Chợ Lớn ở đâu? Kinh nghiệm lấy hàng ở chợ Lớn từ A đến Z
Nhiều người ở Sài Thành chắc không lạ lẫm gì với cái tên “Sài Gòn – chợ Lớn” rồi nhỉ? Chợ Lớn ở đâu? Liệu có lớn như cái tên? Tất tần tật sẽ được giải quyết ngay dưới đây!
Chợ Lớn là một trong những địa điểm nằm trong địa phận Sài Thành. Đây là nơi cung cấp nguồn đầu mối cho rất nhiều người kinh doanh lừng danh khắp các “nam kỳ lục tỉnh” và cả xứ Đông Dương cho đến tận ngày nay. Vậy, chính xác thì chợ Lớn ở đâu? Hãy vi vu cùng GiaiNgo đi khám phá nhé!
Mục Lục
Chợ Lớn ở đâu?
Chợ Lớn nằm ở phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh và trải dài trên nhiều tuyến đường. Chợ Lớn còn có tên gọi khác là chợ Bình Tây hoặc chợ Cũ.
Ban đầu, khi mới hình thành, chợ nằm giữa đường Tháp Mười và Phan Văn Khỏe thuộc địa phận thôn Bình Tây ngày xưa. Về sau khi mở rộng, chợ lại mở đến đoạn Lê Tấn Kế và Trần Bình. Lúc này địa chỉ chợ được đổi thành 57A đường Tháp Mười.
Quy mô chợ Lớn TPHCM
Quy mô Chợ Lớn TPHCM là vô cùng lớn. Hiếm có một khu chợ nào tại Việt Nam mà rộng đến 25000 m2. Tuy nhiên lúc ban đầu, chợ chỉ có 17000 m2.
Chợ Lớn có tổng cộng 2300 sạp lớn nhỏ với hơn 30 loại hình kinh doanh. Riêng khu vực nhà lồng trong chợ có gần 1450 sạp. Cách đây vài năm, tại đây chỉ có khoảng 1400 sạp. Vậy mà giờ đã tăng thêm 900 sạp.
Cho tới hiện tại số tiền đầu tư cho việc tu sửa lại chợ Lớn cũng không hề nhỏ một chút nào. Theo thống kê vào năm 2016, tổng kinh phí xây dựng và nâng cấp chợ Lớn lên đến hơn 114 tỷ đồng. Ngày cả nền chợ và sàn chợ cũng được tu sửa và thay thế toàn bộ.
Bên cạnh đó, khi đến đây chúng ta còn được chiêm ngưỡng biểu tượng chiếc đồng hồ lớn trên nóc nhà. Hình tượng rồng ngày xưa được chạm khắc lại vô cùng tinh xảo. Ngày nay, chợ cũng đã nâng cấp hơn và cũng không kém tầm so với các khu chợ khác với nhiều dịch vụ giải trí sang trọng.
Lịch sử chợ Lớn ở TPHCM
Chợ Lớn không chỉ có chiều rộng về diện tích mà còn có chiều sâu về lịch sử. Chợ Lớn được khởi công xây dựng từ những năm 1928 dưới tay của một thương gia người gốc Hoa. Khi ấy nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân đang rất cần thiết.
Vì thế, chợ được thiết kế theo kiến trúc Á Đông với 12 cổng chính phụ ra vào. Hình dạng của nó y như “ bát quái trận” vậy.
Năm 1930, chính quyền thành phố được tặng lại khu chợ và chính thức khánh thành với những kỹ thuật xây dựng mang tầm châu Âu hơn. Dù mang kiến trúc khá cổ của người phương Đông, nhưng chợ Lớn vẫn mang một nét gì đó rất riêng, rất bền vững và vô cùng độc đáo.
62 năm sau đó, chợ Lớn bắt đầu được sửa chữa và thay đổi dần để hoàn thiện. Năm 2016, chợ Lớn bắt đầu mở rộng ra trên 2 tuyến đường mới.
Sau đó, trong năm 2018, chợ Lớn được nâng cấp toàn bộ. Một tầng hầm 172 mét vuông được trang bị thêm khi việc nâng cấp hình ảnh chợ thành công.
Chợ Lớn bán những gì?
Chợ Lớn chủ yếu cung cấp mặt hàng sỉ với giá cả vô cùng ưu ái. Bao gồm các mặt hàng như: quần áo, các loại gia vị, đồ gia dụng, bánh kẹo, giày dép,…
Chợ Lớn chia đều ra 5 khu, mỗi khu quy định những sản phẩm nhất định. Tại đây, những mặt hàng được đưa ra cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Cụ thể:
- Về gia vị: có đầy đủ nấm kim châm, rong biển, thậm chí là vi cá, bào ngư,…
- Bánh kẹo: Mứt, các loại bánh nhập khẩu, bánh trung thu, đồ ăn vặt,…
- Quần áo, giày dép: Đồ may sẵn, hàng nước ngoài, được nhập về từ nhiều quốc gia. Chăn, màn, rèm cửa cũng đều có cả.
- Đồ gia dụng: inox, nhựa, thủy tinh, sành, sứ, đồ mạ vàng.
- Khu vực chợ Lớn còn có nhiều nhà hàng, quầy ăn sang trọng.
- Ngoài ra còn có trang sức, trái cây, dụng cụ bách hóa.
Bên cạnh đó, chợ cũng có những gian hàng ăn vặt vô cùng hấp dẫn với các món ăn đa dạng. Thậm chí còn có món chuối nướng. Điển hình nhất tại đây là đặc sản Trung Hoa. Nếu có nhu cầu đến Sài Gòn. Hãy ghé chợ Lớn thưởng thức một lần.
Chợ Lớn hoạt động vào thời gian nào?
Chợ Lớn hoạt động tấp nập xuyên suốt 2 giờ sáng đến 22 giờ tối mỗi ngày, khác với những chợ khác trên thành phố. Nếu muốn kinh doanh hay cảm nhận nhịp sống tấp nập hãy thử đến đây và trải nghiệm.
Một số gợi ý và kinh nghiệm lấy hàng tại các chợ
Một số gợi tý và kinh nghiệm lấy hàng tại các chợ ở TPHCM không riêng gì chợ Lớn. Bạn có thể lấy hàng tại chợ An Đông, chợ Bến Thành,… với việc “bỏ túi” các kinh nghiệm sau đây:
- Trước khi lấy hàng thì bạn phải xác định rõ mặt hàng mà mình kinh doanh.
- Lọc và so sánh giữa các chợ cung cấp mặt hàng mình vừa xác định.
- Tìm hiểu về kỹ năng mua hàng từ những người đã từng trải nghiệm. Có thể rủ thêm người quen cùng đi mua hàng.
- Khi lựa chọn hàng phải xem xét kỹ lưỡng. Không nên nghỉ giá rẻ mà chủ quan.
- Thanh toán cẩn thận, tránh trả giá quá vô lý.
Chợ Lớn sinh ra giữa lòng Sài Gòn huyên náo, là nơi giao thương buôn bán lừng danh nhất xứ Đông Dương cho đến tận ngày nay. Thông qua bài viết trên, chắc bạn đã nắm rõ được tất tần tật các thông tin về chợ Lớn: chợ Lớn ở đâu, kinh nghiệm lấy hàng từ A đến Z ở chợ Lớn rồi nhỉ? Hãy cùng chia sẻ bài viết này, theo dõi GiaiNgo để “bỏ túi” các kinh nghiệm hữu ích hơn nhé!