Chính sách công là gì? Đặc điểm của chính sách công, vai trò và ý nghĩa
5/5 – (4 bình chọn)
Chính sách công là gì? Đặc điểm của chính sách công và những kiến thức, thông tin về nó cũng còn nhiều bạn sinh viên khá mơ hồ. Hiểu được điều đó trong quá trình học hoặc sắp học ngành này, sắp làm khóa luận ngành này, Luận Văn Việt sẽ giúp các bạn gỡ rối phần nào. Một số chia sẻ về ngành chính sách công bên dưới với vai trò, ý nghĩa mà chính sách công mang lại chắc chắn khiến bạn bất ngờ.
1. Khái niệm chính sách công là gì?
Chính sách công (trong tiếng Anh là Pubic policy) là những hành động ứng xử của Nhà nước đối với các vấn đề xảy ra trong cuộc sống người dân và toàn xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm cải thiện đời sống người dân và thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng.
2. Đặc trưng của chính sách công là gì?
- Chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước
Các cơ quan Nhà nước là chủ thể ban hành chính sách công, bao gồm: Quốc hội, Chính Phủ, các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Chính quyền địa phương các cấp,… Các chính sách đều do Nhà nước đề ra và tổ chức thực thi, các chính sách công của nhà nước giúp phát huy được sức mạnh nội tại của người dân và là động lực để phát triển kinh tế xã hội, hiện đại hóa đất nước.
- Chính sách công có nhiều quyết định liên quan lẫn nhau
Chính sách công là một chuỗi các quyết định nhằm mục đích cuối cùng là giải quyết một vấn đề chính sách, do một hay nhiều cấp khác nhau trong bộ máy nhà nước ban hành trong một thời gian dài. Một chính sách công được ban hành có thể chế hóa thành văn bản pháp luật để tạo căn cứ pháp lí cho các giai đoạn thực thi sau này.
- Các quyết định trong chính sách công là quyết định hành động
Đầu tiên, chính sách công thể hiện được dự định của nhà hoạch định chính sách, làm thay đổi hoặc duy trì một thực trạng nào đó. Tiếp đó, chính sách công còn bao gồm các hành vi để thực hiện các dự định nói trên và đưa ra các kết quả thực tế nhất.
- Chính sách công tập trung giải quyết một vấn đề trong xã hội
Không như các công cụ quản lý khác, thường là các kế hoạch, dự định, chiến lược tổng quát về chương trình hành động bao gồm một hoặc nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, chính sách công sẽ tập trung giải quyết một hoặc một số vấn đề đang đặt ra.
- Chính sách công bao gồm những việc Nhà nước sẽ làm trong tương lai và không làm
Có nghĩa là, không hẳn mọi mục tiêu đặt ra của chính sách công đều dẫn tới hành động, mà có thể yêu cầu của chủ thể không được thực hiện.
Ví dụ chính sách thả nổi giá cả xác định việc Nhà nước sẽ không can thiệp vào quá trình lên xuống của giá cả, mà sẽ để chúng biến động tự nhiên theo cơ chế thị trường.
- Chính sách công tác động đến các đối tượng của chính sách
Đối tượng chính sách là những người chịu tác động hay hoạt động điều tiết của chính sách. Phạm vi điều tiết của chính sách có thể rộng hoặc hẹp tùy vào nội dung của từng chính sách.
- Chính sách công được nhà nước đề ra nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng hoặc của quốc gia
Thực tế, có nhiều tình trạng một chính sách công không công bằng lợi ích cho từng nhóm dân cư, nhóm này thì được lợi những nhóm kia thì không có hoặc thậm chí bị thiệt thòi.
Tham khảo: Cơ quan hành chính nhà nước là gì? Đặc điểm, phân loại
3. Vai trò của chính sách công là gì?
Chính sách công là công cụ hữu hiệu chủ yếu giúp nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình trong việc duy trì sự tồn tại và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính sách công có những vai trò như sau:
- Định hướng mục tiêu cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế – xã hội:
Chính sách Nhà nước đưa ra nên thể hiện rõ những xu thế tác động của nhà nước lên các chủ thể trong xã hội, từ đó giúp các chủ thể định hướng và thực hiện rõ ràng những giá trị mà chính sách công đưa ra.
- Tạo động lực cho các đối tượng tham gia hoạt động kinh tế – xã hội theo mục tiêu chung:
Các chính sách công được ban hành với nhiều tiêu chí khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển đối với mọi thành phần kinh tế xã hội. Chính sách công không những mang tính chất bắt buộc mà còn khuyến khích các chủ thể hành động theo ý chí của nhà nước, tăng cường đầu tư kinh tế hoặc ban hành các chính sách khuyến khích chủ thể trong và ngoài nước tích cực đầu tư vào các lĩnh vực được ưu tiên phát triển.
- Phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục các hạn chế của nền kinh tế thị trường:
Các quy luật cạnh tranh trong thị trường sẽ thúc đẩy mỗi chủ thể trong xã hội đầu tư sản xuất kinh doanh, không ngừng đổi mới công nghệ nâng cao năng suất cạnh tranh và cung cấp các dịch vụ cho xã hội. Tuy nhiên sự chênh lệch giàu nghèo và các sự mất cân bằng xã hội vẫn diễn ra, do đó các chính sách công ra đời chính là để giải quyết các mặt tiêu cực và mất cân bằng xã hội ấy.
- Tạo lập các sự cân đối trong phát triển:
Các chính sách công mà Nhà nước ban hành góp phần cân đối các mối quan hệ giữa hàng – tiền, cung – cầu, xuất – nhập khẩu, tiết kiệm – tiêu dùng,…Đồng thời, nhờ các chính sách công sẽ đảm bảo được sự phát triển cân đối giữa các vùng miền của đất nước.
- Kiểm soát và phân bổ nguồn lực của xã hội:
Các chính sách công giúp phát triển bền vững và gia tăng số lượng đồng thời cải thiện chất lượng trong hiện tại và tương lai, đặc biệt là các nguồn tài nguyên tự nhiên và xã hội của đất nước. Các chính sách công thường áp dụng trong vai trò này như chính sách xây dựng vùng kinh tế mới, chính sách xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, chính sách thuế, chính sách đất đai, môi trường,….
- Tạo môi trường thích hợp cho các hoạt động kinh tế – xã hội:
Thông qua các chính sách công, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể xã hội hoạt động như thị trường vốn, thị trường bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng,…Các chính sách công đặc thù và không thể thiếu được trong nền kinh tế vĩ mô giúp nhà nước quản lý nền kinh tế xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia.
- Thúc đẩy sự phối hợp hoạt động giữa các cấp, các ngành:
Đây là nhiệm vụ của toàn bộ các cấp chính quyền xã hội, thông qua các chính sách công sẽ tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ cho hoạt động của nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội.
4. Ý nghĩa của chính sách công là gì?
Chính sách công có ý nghĩa chính trị, xã hội, pháp lý và khoa học thực tiễn lớn, phản ánh ý chí, quan điểm cũng như thái độ, cách cư xử của nhà nước để phục vụ cho mục đích của Nhà nước.
Chính sách công được nhà nước ban hành trên cơ sở pháp luật và có tinh pháp lý và chuyển tài ý chí, quan điểm của nhà nước thành chính sách, công cụ quan trọng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Chính sách công thể hiện qua ý nghĩa xã hội của nó, nhằm phục vụ lợi ích của nhà nước và phục vụ, quảng đại quần chúng nhân dân tạo điều kiện định hướng cho xã hội phát triển.
Chính sách công còn mang ý nghĩa khoa học qua sự khách quan, công bằng và tiến bộ sát với thực tiễn. Khi nội dung của chính sách công đảm bảo được tính công bằng của xã hội, mang tính khách quan và phù hợp với lòng dân, phù hợp với ý chí nguyện vọng và lợi ích của người dân thì chính sách đó sẽ được ủng hộ và nhanh chóng thực hiện.
Với những chia sẻ về chủ đề chính sách công là gì? Đặc điểm của chính sách công ở trên, hy vọng Luận Văn Việt đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và thông tin cho ngành này. Chúc bạn thành công trên con đường chinh phục tri thức của mình.!
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn vui lòng liên hệ với dịch vụ viết luận văn tiếng anh của Luận Văn Việt qua số điện thoại: 0915 686 999 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng.
Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.
Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!