Chiến lược sản phẩm là gì? 7 bước xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm
Chiến lược sản phẩm (Product Strategy) là định hướng và mục tiêu của doanh nghiệp dành cho các mặt hàng, dịch vụ của mình. Thông qua việc xây dựng Product Strategy, bạn có thể xây dựng các kế hoạch dài hạn bao gồm sản xuất, kinh doanh và truyền thông để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Vậy làm thế nào để định hướng chiến lược sản phẩm? Bạn hãy cùng TopOnSeek theo dõi ngay bài viết sau đây nhé.
Chiến lược sản phẩm là gì?
Chiến lược sản phẩm bao gồm các kế hoạch và lộ trình mà doanh nghiệp cần phải thực hiện để phát triển sản phẩm của mình. Mục đích của hoạt động này là hoàn thành các mục tiêu (Target) mà công ty đã đề ra và tiếp cận tệp khách hàng mong muốn.
Cụ thể, doanh nghiệp sẽ phải nghiên cứu và giải quyết những vấn đề tác động đến khách hàng khi mua sản phẩm. Nhờ đó, bạn có thể đo lường được hiệu quả khi ra mắt mặt hàng mới trên thị trường.
>> Tìm hiểu ngay: Chiến lược giá là gì? Các chiến lược về giá trong Marketing
Chiến lược sản phẩm giúp hoàn thành các mục tiêu mà công ty đã đề ra và tiếp cận tệp khách hàng mong muốn (Nguồn: Sưu tầm)
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm
Một chiến lược sản phẩm thành công cần đến sự hỗ trợ của nhiều yếu tố. Điều này bao gồm bộ nhân diện, dịch vụ chăm sóc khách hàng và tạo ra các mặt hàng mới. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về những yếu tố này nhé.
Mục Lục
Bộ nhận diện sản phẩm
Bao bì của sản phẩm là yếu tố đầu tiên thu hút khách hàng. Do đó, bạn hãy tập trung phát triển bộ nhận diện thương hiệu để tạo sự chú ý cho người tiêu dùng. Cụ thể, một sản phẩm có bao bì đẹp mắt và hoàn chỉnh sẽ có lợi thế hơn khi đặt cùng một mặt hàng nhưng có cách đóng gói đơn giản và không quá nổi bật.
Trên thị trường, các sản phẩm đến từ nước ngoài thường có kiểu dáng khá sang trọng và hiện đại. Ngược lại, hàng nội địa Việt Nam lại thường được đóng gói trong bao bì sặc sỡ với logo có thiết kế khá phức tạp. Điều này thường khiến khách hàng khá phân vân khi lựa chọn sản phẩm.
Do đó, bạn nên tập trung nhiều hơn vào việc sáng tạo bao bì và cung cấp đầy đủ thông tin, thành phần và công dụng trên mặt hàng của mình. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể thu hút nhiều người tiêu dùng và khẳng định sự uy tín của thương hiệu.
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu của sản phẩm là chiến lược thu hút khách hàng hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)
Phát triển sản phẩm mới
Nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi dựa trên sự phát triển của xã hội. Do đó, doanh nghiệp cần phải đổi mới trong việc sản xuất và phát triển sản phẩm. Cụ thể, bạn nên nghiên cứu thị trường và tìm hiểu xu hướng mua hàng của người tiêu dùng. Sau đó, doanh nghiệp sẽ sản xuất các mặt hàng mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Một ví dụ cụ thể cho việc phát triển sản phẩm mới là Unilever. Khi cho ra mắt sản phẩm mới, công ty sẽ dần loại bỏ những mặt hàng cũ đã không còn được ưa chuộng. Theo thời gian, các doanh nghiệp ngày một cải tiến và cho ra mắt nhiều hàng hóa với tính năng vượt trội hơn như nước giặt cho máy giặt, nước giặt và nước xả 2 trong 1.
Phát triển sản phẩm mới là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm (Nguồn: Sưu tầm)
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng
Các dịch vụ hỗ trợ khách hàng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược sản phẩm. Điều này giúp bạn thu hút và giữ chân khách hàng để bắt đầu một chu kỳ mua hàng mới. Đặc biệt, dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ là yếu tố nổi bật giúp người mua lựa chọn bạn khi thị trường đã dần bão hòa và có quá nhiều thương hiệu cạnh tranh.
Ví dụ: Một doanh nghiệp A bán đồ nội thất và có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường. So với các thương hiệu khác, A kinh doanh cùng một sản phẩm và có hình thức quảng cáo giống nhau. Tuy nhiên, dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình như bảo hành sản phẩm, tổ chức các hoạt động tri ân người mua hay sự quan tâm trong quá trình mua sắm sẽ là những yếu tố giúp thương hiệu giữ chân người tiêu dùng.
Khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp có chiến lược phục vụ khách hàng tốt (Nguồn: Sưu tầm)
Vai trò của chiến lược sản phẩm trong Marketing
Chiến lược sản phẩm là công cụ giúp việc quảng cáo trở nên hiệu quả hơn. Khi xây dựng cho mình Product Strategy, bạn sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu sản phẩm. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vai trò của chiến lược này nhé.
Về doanh nghiệp
Chiến lược sản phẩm được xem là bàn đạp vững chắc cho doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu mình đã đề ra. Theo thống kê, có đến 70% công ty xây dựng Product Strategy khi chuẩn bị ra mặt một mặt hàng mới. Sau đây là một số vai trò của chiến lược sản phẩm:
- Định hướng rõ ràng: Khi đã xây dựng chi tiết kế hoạch và hoạt động cho chiến lược sản phẩm, nội bộ doanh nghiệp bao gồm ban lãnh đạo và nhân viên sẽ đi đúng hướng để thực hiện mục tiêu.
- Định rõ quy trình phát triển sản phẩm: Nhờ vào chiến lược sản phẩm, doanh nghiệp sẽ định hướng được concept, theme, key message,… cho mặt hàng của mình.
- Đưa ra các quyết định đúng hướng: Khi tạo dựng chiến lược sản phẩm, bạn sẽ theo kịp xu hướng của thị trường và liên tục làm mới dịch vụ của mình. Đồng thời, doanh nghiệp cũng rút ra được nhiều bài học để đưa ra quyết định đúng đắn.
Chiến lược sản phẩm giúp bạn đưa ra quyết định hợp lý (Nguồn: Sưu tầm)
Về khách hàng
Khách hàng sẽ ưu tiên lựa chọn thương hiệu nếu sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của mình. Do đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược để phát triển mặt hàng nhằm thu hút người mua.
Khách hàng sẽ ưu tiên lựa chọn thương hiệu có chiến lược phát triển sản phẩm tốt (Nguồn: Sưu tầm)
Đối với đối thủ cạnh tranh
Trong kinh doanh, bạn rất dễ bị đạo nhái và sao chép ý tưởng bởi nhiều doanh nghiệp khác. Đặc biệt, nhiều thương hiệu còn giống nhau về cách quảng bá mặt hàng hoặc chiến dịch kích sales. Do đó, một chiến lược sản phẩm hoàn hảo sẽ giúp doanh nghiệp trở nên độc đáo và vượt trội hơn. Nhờ đó, bạn có thể giữ chân nhiều khách hàng ở lại với thương hiệu.
Xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp để giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ (Nguồn: Sưu tầm)
Các loại chiến lược sản phẩm
Để phát triển thành công một sản phẩm, doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược cụ thể. Tuy nhiên, không phải mặt hàng nào cũng được áp dụng một kế hoạch giống nhau. Cùng tìm hiểu ngay các loại chiến lược sản phẩm phổ biến hiện nay nhé.
Chiến lược về thương hiệu sản phẩm
Nhờ vào chiến lược sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có đủ sức cạnh tranh với những đối thủ khác. Bên cạnh đó, bạn cũng xác định được nhiều rủi ro khi xây dựng thương hiệu (Branding) để nhanh chóng lập kế hoạch phòng ngừa. Nhờ đó, quá trình xây dựng 4P sẽ trở nên hiệu quả hơn. Một số yếu tố mà doanh nghiệp cần xác định là:
- Sản phẩm của thương hiệu có đủ sức đối đầu với những nhãn hàng khác không?
- Làm thế nào để sản phẩm phát triển vượt bậc?
- Yếu tố thu hút khách hàng của sản phẩm là gì?
>> Tìm hiểu thêm:
4P trong Marketing là gì? 6 bước xây dựng chiến lược Marketing 4P thành công cho sản phẩm
Mô hình Marketing Mix 7P trong Marketing là gì? Cách áp dụng tối ưu bạn cần biết
Chiến lược lợi thế cạnh tranh
Thị trường đang dần bão hòa vì các doanh nghiệp sản xuất cùng một mặt hàng xuất hiện khá nhiều. Do đó, bạn cần phải đổi mới và biến thương hiệu của mình trở nên khác biệt hơn so với đối thủ.
Chạy theo sự đổi mới của công nghệ, nhiều doanh nghiệp đã tập trung nhiều hơn vào các kênh truyền thông xã hội và sàn thương mại điện tử. Nhờ đó, bạn có thể khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu lâu hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần điều chỉnh mức giá phù hợp với giá trị sản phẩm để gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Chiến lược theo chu kỳ sống của sản phẩm
Vòng đời sản phẩm (Product Life Cycle) là yếu tố doanh nghiệp cần cân nhắc cho chiến lược của mình. Cụ thể, một mặt hàng sẽ có chu kỳ sống bao gồm các giai đoạn như mới ra thị trường, phát triển, trưởng thành và suy thoái.
Ở giai đoạn 1, doanh nghiệp cần tập trung đầu tư cả thời gian và kinh phí cho chiến lược Marketing, nhà phân phối để sản phẩm được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, bạn sẽ không thu về được nhiều lợi nhuận để hoàn vốn. Tiếp theo, sản phẩm sẽ bước qua giai đoạn phát triển và bắt đầu được khách hàng lựa chọn. Trong thời gian này, doanh nghiệp cần phải điều chỉnh chiến lược về giá cả, phân phối và quảng cáo để mở rộng thị trường.
Sau đó, sản phẩm sẽ bước qua giai đoạn trưởng thành và dần bão hòa với thị trường. Lúc này, số lượng hàng hóa bán ra sẽ không còn nhiều như trước. Do đó, doanh nghiệp cần tập trung cải tiến và nâng cao chất lượng của hàng hóa. Cuối cùng, giai đoạn suy thoái là lúc kết thúc chu kỳ sản phẩm. Khách hàng dần chuyển sự yêu thích của mình sang các mặt hàng mới. Khi ấy, doanh nghiệp cần bán hết số hàng tồn kho và đề ra chiến lược cho sản phẩm mới.
Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm
Để đánh bại các đối thủ trên thị trường, bạn cần làm cho sản phẩm của mình trở nên khác biệt và mới lạ hơn. Một số yếu tố mà doanh nghiệp có thể cân nhắc là:
- Sự khác biệt sản phẩm theo chiều dọc: Yếu tố này giúp người tiêu dùng mua hàng dựa trên những đặc điểm có thể đo lường được. Doanh nghiệp cần tập trung vào tên tuổi, giá cả, chất lượng,…
- Sự khác biệt sản phẩm theo chiều ngang: Khi trên cũng một kệ hàng có quá nhiều sản phẩm giống nhau về giá cả và chất lượng, khách hàng sẽ xét đến sở thích, sự đa dạng, tính năng, hương vị, màu sắc và mẫu mã để lựa chọn.
- Sự khác biệt hóa sản phẩm hỗn hợp: Yếu tố này sẽ bao gồm cả định lượng và định tính. Khách hàng sẽ cân nhắc tất cả các đặc điểm về giá cả, chất lượng, nhãn hiệu, màu sắc,… để cho ra quyết định mua hàng.
7 bước xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm
Để có được thành công khi ra mắt một sản phẩm, doanh nghiệp cần có chiến lược Marketing cụ thể. Ngay bây giờ, bạn hãy cùng TopOnSeek khám phá ngay 7 bước thiết lập kế hoạch quảng cáo nhé.
Chiến lược Marketing Mix
Chiến lược Marketing mix đại diện cho 4 chữ P bao gồm Product, Price, Promotion và Place. Cụ thể, doanh nghiệp cần lên kế hoạch cho cả 4 yếu tố trên để sản phẩm có thể xâm nhập vào thị trường. Bạn phải xác định mặt hàng, bao bì, giá cả, địa điểm và các chiến dịch truyền thông để quảng bá.
Chiến lược sản phẩm Marketing mix bao gồm 4 yếu tố (Nguồn: Sưu tầm)
Các cấp độ của một sản phẩm
Trước khi xây dựng chiến lược, nhà bán hàng cần xác định rõ các cấp độ của sản phẩm. 3 mức độ chính mà các doanh nghiệp thường phân chia là:
- Sản phẩm cốt lõi
- Sản phẩm thực tế
- Sản phẩm tăng cường
Sản phẩm cốt lõi sẽ là mặt hàng chính mà doanh nghiệp cung cấp để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Trong khi đó, các sản phẩm tăng cường sẽ là dịch vụ thêm để người tiêu dùng cảm thấy thoải mái khi mua hàng. Cuối cùng, sản phẩm thực tế thường bao gồm bao bì, nhãn, hiệu và các yếu tố giúp người mua phân biệt bạn với những thương hiệu khác.
Sản phẩm cần có giá trị cốt lõi đáp ứng nhu cầu khách hàng (Nguồn: Sưu tầm)
Loại sản phẩm
Trước khi xây dựng chiến lược sản phẩm, bạn cần xác định đâu là mặt hàng doanh nghiệp sẽ cung cấp cho khách hàng. Nhờ đó, bạn có thể xâm nhập và phát triển ở thị trường mà mình đã đề ra. Một số loại sản phẩm là:
- Sản phẩm bền/sản phẩm không bền
- Hàng hóa mua sắm/hàng hóa đặc biệt/hàng hóa tiện lợi
- Hàng công nghiệp / hàng tiêu dùng
- Sản phẩm dịch vụ
Bạn cần xác định loại sản phẩm trước khi xây dựng chiến lược (Nguồn: Sưu tầm)
Sự khác biệt
Để thu hút người tiêu dùng, bạn cần tìm điểm khác biệt giữa sản phẩm của mình so với đối thủ. Cụ thể, doanh nghiệp phải sáng tạo và tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi mua sắm. Ngoài ra, một số điểm khác biệt bạn có thể tận dụng là:
- Loại sản phẩm và tính năng của mặt hàng
- Hiệu suất của sản phẩm
- Độ bền và khả năng sửa chữa
- Phong cách và thiết kế
- Tính thuận tiện khi lắp ráp và vận chuyển
- Dịch vụ và chính sách chăm sóc khách hàng
Khi xây dựng chiến lược cần chú ý sản phẩm nên có sự khác biệt và độc đáo (Nguồn: Sưu tầm)
Các yếu tố liên quan đến thương hiệu
Sự thành công của chiến lược sản phẩm phụ thuộc nhiều vào các yếu tố liên quan đến thương hiệu như logo, màu chủ đạo, hình ảnh, chủ đề. Thông qua việc xây dựng bộ nhận diện, bạn sẽ giúp khách hàng nhớ đến mình lâu hơn. Đồng thời, độ phủ của thương hiệu trên thị trường cũng gia tăng đáng kể.
Thiết kế của sản phẩm
Mỗi sản phẩm đều có thiết kế khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Do đó, khi xác định người tiêu dùng mục tiêu (Target Audience), bạn cần xem xét kỹ thiết kế để tạo sự thuận tiện cho người sử dụng.
Ví dụ: Laptop sẽ dễ sử dụng và mang theo hơn máy tính để bàn.
Thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người dùng là một trong những chiến lược hàng đầu (Nguồn: Sưu tầm)
Tập hợp sản phẩm
Thông thường, một sản phẩm sẽ có nhiều phiên bản khác nhau để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Khách hàng có thể không quan tâm mặt hàng chính của bạn nhưng lại yêu thích sử dụng các bản nâng cấp. Ví dụ về tập hợp của sản phẩm là: các thương hiệu mỹ phẩm đều sản xuất kem chống nắng. Tuy nhiên, một sản phẩm sẽ có nhiều phiên bản dành cho người da khô, dưỡng ẩm hoặc nâng tone.
Ví dụ về chiến lược sản phẩm của Vinamilk
Vinamilk là một trong những thương hiệu bán sản phẩm làm từ sữa có thị phần lớn nhất Việt Nam. Doanh nghiệp đã tập trung xây dựng chiến lược Marketing Mix 4P xuất sắc cho các mặt hàng của mình.
Cụ thể, chiến lược sản phẩm của Vinamilk là đáp ứng đầy đủ các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu của nhiều nhóm người tiêu dùng như trẻ sơ sinh, thanh niên, trung niên và người lớn tuổi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn xây dựng thông điệp “thân thiện với sức khỏe” và cam kết chất lượng vượt trội qua từng dòng sản phẩm như sữa chua, sữa đặc, sữa bột, sữa tươi,…
Ngoài ra, Vinamilk còn đem đến nhiều dòng sản phẩm mới như nước giải khát Vfresh. Tính đến năm 2009, doanh nghiệp đã không ngừng mở rộng với 20 mặt hàng mới cho nhiều phân khúc khách hàng. Trong số đó, Sữa bột Yoko và Organic là những sản phẩm cao cấp hóa nhận được nhiều sự hưởng ứng từ người tiêu dùng nhất.
Vinamilk thành công khi xây dựng chiến lược sản phẩm (Nguồn: Sưu tầm)
Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về khái niệm và tầm quan trọng của chiến lược sản phẩm. Trước khi tung ra một mặt hàng mới, doanh nghiệp cần phải đề ra các hoạt động và mục tiêu cụ thể. Điều này giúp sản phẩm nhận được sự chú ý của khách hàng và đẩy mạnh doanh số. TopOnSeek hy vọng những thông tin trên bài viết sẽ giúp ích cho việc kinh doanh và Marketing của bạn nhé.
>> Xem thêm: Chiến lược đại dương xanh là gì? So sánh với chiến lược đại dương đỏ