Chiến lược sản phẩm là gì? Vai trò của chiến lược sản phẩm

Với bất kỳ một công ty hay doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh thì việc quan tâm đến chiến lược là điều tất yếu. Tuy nhiên, với chiến lược, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến chiến lược kinh doanh. Nhưng, thực tế, bên cạnh đó còn có một loại chiến lược khác vô cùng quan trọng, đó là chiến lược sản phẩm. Vậy, chiến lược sản phẩm là gì? Vai trò của chiến lược sản phẩm ra sao? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Bật mí “Chiến lược sản phẩm là gì?”

Chiến lược sản phẩm là một sự tổng hợp các quyết định về việc triển khai các hoạt động bao gồm sản xuất, kinh doanh sản phẩm. Chiến lược này được xây dựng với điều kiện nhằm mục đích thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng và các mục tiêu marketing của doanh nghiệp.

Chiến lược sản phẩm là gì? Chiến lược sản phẩm là gì?

Chiến lược sản phẩm chính là việc lấy sản phẩm làm trung tâm và phát triển nó để thỏa mãn các nhu cầu mà đối tượng chính của công ty, doanh nghiệp hướng đến. Bởi sản phẩm chính là một công cụ cạnh tranh được cho là cốt lõi và bền vững nhất của mỗi doanh nghiệp. Do vậy, chiến lược sản phẩm cũng chính là một cơ sở để xây dựng các chiến lược khác như chiến lược giá, chiến lược phân phối và các xúc tiến hỗ hợp khác.

Thực tế, chiến lược sản phẩm cũng chính là một trong 4 chiến lược marketing mix quan trọng nhất hiện nay. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ về chiến lược sản phẩm là điều cần thiết, đặc biệt là những bạn có dự định trở thành một Marketer giỏi trong tương lai.

2. Chiến lược sản phẩm có vai trò ra sao?

Sản phẩm là vũ khí quan trọng, tác động đến sự phát triển bền vững và lâu dài của mỗi doanh nghiệp hiện nay. Vì thế, chiến lược sản phẩm có ý nghĩa cốt lõi để thúc đẩy vũ khí trở nên mạnh hơn và thu về được những kết quả khả quan nhất. 

Có vai trò ra sao? Có vai trò ra sao?

2.1. Chiến lược sản phẩm với doanh nghiệp

Với doanh nghiệp chiến lược sản phẩm chính là điều quyết định cũng như có sự ảnh hưởng tới phương hướng sản xuất, quy mô sản xuất cũng như tốc độ phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra sau đó.

Bên cạnh đó, chiến lược sản phẩm cũng sẽ là yếu tố tác động trực tiếp tới doanh thu và các khoản chi phí, thậm chí là các yếu tố tạo nên lợi nhuận của mỗi công ty, doanh nghiệp.Một sản phẩm độc đáo, có chất lượng tốt, đi kèm với một chiến lược sản xuất, tiêu thụ hợp lý sẽ giúp khả năng thu hút khách hàng được gia tăng một cách đáng kể. 

Đặc biệt, khi số lượng sản phẩm được tiêu thụ lớn sẽ giúp cho việc giảm chi phí bình quân trên mỗi sản phẩm. Từ đó, sẽ góp phần đẩy mạnh việc tăng doanh thu một cách nhanh chóng của mỗi doanh nghiệp. 

Với doanh nghiệp Với doanh nghiệp

2.2. Chiến lược sản phẩm với khách hàng

Với khách hàng, việc họ quyết định mua hay sử dụng một sản phẩm nào đó nhằm mục đích thỏa mãn được nhu cầu của bản thân. Vì vậy, một sản phẩm tốt là phải đáp ứng được nhu cầu đó, giải quyết được vấn đề mà họ gặp phải, bao gồm cả về chất lượng. Khách hàng sẽ không bao giờ sử dụng một sản phẩm có chất lượng kém, dở tệ cho dù giá rẻ hay đi kèm với nó là những chiêu trò khuyến mãi khác.

Không chỉ vậy việc xây dựng một chiến lược sản phẩm thì mục đích chính đó là hướng tới sự làm hài lòng khách hàng. Vì thế, ngay từ khi sản phẩm được thực hiện những bước đầu tiên thì nó phải mang một ý nghĩa nhất định và phải đạt được những yêu cầu tối thiểu để có sự thu hút cũng như có tính cạnh tranh cao sau khi được tung ra thị trường.
 

Với khách hàng Với khách hàng

2.3. Chiến lược sản phẩm với đối thủ cạnh tranh

Với đối thủ cạnh tranh của công ty hay doanh nghiệp của bạn thì việc bắt chước các hình thức nhằm thu hút khách hàng là điều rất dễ dàng. Bạn tung ra khuyến mãi, họ cũng có thể, tung ra quảng cáo xịn sò, họ cũng làm được ngay tắp lự. Tuy nhiên, điều khác biệt chính là sản phẩm, đây là thứ duy nhất mà quá trình “sao chép” diễn ra lâu nhất và mất thời gian nhất. 

Vì thế, việc tạo ra một chiến lược sản phẩm phù hợp sẽ giúp cho đối thủ của bạn không thể kịp thời làm theo. Và khi họ cho ra một sản phẩm tương tự như của bạn thì bạn đã có thể cho ra những sản phẩm mới với các chức năng, cải tiến mới rồi.

Có thể nói, chiến lược sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng cũng như có ý nghĩa nhất định với từng doanh nghiệp hiện nay. Nó không chỉ là chiến lược được xây dựng khi sản phẩm tung ra thị trường mà nó bắt đầu hình thành khi ý tưởng về sản phẩm đó ra đời. Vậy nên, một chiến lược sản phẩm tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn có thể “phất” lên một tầm cao mới và có tiếng nói hơn trên thị trường nhờ sự tin dùng của khách hàng.

Tuyển trưởng phòng kinh doanh

Với đối thủ Với đối thủ

3. Các yếu tố trong xây dựng chiến lược sản phẩm

Trong quá trình xây dựng một chiến lược sản phẩm, những nội dung nào mà chúng ta cần quan tâm nhất? Và những nội dung đó có sự ảnh hưởng ra sao?

Thực tế, thì khi xây dựng một chiến lược sản phẩm hoàn hảo thì nó sẽ dựa trên quyết định đến từ các yếu tố sau:

– Yếu tố nhãn hiệu và thiết kế bao bì sản phẩm

– Yếu tố dịch vụ hỗ trợ khách hàng

– Yếu tố chủng loại, danh mục sản phẩm

Các nội dung trong xây dựng chiến lược sản phẩm Các nội dung trong xây dựng chiến lược sản phẩm

3.1. Yếu tố nhãn hiệu và việc thiết kế bao bì

Nhãn hiệu và bao bì tuy chỉ là những thứ “vỏ bọc” bên ngoài nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình tiêu thụ hàng hóa. Việc sở hữu một nhãn hiệu và bao bì bắt mắt sẽ khiến khách hàng bị thu hút hơn, qua đó làm gia tăng khả năng mua của khách hàng với sản phẩm. Tạo nên những bước tiến về doanh thu và lợi nhuận sau này.

Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khá ksm về mảng này, so với các thương hiệu nước ngoài thì thiết kế của họ bao giờ cũng đơn giản và sang trọng hơn rất nhiều. Trong khi đó, các sản phẩm trong nước thường có thiết kế khá màu mè, điều này có thể thu hút được khách hàng nhất thời nhưng thời gian sẽ không quá lâu để khiến họ gắn bó với sản phẩm. 

Bao bì được coi là một đại sứ thương hiệu đầu tiên mà khách hàng có thể nhận thấy, vì vậy, việc đầu tư vào mảng này là rất quan trọng. Bên ngoài phải thực sự thu hút thì mới có thể khiến khách hàng của bạn chú ý và thúc đẩy các hành động sau đó. Bạn nên nhớ rằng đôi khi bao bì đẹp cũng trở thành lý do duy nhất khiến một khách hàng quyết định mua sản phẩm đó.

Nhãn hiệu, bao bì Nhãn hiệu, bao bì

3.2. Yếu tố dịch vụ khách hàng

Trong thời buổi cạnh tranh diễn ra khá gay gắt như hiện tại thì bên cạnh chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp cũng cần chú ý tới dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Đặc biệt là khi các sản phẩm có cùng danh mục, tính năng, tương tự nhau trên thị trường. Đây cũng là một điều mà trong quá trình xây dựng chiến lược sản phẩm cần có và cần quan tâm. Bởi một chiến lược sản phẩm tốt bao gồm ngay cả khi khách hàng đang sử dụng sản phẩm ấy nó vẫn được diễn ra thông qua dịch vụ hỗ trợ. 

Sản phẩm của bạn có mẫu mã, thiết kế đẹp, đối thủ cũng không hề kém cạnh phần này. Sản phẩm của bạn có tính ứng dụng cao, phù hợp với mọi lứa tuổi, đối thủ cũng xây dựng như vậy,… Vì thế, trong tình hình này, để có thể tạo được sự khác biệt cũng như điểm nhấn cho riêng mình thì dịch vụ tốt sẽ là một lợi thế rất lớn với bạn.

Một cuộc gọi hỏi thăm về chất lượng sản phẩm hay một tin nhắn điều tra mức độ hài lòng về sản phẩm của khách hàng sẽ giúp cho bạn có thể có được sự tin tưởng của khách hàng hơn. Bởi thông qua dịch vụ mà họ nhận được thì họ sẽ cảm thấy mình được tôn trọng cũng như sự quan trọng của mình với doanh nghiệp khi các ý kiến minh đưa ra được lắng nghe và quan tâm. 

Dịch vụ khách hàng Dịch vụ khách hàng

Đôi khi, chỉ một vài hành động nhỏ thôi cũng giúp bạn có được những hàng thân thiết một cách dễ dàng mà không phải sử dụng các “chiêu trò” đao to búa lớn gì. 

3.3. Yếu tố phát triển sản phẩm mới

Đây là yếu tố quan trọng nhất với mỗi công ty, doanh nghiệp hiện nay. Nhu cầu của khách hàng thay đổi nhanh chóng theo thời gian và mức độ của các nhu cầu thường có xu hướng tăng lên. Do vậy, việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới là điều tất yếu cần thực hiện để doanh nghiệp gia tăng sức cạnh tranh cho mình. 

Ví dụ như Cocacola và Pepsi. Đây là 2 đối thủ truyền kiếp của nhau cho tới tận bây giờ. Để theo kịp xu hướng của thị trường thì bên cạnh thức uống truyền thống thì cả 2 thương hiệu này đều cho ra mắt sản phẩm thức uống không đường, ít calo để đánh đúng vào tâm lý muốn ăn uống nhưng sợ béo hiện nay. 

Phát triển sản phẩm mới Phát triển sản phẩm mới

Thực tế, một công ty, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì việc đầu tư vào các nghiên cứu để cho ra các sản phẩm mới trở thành vũ khí chiến đấu trên thị trường tiêu thụ là điều rất cần thiết. Mọi thứ vận động và theo xu hướng phát triển không ngừng, nếu như bạn không phát triển và đáp ứng được các nhu cầu đó thì việc tồn tại sẽ là một bài toán khá nan giải. Và các nhà Marketer cũng cần nắm bắt được những sự thay đổi này để có thể đưa ra các chiến lược tiêu thụ phù hợp nhất.

3.4. Yếu tố về chủng loại hàng hóa

Chủng loại hàng hóa chính là chỉ các mặt hàng, sản phẩm có cùng chức năng hay được bán với cùng một đối tượng khách hàng trên thị trường. Với mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách lựa chọn về bề rộng chủng loại hàng hóa khác nhau, điều này tùy theo mục đích của doanh nghiệp.

Hiện nay,các công ty, doanh nghiệp có thể theo đuổi theo các hướng như cung cấp một chủng loại đầy đủ hay chiếm lĩnh, mở rộng phần lớn thị trường có chủng loại hàng hóa đa dạng và rộng hơn. Dù lựa chọn theo hướng nào thì các doanh nghiệp đều sẽ phải lựa chọn một trong hai cách sau:

Chủng loại hàng hóa Chủng loại hàng hóa

– Phát triển chủng loại hàng hóa

– Bổ sung chủng loại hàng hóa

Tùy theo mục tiêu và định hướng phát triển mà công ty, doanh nghiệp sẽ lựa chọn hướng phát triển phù hợp với mục đích của mình. Nhưng nhìn chung, việc lựa chọn đúng chủng loại sản phẩm sẽ giúp công ty, doanh nghiệp tăng khả năng chiếm được thị phần của sản phẩm đó trên thị trường và trở thành một thương hiệu “quốc dân” mà ai cũng biết đến.

Ví dụ điển hình là sản phẩm “Tương ớt chinsu”. Đây có lẽ là loại sản phẩm mà bất kỳ gia đình Việt nào cũng có và được rất nhiều người yêu thích. Việc lựa chọn cách phát triển sản phẩm của mình theo các mức khác nhau làm đa dạng hơn đối tượng sử dụng và mục đích sử dụng dã giúp thương hiệu “Tương ớt chinsu” phổ biến hơn bao giờ hết.

Việc làm quản trị kinh doanh tại Hồ Chí Minh

Chọn lựa 1 tong 2 cách Chọn lựa 1 trong 2 cách

4. Chiến lược sản phẩm trong từng giai đoạn sống

Một sản phẩm sẽ có chu kỳ sống gồm 4 giai đoạn nhất định đó là lúc tung ra thị trường, phát triển, chín muồi và suy thoái. Các chiến lược sản phẩm cũng sẽ có những sự ảnh hưởng nhất định qua từng giai đoạn này.

4.1. Giai đoạn mới tung ra thị trường

Đây là giai đoạn đầu tiên cũng là lúc sản phẩm mới được ra mắt thị trường tiêu thụ. Vì vậy, lúc này sản phẩm còn khá mới mẻ, chưa được nhiều người biết đến, vì thế doanh thu lúc này chưa thực sự ổn định.

Chiến lược trong từng giai đoạn Chiến lược trong từng giai đoạn

Nhiệm vụ lúc này của các Marketer chính là đẩy mạnh việc xây dựng các hoạt động quảng bá sản phẩm qua các hình thức khác nhau để nhiều người biết đến hơn cũng như xây dựng các kênh phân phối sử dụng cho các giai đoạn sau này.

4.2. Giai đoạn phát triển, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm

Đây chính là giai đoạn mà số lượng sản phẩm được tiêu thụ bắt đầu có sự gia tăng khá nhanh chóng và dần xuất hiện đối thủ cạnh tranh.  

Chiến lược sản phẩm lúc này của bạn chính là mở rộng thêm những sự lựa chọn cho khách hàng thông qua các dịch vụ đi kèm hay các chủng loại sản phẩm với mẫu mã đa dạng hơn. Bên cạnh đó, yếu tố con người cũng đóng vai trò khá quan trọng, ảnh hưởng đến doanh thu nếu như những nhân viên bán hàng của bạn kém chuyên nghiệp. Do vậy, việc chú ý đào tạo con người cũng là điều mà các doanh nghiệp cần quan tâm. 

Giai đoạn phát triển Giai đoạn phát triển

4.3. Giai đoạn chín muồi của sản phẩm

Lúc này, doanh thu đã đạt đến mức cao nhất nhưng quá trình tiêu thụ sản phẩm diễn ra khá chậm do sự bão hòa. 

Trong thời điểm này, các chuyên viên marketing cần phải xác định lại chiến lược phù hợp, thu hẹp lại chủng loại sản phẩm, nâng cao, cải tiến sản phẩm chủ lực cũ, thay đổi diện mạo bao bì,… Thực hiện việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới làm phương án thay thế sau đó.

Thêm vào đó, bạn cũng nên có những sự củng cố về các kênh phân phối hay xúc tiến những phân lúc khách hàng mới, địa điểm mới,…

4.4. Giai đoạn suy thoái của sản phẩm

Giai đoạn suy thoái Giai đoạn suy thoái

Đây được coi là giai đoạn cuối của một vòng đời sản phẩm. Lúc này sức tiêu thụ và doanh thu sản phẩm thấp đáng kể. Do vậy, các doanh nghiệp cần riển khai phát triển sản phẩm mới của mình để tăng sức cạnh tranh và bắt đầu một vòng đời mới. Đồng thời đưa ra các chương trình khuyến mại để tiêu thụ các sản phẩm cũ còn tồn kho.

Tìm việc làm

Trên đây là các thông tin chi tiết và cụ thể về chiến lược sản phẩm. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn đã hiểu được chiến lược sản phẩm là gì cũng như vai trò của nó với các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Và nếu như bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về các chiến lược liên quan khác thì có thể tra cứu trên mục blog của Timviec365.vn nhé!

Chiến lược giá là gì? Điểm danh TOP 7 Pricing strategy HOT!

Bên cạnh chiến lược sản phẩm thì chiến lược giá là một chiến lược cũng rất quan trọng với các doanh nghiệp hiện nay. Việc đưa ra một mức giá phù hợp với người tiêu dùng đồng thời cân bằng với chi phí sản xuất cũng như khả năng đem lại lợi nhuận không phải là điều đơn giản. Vậy, chiến lược giá là gì? Xây dựng chiến lược giá phù hợp ra sao? cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Chiến lược giá là gì?

Chia sẻ:

Từ khóa liên quan

Chuyên mục