Cho vay nặng lãi bị xử phạt hành chính bao nhiêu?

Hiện nay, tình trạng cho vay nặng lãi của các tổ chức, cá nhân rất phổ biến, với mức độ lãi suất cực cao. Vậy các quý đọc giả đã hiểu sâu về cho vay nặng lãi chưa? Hành vi cho vay năng lãi có vi phạm pháp luật hay không? Nếu vi phạm thì xử phạt hành  như thế nao? Mời các bạn cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Vay nặng lãi là gì? Tác động và ảnh hưởng đối với xã hội - Finhay

1. Cho vay nặng lãi là gì?

Cho vay nặng lãi là cụm từ phổ biến để chỉ những trường hợp cho vay với lãi suất cao, còn theo Bộ luật Hình sự và Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP gọi là “cho vay lãi nặng”.

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP, cho vay lãi nặng là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự.

Mức lãi suất cao nhất tại BLDS là 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp có quy định khác.

2. Cho vay nặng lãi theo nghị định 144

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi cho vay nặng lãi. Quy định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Nghị định này quy định cụ thể hơn về các trường hợp và tăng mức xử phạt đối với các hành vi cho vay nặng lãi và cầm cố tài sản với lãi suất cao.

Cụ thể, phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với các hành vi:

– Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản với lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;

– Không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài sản với lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;

– Lợi dụng việc tổ chức họ để cho vay lãi nặng mà lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Trước đây, Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh trật tự quy định hành vi vay nặng lãi là phạt tiền từ 5-15 triệu đồng nếu vay tiền có cầm cố tài sản với lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay tại khoản 3 Điều 11.

Tại Điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự như sau:

“3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) …

d) Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay“.

Quy định xử phạt hành chính tại điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP áp dụng với các hành vi cho vay tiền có cầm cố tài sản và lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay. Theo đó, người vay tiền phải có cầm cố tài sản, nếu không có cầm cố tài sản thì không thể xem xét xử lý hành chính đối với người cho vay lãi nặng theo quy định này được.

Tuy nhiên, trong trường hợp cho vay không cầm cố tài sản nhưng với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên thì sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Hiện nay, theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Như vậy, kể từ năm 2022, nếu cho vay với lãi suất vượt quá 20%/năm, các hiệu cầm đồ, các đối tượng kinh doanh dịch vụ cho vay lấy lãi nhưng không đăng ký kinh doanh và các đối tượng lợi dụng tổ chức họ (hụi) để cho vay lãi nặng với lãi suất vượt quá 20%/năm đều có thể bị phạt với mức cao nhất là 20 triệu đồng.

Ngoài nghị định 144/2021, xử phạt cho vay nặng lãi cũng được quy định tại Bộ Luật dân sự, Bộ Luật hình sự,…

2. Một số trường hợp truy cứu TNHS với hành vi cho vay nặng lãi 

Căn cứ Điều 7 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP, một số trường hợp sẽ bị truy cứu TNHS bao gồm:

(1) Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà số tiền thu lợi bất chính của mỗi lần phạm tội từ 30.000.000 đồng trở lên, nếu mỗi lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

(2) Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng mà các lần thu lợi bất chính đều dưới 30.000.000 đồng nhưng tổng số tiền thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và các hành vi này chưa lần nào bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

(3) Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng:

+ Trong đó có một lần cho vay lãi nặng, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và hành vi cho vay lãi nặng này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Còn các hành vi cho vay lãi nặng khác thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, các hành vi này chưa bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính;

thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

(4) Trường hợp người cho vay lãi nặng thực hiện nhiều hành vi khác nhau liên quan đến việc đòi nợ (như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần, gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe hoặc có hành vi khác để lấy tài sản,…) thì tùy từng trường hợp họ còn bị xử lý hình sự về tội phạm tương ứng, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

(5) Trường hợp người cho vay lãi nặng nhằm thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên, nhưng vì nguyên nhân ngoài ý muốn mà người cho vay chưa thu lợi bất chính hoặc đã thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính mà họ nhằm đạt được.

Việc xác định số tiền thu lợi bất chính được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 6 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP.

3. Cho vay nặng lãi chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Căn cứ tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm i khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội cho vay nặng lãi như sau:

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, người nào cho vay nặng lãi thì tùy theo từng trường hợp cụ thể sẽ có mức phạt riêng đối với từng trường hợp.

Trên đây là nội dung về Cho vay nặng lãi bị xử phạt hành chính bao nhiêu?. Mong rằng bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho các quý đọc giả.

Nếu quý đọc giả có những thắc mắc hay muốn tìm hiểu về pháp lý hãy đến với Công ty luật ACC chúng tôi. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

5/5 – (1454 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin