Chủ đề: Những trang blog hay về Tình yêu và cuộc sống

Một buổi chiều khá muộn. Tại trụ sở Báo CAND 66 Thợ Nhuộm, chúng tôi có một vị khách không hẹn trước. Người đàn ông đó trạc 50 tuổi, mái tóc hoa râm, gương mặt mang nhiều nét suy tư. Ông ta nằng nặc xin gặp bằng được những người phụ trách chuyên mục “Chuyện khó tin nhưng có thật”.

                                                  

Tôi có thể tha thứ đựoc không?

Không cầu kỳ, không rào trước đón sau, người đàn ông ấy xin được kể lại câu chuyện của mình. Chúng tôi đã nán lại để nghe những điều tâm sự mà người đàn ông muốn chia sẻ. Đây là một trong những trường hợp hiếm hoi kể cho chúng tôi nghe trực tiếp câu chuyện của chính mình mà không phải bằng thư, email, hay muốn giấu danh tính như phần lớn những trường hợp khác.

Câu chuyện càng nghe càng gây cho chúng tôi một nỗi xúc động khó tả. Đó cũng là một câu chuyện kỳ lạ trong vô vàn những chuyện lạ lùng mà chúng tôi đã được chứng kiến. Chúng tôi đã lắng nghe và ghi chép lại toàn bộ câu chuyện ấy để bạn đọc cùng chia sẻ

Người đàn ông ấy đã kể rằng: Chuyện xảy ra đã lâu lắm rồi, ngày tôi còn trẻ. Ngày đó, tôi còn là cậu sinh viên năm thứ nhất của Trường Đại học Giao thông Hà Nội. Tôi là con trai duy nhất vì bố tôi là liệt sỹ chống Mỹ. Cuộc hôn nhân ngắn ngủi của bố và mẹ đã kịp sinh ra trái ngọt tình yêu là tôi. Sau này lớn lên, cả bà nội và bà ngoại đều nói với tôi rằng, tại tôi sinh ra giống bố như một bản sao nên mẹ không dứt tình ra được để đành lòng đi bước nữa. Mẹ ở vậy thờ chồng và nuôi tôi lớn lên.

Quê tôi nghèo lắm, có lẽ là nghèo nhất trong tất cả các tỉnh nghèo của Thanh Hoá. Ngay cái tên huyện Nông Cống cũng đã nói lên cái vất vả cơ cực của mảnh đất nơi tôi sinh ra và lớn lên. Mặc dù nhà nghèo, nhưng mẹ tôi dành tình yêu thương cho tôi hơn hết thảy mọi thứ trên đời. Trong khi lũ bạn cùng trang lứa với tôi bé tí đã phải dắt trâu ra đồng làm lụng việc đồng áng như một người nông dân cực khổ thì tôi được no đủ cơm áo và được đến trường. Mặc dù đầy đủ hơn các bạn cùng trang lứa nơi xóm nghèo ở quê nhà nhưng nhà tôi cũng nghèo lắm.

Ngày tôi vào đại học, để có tiền nhập học, mua sắm và trang trải cho một cuộc sống sinh viên ban đầu, mẹ tôi đã phải bán đi một con nghé mới đủ tiền cho tôi lên Hà Nội nhập học. Dù rất chiều chuộng và yêu thương tôi, nhưng mẹ tôi vô cùng nghiêm khắc. Trong tất cả những năm tháng sống trong vòng tay mẹ, mẹ luôn nói với tôi một điều rằng: “Mẹ có thể hy sinh tất cả vì con để cho con nên người. Con hãy noi gương bố mà sống. Nếu con có điều gì sai phạm trong học tập cũng như trong cuộc sống thì mẹ sẽ không thể và không bao giờ tha thứ cho con”.

Tôi vừa thương mẹ, kính trọng mẹ, vừa sợ nhất là mắc lỗi thì mẹ sẽ giận và không tha thứ. Cũng chính vì những suy nghĩ ấy mà tôi đã phạm phải một sai lầm đau đớn trong cuộc đời. Nhưng cũng chỉ mãi đến sau này, khi tôi đã từng trải, đã trưởng thành, đã biết chiêm nghiệm mọi thứ trong cuộc đời thì tôi mới hiểu sâu sắc rằng, tôi đã trả giá đắt cho sai lầm ấy biết chừng nào.

Mọi chuyện bắt đầu sau khi tôi nhập học được một học kỳ. Một học kỳ gắn bó bên nhau, đủ để bạn bè tứ phương từ chỗ xa lạ trở nên quen biết nhau, gần gũi với nhau, hiểu hoàn cảnh của nhau, và thông cảm chia sẻ với nhau hơn trong cuộc sống và học tập. Một học kỳ cũng đủ để nhận biết tính cách của từng đứa trong căn phòng ký túc xá. Đứa nào nghịch ngợm láu cá, đứa nào uỷ mị hay buồn, đứa nói nhiều nói ít, đứa vô tư, đứa hay cáu giận.

Mọi chuyện bắt đầu sau khi ra Tết năm 1986, chúng tôi về quê ăn Tết 10 ngày và trở lại trường để vào học tiếp học kỳ hai của năm thứ nhất. Sau Tết, tất cả các bạn đều về quê và lấy tiền để đóng học phí học kỳ 2. Năm đó, sau khi mẹ tôi chạy vạy ngược xuôi, bán hết mọi thứ có thể bán để lo đủ tiền cho tôi nộp học phí học kỳ hai là 300 ngàn, nhưng buồn thay tôi đã sơ ý để mất. Cho đến lúc trở về ký túc xá, giở tư trang hành lý ra, tôi mới hoảng hốt vì phát hiện ra bọc tiền mẹ cho tôi nộp học phí đã không cánh mà bay.

Tôi thần người ra, không biết được tôi đánh rơi trên đoạn đường từ bến xe ôtô khách về đến trường hay bị kẻ gian móc túi ngay trên chuyến ôtô tốc hành từ quê tôi ra Hà Nội. Có nghĩa là trường hợp mất tiền và thời gian mất tiền tôi không thể nào xác định được. Tôi bủn rủn hết cả người và đổ ốm ngay hôm ấy vì quá lo lắng sợ hãi. Chỉ cần nghĩ đến chuyện mẹ sẽ biết, và không tha thứ, và tôi sẽ phải nghỉ học vì không có tiền đóng học phí là tôi đã phát sốt phát rét.

Suốt một tuần đổ ốm liệt giường, tôi không ăn không ngủ rồi thức trắng đêm để nghĩ cách kiếm tiền. Và rồi, trong một phút giây cùng quẫn, trong lúc đang nằm một mình ở nhà, chợt nhìn thấy chiếc rương của thằng T.  không khoá, tôi lẻn sang lục rương của T. và như một kẻ u mê vô thức, tôi đã loá mắt trước bọc tiền chưa kịp nộp học phí của thằng T. Tôi ẵm trọn cả bọc tiền của thằng T. về giường của mình. Đúng lúc tôi lom khom chui từ chiếc giường tầng này sang chiếc giường tầng khác để quay về chỗ nằm của mình thì anh H. bạn nằm cùng giường với T. đi vào phòng. Tôi giật bắn người như bị bắt quả tang. Mặt tôi đỏ lựng lên bối rối kinh khủng. Cũng may, anh H. không để ý, lẳng lặng leo lên giường T. nằm. Anh H. nói với tôi, anh bị đau đầu nên xin nghỉ 2 tiết học còn lại để đi về phòng nằm nghỉ. Tôi lí nhí hỏi thăm anh H. xong rồi nằm úp người xuống giường, để bọc tiền vào túi quần và cứ thế nằm một lúc. Không hiểu quá sợ hãi, quá lo lắng hay sao mà được một lúc, tôi tụt xuống giường ra khỏi phòng ký túc xá và đi vào nhà vệ sinh tìm cách để giấu bọc tiền đi.

Việc tôi ăn cắp tiền của thằng T. phải đến 3 ngày sau thằng T. mới phát hiện ra số tiền bị mất. Trước đó hai ngày, không thấy động tĩnh gì về số tiền bị tôi lấy cắp, tôi đã lén ra nhà vệ sinh và đưa số tiền ấy lên phòng tài vụ nhà trường và nộp học phí học kỳ hai. Sự việc êm ru thêm được một ngày nữa thì thằng T mới la toáng lên việc mất cắp. Cả phòng ký túc xá, hay đúng hơn, cả lớp tôi nhao lên như ong vỡ chợ. Một cuộc lùng sục, phân tích, nghi vấn ráo riết mở ra. Cuối cùng tra đi khảo lại, săm soi kỹ thời gian biểu của cả phòng, chốt lại chỉ có ngày thứ 6 mồng 3 tháng 2 năm 1986 cách đó ba ngày trong phòng ký túc xá chỉ có tôi và anh H.

Thằng T. “khuỳnh” khẳng định buổi sáng thứ 6, trước khi đi học nó còn nhìn thấy bọc tiền ở dưới đáy rương. Mọi ánh mắt nghi ngại đổ dồn vào tôi và anh H. Tôi và anh H. lần lượt viết bản tường trình trước lớp. Ban cán sự lớp xuống ký túc xá họp lên họp xuống. Mọi việc đến tai lãnh đạo khoa và nhà trường chỉ đạo lớp chúng tôi phải làm rõ việc mất cắp này. Rõ ràng ai ai cũng run sợ, chỉ lo tai bay vạ gió có thể đổ lên đầu mình vì một mất thì mười ngờ. Nếu phát hiện ra ai là người ăn cắp số tiền này thì ngay lập tức nhà trường sẽ ra quyết định đuổi học.

Tôi như ngồi trên đống lửa đống than, đêm nằm vã cả mồ hôi lạnh. Sau một tuần họp lên họp xuống, cuối cùng ban cán sự lớp đổ dồn mọi nghi ngờ lên anh H. Rõ ràng, cả một tuần tôi ốm nằm ở ký túc xá, nếu tôi có ý định ăn cắp thì tôi đã ăn cắp trước đó vì không có ai trong phòng. Thế nhưng ngay sáng hôm thứ 6, T kiểm tra vẫn còn tiền, thì người lấy cắp chắc chắn phải là anh H chứ không thể là tôi. Anh H đang đi học tự dưng bỏ về phòng nằm, đúng lúc đấy, tôi lại ra khỏi phòng. Chiếc rương của T lại để hớ hênh ngay trên chiếc giường của T và anh H, vì thế rất dễ anh H là thủ phạm.

Việc bổ sung vào kết luận anh H là thủ phạm cũng phần nhiều là do T nghi ngờ anh H. Với lại theo như T nói, thì hồi ở quê, vì T “khuỳnh” và anh H là người đồng hương cùng huyện, nhưng không cùng xã, nên T biết rất rõ gia cảnh của anh H. Nghe nói, anh H đi bộ đội nhưng bị đuổi về mà không rõ lý do gì. Trong lý lịch nộp ở trường lớp thì ghi anh H là bộ đội phục viên nhưng ai mà biết được có chuyện gì khuất lấp sau đó. Với lại nhà anh H rất nghèo, hôm Tết T có đến nhà chơi thì được biết cả dịp Tết bố mẹ anh H đều ốm, nhà không có Tết, rất có thể do túng quẫn không lo được tiền học phí nên anh H. mới làm bậy.

Còn một lý do nữa để có thể nghi cho anh H. là ngày xưa bố anh H. từng ăn trộm trâu của một người ở xóm bên, và bị bắt đi tù mấy tháng. Rất có thể anh H. cũng có tính ăn cắp như bố mình. Theo lý luận của T. thì tôi là con liệt sỹ, thành phần gia đình cơ bản, với lại tôi rất hiền lành, không gian xảo, không thể có chuyện tôi ăn cắp được.

Sau bao nhiêu cuộc họp, nhưng anh H. kiên quyết không nhận. Lúc này, cả phòng ký túc xá rộ lên những lời đồn thổi này nọ. Rồi những nghi ngờ bỗng nhiên lan ra cả người nọ người kia khiến cho cuộc sống ở ký túc xá trôi qua trong sự nghi kỵ, dò xét, vô cùng căng thẳng và mệt mỏi. Có một vài bạn ở trong phòng bất mãn, còn đòi tự tử để chứng tỏ mình trong sạch, mình vô tội. Ban cán sự lớp hết sức đau đầu, mà từ trên khoa, các thầy giáo chỉ định xuống bắt buộc phải làm cho rõ ai là người ăn cắp nếu không sẽ mời Công an vào làm việc trực tiếp. Đến lúc đó, tìm ra thủ phạm ăn cắp số tiền của T., thì không những người đó bị nhà trường đuổi học mà còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, phải đi tù là cái chắc.

Thú thật tôi vô cùng hoang mang và sợ hãi đến tột cùng. Đến nước này tôi càng phải giữ cho đến cùng việc tôi đã ăn cắp tiền của T. Một là thoát, hai là đời đi tong, tôi đến chết cũng kiên quyết không để lộ mình là thủ phạm. Tình hình tâm lý ở trong phòng quá gay cấn, một bạn người Thái Bình ngủ cạnh giường T do yếu tâm lý, sợ mọi người nghi ngờ mình ăn cắp nên đã viết thư tuyệt mệnh để lại để chứng giám cho tấm lòng trong sạch của mình rồi mua sedusen về uống để tự tử. May mà cả phòng phát hiện sớm đưa lên bệnh viện thành phố rửa ruột kịp thời. Phong trào muốn tự tử có vẻ như lan ra khắp phòng, nhuốm một màu kích động.

Trước tình hình hoang mang bất ổn ấy, đột nhiên anh H. xin nghỉ học một tuần đi đâu không ai rõ. Sau một tuần đi vắng, anh H trở lại trường, về lớp và bình thản nhận anh là kẻ đã ăn cắp số tiền của T. Anh H. viết bản tường trình kể lại chi tiết việc ăn cắp số tiền của T. như thế nào, số tiền ấy đã gửi về nhà cho bố mẹ chữa bệnh ra sao. Mọi thứ được trình bày cặn kẽ, chi tiết và hợp lý đến nỗi, ngay cả bản thân tôi, kẻ đã ăn cắp số tiền trên, khi đọc đi đọc lại đến 5 lần 7 lượt bản tường trình này đâm ra hoang mang, cứ ngỡ là mình vô tội thật. Rằng, kẻ ăn cắp tiền mới chính là anh H. chứ không phải là tôi.

Cả lớp thở phào như trút được một gánh nặng. Từ đó mọi ánh mắt ghẻ lạnh đổ dồn vào anh H. Những câu chuyện thêu dệt về nhân thân của anh H., về người bố chuyên đi ăn trộm trâu, chuyện anh H mắc chứng ăn cắp vặt nên bị quân đội đuổi ra khỏi hàng ngũ trở nên rầm rì hết cả khoa này lan truyền sang khoa khác. Anh H. bị Hội đồng khoa kiến nghị lên nhà trường đuổi học.

Ngày anh H. khoác ba lô và xách hòm sách ra về, cả lớp tôi có họp mặt chia tay anh nhưng trong phòng ký túc xá không một ai đưa tiễn anh ra bến xe ngoại trừ lớp trưởng và bí thư. Ngay cả bản thân tôi, đến lúc này cũng mang cảm giác anh H. mới là người có tội, anh H. xứng đáng bị đuổi học, việc tôi ăn cắp chẳng qua là bước đường cùng, chứ anh H. mới là người có  bản chất xấu xa. Tôi cũng lạnh lùng không tiễn anh H. hay gặp anh và an ủi anh lấy một lời. Tôi nghiễm nhiên trở thành kẻ vô tội và coi như anh H. là vật thí mạng. Năm đó tôi vừa tròn 18 tuổi, còn anh H. 23 tuổi.

(còn tiếp)
nguồn: cand.com.vn

Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?

Câu chuyện này mình đọc được ở báo CAND online. Câu chuyện đã làm mình rất cảm động. Mình đã khóc khi đọc hết câu chuyện.Không cầu kỳ, không rào trước đón sau, người đàn ông ấy xin được kể lại câu chuyện của mình. Chúng tôi đã nán lại để nghe những điều tâm sự mà người đàn ông muốn chia sẻ. Đây là một trong những trường hợp hiếm hoi kể cho chúng tôi nghe trực tiếp câu chuyện của chính mình mà không phải bằng thư, email, hay muốn giấu danh tính như phần lớn những trường hợp khác.Câu chuyện càng nghe càng gây cho chúng tôi một nỗi xúc động khó tả. Đó cũng là một câu chuyện kỳ lạ trong vô vàn những chuyện lạ lùng mà chúng tôi đã được chứng kiến. Chúng tôi đã lắng nghe và ghi chép lại toàn bộ câu chuyện ấy để bạn đọc cùng chia sẻNgười đàn ông ấy đã kể rằng: Chuyện xảy ra đã lâu lắm rồi, ngày tôi còn trẻ. Ngày đó, tôi còn là cậu sinh viên năm thứ nhất của Trường Đại học Giao thông Hà Nội. Tôi là con trai duy nhất vì bố tôi là liệt sỹ chống Mỹ. Cuộc hôn nhân ngắn ngủi của bố và mẹ đã kịp sinh ra trái ngọt tình yêu là tôi. Sau này lớn lên, cả bà nội và bà ngoại đều nói với tôi rằng, tại tôi sinh ra giống bố như một bản sao nên mẹ không dứt tình ra được để đành lòng đi bước nữa. Mẹ ở vậy thờ chồng và nuôi tôi lớn lên.Quê tôi nghèo lắm, có lẽ là nghèo nhất trong tất cả các tỉnh nghèo của Thanh Hoá. Ngay cái tên huyện Nông Cống cũng đã nói lên cái vất vả cơ cực của mảnh đất nơi tôi sinh ra và lớn lên. Mặc dù nhà nghèo, nhưng mẹ tôi dành tình yêu thương cho tôi hơn hết thảy mọi thứ trên đời. Trong khi lũ bạn cùng trang lứa với tôi bé tí đã phải dắt trâu ra đồng làm lụng việc đồng áng như một người nông dân cực khổ thì tôi được no đủ cơm áo và được đến trường. Mặc dù đầy đủ hơn các bạn cùng trang lứa nơi xóm nghèo ở quê nhà nhưng nhà tôi cũng nghèo lắm.Ngày tôi vào đại học, để có tiền nhập học, mua sắm và trang trải cho một cuộc sống sinh viên ban đầu, mẹ tôi đã phải bán đi một con nghé mới đủ tiền cho tôi lên Hà Nội nhập học. Dù rất chiều chuộng và yêu thương tôi, nhưng mẹ tôi vô cùng nghiêm khắc. Trong tất cả những năm tháng sống trong vòng tay mẹ, mẹ luôn nói với tôi một điều rằng: “Mẹ có thể hy sinh tất cả vì con để cho con nên người. Con hãy noi gương bố mà sống. Nếu con có điều gì sai phạm trong học tập cũng như trong cuộc sống thì mẹ sẽ không thể và không bao giờ tha thứ cho con”.Tôi vừa thương mẹ, kính trọng mẹ, vừa sợ nhất là mắc lỗi thì mẹ sẽ giận và không tha thứ. Cũng chính vì những suy nghĩ ấy mà tôi đã phạm phải một sai lầm đau đớn trong cuộc đời. Nhưng cũng chỉ mãi đến sau này, khi tôi đã từng trải, đã trưởng thành, đã biết chiêm nghiệm mọi thứ trong cuộc đời thì tôi mới hiểu sâu sắc rằng, tôi đã trả giá đắt cho sai lầm ấy biết chừng nào.Mọi chuyện bắt đầu sau khi tôi nhập học được một học kỳ. Một học kỳ gắn bó bên nhau, đủ để bạn bè tứ phương từ chỗ xa lạ trở nên quen biết nhau, gần gũi với nhau, hiểu hoàn cảnh của nhau, và thông cảm chia sẻ với nhau hơn trong cuộc sống và học tập. Một học kỳ cũng đủ để nhận biết tính cách của từng đứa trong căn phòng ký túc xá. Đứa nào nghịch ngợm láu cá, đứa nào uỷ mị hay buồn, đứa nói nhiều nói ít, đứa vô tư, đứa hay cáu giận.Mọi chuyện bắt đầu sau khi ra Tết năm 1986, chúng tôi về quê ăn Tết 10 ngày và trở lại trường để vào học tiếp học kỳ hai của năm thứ nhất. Sau Tết, tất cả các bạn đều về quê và lấy tiền để đóng học phí học kỳ 2. Năm đó, sau khi mẹ tôi chạy vạy ngược xuôi, bán hết mọi thứ có thể bán để lo đủ tiền cho tôi nộp học phí học kỳ hai là 300 ngàn, nhưng buồn thay tôi đã sơ ý để mất. Cho đến lúc trở về ký túc xá, giở tư trang hành lý ra, tôi mới hoảng hốt vì phát hiện ra bọc tiền mẹ cho tôi nộp học phí đã không cánh mà bay.Tôi thần người ra, không biết được tôi đánh rơi trên đoạn đường từ bến xe ôtô khách về đến trường hay bị kẻ gian móc túi ngay trên chuyến ôtô tốc hành từ quê tôi ra Hà Nội. Có nghĩa là trường hợp mất tiền và thời gian mất tiền tôi không thể nào xác định được. Tôi bủn rủn hết cả người và đổ ốm ngay hôm ấy vì quá lo lắng sợ hãi. Chỉ cần nghĩ đến chuyện mẹ sẽ biết, và không tha thứ, và tôi sẽ phải nghỉ học vì không có tiền đóng học phí là tôi đã phát sốt phát rét.Suốt một tuần đổ ốm liệt giường, tôi không ăn không ngủ rồi thức trắng đêm để nghĩ cách kiếm tiền. Và rồi, trong một phút giây cùng quẫn, trong lúc đang nằm một mình ở nhà, chợt nhìn thấy chiếc rương của thằng T. không khoá, tôi lẻn sang lục rương của T. và như một kẻ u mê vô thức, tôi đã loá mắt trước bọc tiền chưa kịp nộp học phí của thằng T. Tôi ẵm trọn cả bọc tiền của thằng T. về giường của mình. Đúng lúc tôi lom khom chui từ chiếc giường tầng này sang chiếc giường tầng khác để quay về chỗ nằm của mình thì anh H. bạn nằm cùng giường với T. đi vào phòng. Tôi giật bắn người như bị bắt quả tang. Mặt tôi đỏ lựng lên bối rối kinh khủng. Cũng may, anh H. không để ý, lẳng lặng leo lên giường T. nằm. Anh H. nói với tôi, anh bị đau đầu nên xin nghỉ 2 tiết học còn lại để đi về phòng nằm nghỉ. Tôi lí nhí hỏi thăm anh H. xong rồi nằm úp người xuống giường, để bọc tiền vào túi quần và cứ thế nằm một lúc. Không hiểu quá sợ hãi, quá lo lắng hay sao mà được một lúc, tôi tụt xuống giường ra khỏi phòng ký túc xá và đi vào nhà vệ sinh tìm cách để giấu bọc tiền đi.Việc tôi ăn cắp tiền của thằng T. phải đến 3 ngày sau thằng T. mới phát hiện ra số tiền bị mất. Trước đó hai ngày, không thấy động tĩnh gì về số tiền bị tôi lấy cắp, tôi đã lén ra nhà vệ sinh và đưa số tiền ấy lên phòng tài vụ nhà trường và nộp học phí học kỳ hai. Sự việc êm ru thêm được một ngày nữa thì thằng T mới la toáng lên việc mất cắp. Cả phòng ký túc xá, hay đúng hơn, cả lớp tôi nhao lên như ong vỡ chợ. Một cuộc lùng sục, phân tích, nghi vấn ráo riết mở ra. Cuối cùng tra đi khảo lại, săm soi kỹ thời gian biểu của cả phòng, chốt lại chỉ có ngày thứ 6 mồng 3 tháng 2 năm 1986 cách đó ba ngày trong phòng ký túc xá chỉ có tôi và anh H.Thằng T. “khuỳnh” khẳng định buổi sáng thứ 6, trước khi đi học nó còn nhìn thấy bọc tiền ở dưới đáy rương. Mọi ánh mắt nghi ngại đổ dồn vào tôi và anh H. Tôi và anh H. lần lượt viết bản tường trình trước lớp. Ban cán sự lớp xuống ký túc xá họp lên họp xuống. Mọi việc đến tai lãnh đạo khoa và nhà trường chỉ đạo lớp chúng tôi phải làm rõ việc mất cắp này. Rõ ràng ai ai cũng run sợ, chỉ lo tai bay vạ gió có thể đổ lên đầu mình vì một mất thì mười ngờ. Nếu phát hiện ra ai là người ăn cắp số tiền này thì ngay lập tức nhà trường sẽ ra quyết định đuổi học.Tôi như ngồi trên đống lửa đống than, đêm nằm vã cả mồ hôi lạnh. Sau một tuần họp lên họp xuống, cuối cùng ban cán sự lớp đổ dồn mọi nghi ngờ lên anh H. Rõ ràng, cả một tuần tôi ốm nằm ở ký túc xá, nếu tôi có ý định ăn cắp thì tôi đã ăn cắp trước đó vì không có ai trong phòng. Thế nhưng ngay sáng hôm thứ 6, T kiểm tra vẫn còn tiền, thì người lấy cắp chắc chắn phải là anh H chứ không thể là tôi. Anh H đang đi học tự dưng bỏ về phòng nằm, đúng lúc đấy, tôi lại ra khỏi phòng. Chiếc rương của T lại để hớ hênh ngay trên chiếc giường của T và anh H, vì thế rất dễ anh H là thủ phạm.Việc bổ sung vào kết luận anh H là thủ phạm cũng phần nhiều là do T nghi ngờ anh H. Với lại theo như T nói, thì hồi ở quê, vì T “khuỳnh” và anh H là người đồng hương cùng huyện, nhưng không cùng xã, nên T biết rất rõ gia cảnh của anh H. Nghe nói, anh H đi bộ đội nhưng bị đuổi về mà không rõ lý do gì. Trong lý lịch nộp ở trường lớp thì ghi anh H là bộ đội phục viên nhưng ai mà biết được có chuyện gì khuất lấp sau đó. Với lại nhà anh H rất nghèo, hôm Tết T có đến nhà chơi thì được biết cả dịp Tết bố mẹ anh H đều ốm, nhà không có Tết, rất có thể do túng quẫn không lo được tiền học phí nên anh H. mới làm bậy.Còn một lý do nữa để có thể nghi cho anh H. là ngày xưa bố anh H. từng ăn trộm trâu của một người ở xóm bên, và bị bắt đi tù mấy tháng. Rất có thể anh H. cũng có tính ăn cắp như bố mình. Theo lý luận của T. thì tôi là con liệt sỹ, thành phần gia đình cơ bản, với lại tôi rất hiền lành, không gian xảo, không thể có chuyện tôi ăn cắp được.Sau bao nhiêu cuộc họp, nhưng anh H. kiên quyết không nhận. Lúc này, cả phòng ký túc xá rộ lên những lời đồn thổi này nọ. Rồi những nghi ngờ bỗng nhiên lan ra cả người nọ người kia khiến cho cuộc sống ở ký túc xá trôi qua trong sự nghi kỵ, dò xét, vô cùng căng thẳng và mệt mỏi. Có một vài bạn ở trong phòng bất mãn, còn đòi tự tử để chứng tỏ mình trong sạch, mình vô tội. Ban cán sự lớp hết sức đau đầu, mà từ trên khoa, các thầy giáo chỉ định xuống bắt buộc phải làm cho rõ ai là người ăn cắp nếu không sẽ mời Công an vào làm việc trực tiếp. Đến lúc đó, tìm ra thủ phạm ăn cắp số tiền của T., thì không những người đó bị nhà trường đuổi học mà còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, phải đi tù là cái chắc.Thú thật tôi vô cùng hoang mang và sợ hãi đến tột cùng. Đến nước này tôi càng phải giữ cho đến cùng việc tôi đã ăn cắp tiền của T. Một là thoát, hai là đời đi tong, tôi đến chết cũng kiên quyết không để lộ mình là thủ phạm. Tình hình tâm lý ở trong phòng quá gay cấn, một bạn người Thái Bình ngủ cạnh giường T do yếu tâm lý, sợ mọi người nghi ngờ mình ăn cắp nên đã viết thư tuyệt mệnh để lại để chứng giám cho tấm lòng trong sạch của mình rồi mua sedusen về uống để tự tử. May mà cả phòng phát hiện sớm đưa lên bệnh viện thành phố rửa ruột kịp thời. Phong trào muốn tự tử có vẻ như lan ra khắp phòng, nhuốm một màu kích động.Trước tình hình hoang mang bất ổn ấy, đột nhiên anh H. xin nghỉ học một tuần đi đâu không ai rõ. Sau một tuần đi vắng, anh H trở lại trường, về lớp và bình thản nhận anh là kẻ đã ăn cắp số tiền của T. Anh H. viết bản tường trình kể lại chi tiết việc ăn cắp số tiền của T. như thế nào, số tiền ấy đã gửi về nhà cho bố mẹ chữa bệnh ra sao. Mọi thứ được trình bày cặn kẽ, chi tiết và hợp lý đến nỗi, ngay cả bản thân tôi, kẻ đã ăn cắp số tiền trên, khi đọc đi đọc lại đến 5 lần 7 lượt bản tường trình này đâm ra hoang mang, cứ ngỡ là mình vô tội thật. Rằng, kẻ ăn cắp tiền mới chính là anh H. chứ không phải là tôi.Cả lớp thở phào như trút được một gánh nặng. Từ đó mọi ánh mắt ghẻ lạnh đổ dồn vào anh H. Những câu chuyện thêu dệt về nhân thân của anh H., về người bố chuyên đi ăn trộm trâu, chuyện anh H mắc chứng ăn cắp vặt nên bị quân đội đuổi ra khỏi hàng ngũ trở nên rầm rì hết cả khoa này lan truyền sang khoa khác. Anh H. bị Hội đồng khoa kiến nghị lên nhà trường đuổi học.Ngày anh H. khoác ba lô và xách hòm sách ra về, cả lớp tôi có họp mặt chia tay anh nhưng trong phòng ký túc xá không một ai đưa tiễn anh ra bến xe ngoại trừ lớp trưởng và bí thư. Ngay cả bản thân tôi, đến lúc này cũng mang cảm giác anh H. mới là người có tội, anh H. xứng đáng bị đuổi học, việc tôi ăn cắp chẳng qua là bước đường cùng, chứ anh H. mới là người có bản chất xấu xa. Tôi cũng lạnh lùng không tiễn anh H. hay gặp anh và an ủi anh lấy một lời. Tôi nghiễm nhiên trở thành kẻ vô tội và coi như anh H. là vật thí mạng. Năm đó tôi vừa tròn 18 tuổi, còn anh H. 23 tuổi.