.
  • Thay đổi sản phẩm về mẫu mã, hay chất lượng,…

Giai đoạn 4: Kết thúc một chu kỳ sống của sản phẩm

kết thúc một chu kỳ sống của sản phẩm

Trong giai đoạn cuối cùng này, những chỉ số như lượng khách hàng mới, doanh thu, tỷ lệ quay lại của khách hàng cũ,…sẽ tụt giảm đáng kể. Lúc này, doanh nghiệp sẽ cần đưa những sản phẩm của mình rời khỏi thị trường.

  • Nếu có thể hãy tiếp tục cải thiện sản phẩm của mình hoặc bạn vẫn có thể giữ nguyên sản phẩm. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cân đối để có thể hạn chế tối đa số lượng hàng tồn kho sau khi đã quyết định rút khỏi thị trường.
  • Mở ra nhiều chương trình khuyến mãi, thu hồi, đại hạ giá,..với mục đích thanh lý tất cả sản phẩm.
  • Thu hẹp và loại bỏ dần những kênh phân phối để giảm thiểu tối đa mức chi phí duy trì.
  • Lên ý tưởng cùng với kế hoạch chi tiết cho sản phẩm tiếp theo

Vậy chu kỳ sống của sản phẩm tức là một vòng đời của chúng từ lúc ra mắt thị trường – phát triển, tăng trưởng – bão hòa – suy thoái. Hy vọng, với những thông tin trên mà Mona Media cung cấp có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về các giai đoạn trong chu kỳ sống sản phẩm để chọn những chiến lược Marketing phù hợp nhất.