Chiến lược sản phẩm là gì? 5 bước triển khai chiến lược
Chiến lược sản phẩm chính là một trong những chiến lược đặc biệt quan trọng mà bất kỳ người làm marketing nào cũng cần phải chú trọng đầu tư. Bởi nó là chiến lược có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển mạnh mẽ và khả năng tồn tại bền vững của doanh nghiệp.
Vì vậy, trong bài viết được giới thiệu dưới đây, Bizfly sẽ giúp bạn hiểu được chiến lược sản phẩm là gì đồng thời đưa ra các cách xây dựng chiến lược phù hợp nhất với doanh nghiệp.
Mục Lục
Chiến lược sản phẩm là gì?
Chiến lược sản phẩm là một kế hoạch chi tiết tổng hợp nên các quyết định triển khai hoạt động kinh doanh sản phẩm. Đồng thời mô tả được các định hướng và mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra để đạt được kỳ vọng đối với sản phẩm của mình.
Chiến lược sản phẩm là gì?
Chiến lược này phải vừa đáp ứng, thỏa mãn được các điều kiện về nhu cầu sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng vừa đảm bảo được tính hiệu quả cho các mục tiêu Marketing của doanh doanh nghiệp. Đây được xem là cơ sở để doanh nghiệp dễ dàng xây dựng các chiến lược giá/phân phối và chiến lược xúc tiến hỗ trợ.
Bizfly cung cấp bộ giải pháp chuyển đổi số (chatbot, CRM, Email Marketing và thiết kế website…) giúp doanh nghiệp tăng trưởng 100% doanh thu, tiết kiệm 50% chi phí
KHÁM PHÁ NGAY
Tầm quan trọng của chiến lược sản phẩm
Sản phẩm được xem là một công cụ cạnh tranh cốt lõi có tác động nhất định đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vì vậy, chiến lược cho sản phẩm giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp
Các chiến lược sản phẩm giúp doanh nghiệp đưa ra được quyết định về phương hướng, quy mô và tốc độ của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó tác động trực tiếp đến các chi phí, doanh thu và các yếu tố tạo nên mức độ lợi nhuận mà doanh nghiệp nhận được.
Tầm quan trọng của chiến lược sản phẩm đối với doanh nghiệp
Các sản phẩm mang tính chất độc đáo hoặc có chất lượng tốt sẽ dễ dàng thu hút được khách mua hàng. Khi sản phẩm được tiêu thụ với số lượng lớn thì doanh thu của doanh nghiệp cũng sẽ được đẩy mạnh hơn.
Đối với khách hàng
Đối với khách hàng, sản phẩm chính là phương pháp tốt nhất có khả năng giải quyết được các vấn đề mà họ phải đối mặt. Chính vì vậy, những sản phẩm chất lượng thấp sẽ không được khách hàng lựa chọn cho dù nó có giá thành rẻ, nhiều khuyến mãi hay tiện lợi trong việc phân phối.
Đối với đối thủ cạnh tranh
Giá và các chương trình khuyến mãi rất dễ bị sao chép bởi đối thủ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn thực hiện các sự kiện giảm giá thì chắc chắn các đối thủ cũng có thể học theo ngay trong ngày hôm sau.
Chiến lược sản phẩm với đối thủ cạnh tranh
Và đối thủ sẽ chỉ sao chép được doanh nghiệp của bạn nếu bạn có sản phẩm tương tự họ. Vì vậy, việc đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm độc đáo với những lợi ích vượt trội sẽ ngăn chặn được điều này.
Xem thêm: Định vị sản phẩm là gì và các bước để định vị sản phẩm cho doanh nghiệp
Cách xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp
Để có thể xây dựng được một chiến lược, một kế hoạch sản phẩm phù hợp thì bạn nên tìm hiểu về các cách dưới đây.
Xây dựng nhãn hiệu, bao bì
Nhãn hiệu, bao bì chính là yếu tố quyết định đến khả năng thu hút khách hàng. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua mà hãy tích cực đầu tư vào các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu, bao bì.
Xây dựng nhãn hiệu, bao bì
Bởi bao bì, nhãn hiệu không chỉ là nơi cung cấp cho khách hàng thông tin về giá cả, chức năng, đặc tính mà nó còn là công cụ để bán hàng, tạo dựng uy tín thương hiệu. Để làm được điều đó, bạn nên thuê một chuyên gia design có kiến thức và kinh nghiệm trong việc thiết kế nhãn hiệu.
Phát triển sản phẩm mới
Phát triển sản phẩm mới là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong một chiến lược sản phẩm bất kỳ. Bởi nhu cầu của người dùng luôn thay đổi theo thời gian.
Nếu các marketer không nắm bắt được tình hình để có hướng điều chỉnh phù hợp thì sẽ rất dễ bị bỏ xa lại trên thị trường. Khi các dòng sản phẩm mới xuất hiện, các dòng sản phẩm cũ sẽ nhanh chóng bị xóa sổ.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng
Các dịch vụ hỗ trợ khách hàng là một trong những cách mà bạn nên chú ý. Bởi kế hoạch sản phẩm không chỉ dừng lại ở điểm bán, khi khách mua hàng mà nó còn kéo dài đến cả lúc họ sử dụng sản phẩm nữa.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng
Việc doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trong suốt quá trình sẽ giúp gia tăng sự hài lòng và thúc đẩy họ tiếp tục một chu kỳ mua hàng tiếp theo.
Đặc biệt, dịch vụ hỗ trợ khách hàng sẽ mang tính quyết định nếu các sản phẩm trong thị trường đều có chất lượng tốt và được cung cấp bởi các doanh nghiệp uy tín.
Tham khảo bài viết: Chăm sóc khách hàng là gì và dịch vụ CSKH chuyên nghiệp là như thế nào?
Các bước xây dựng một chiến lược sản phẩm cho doanh nghiệp
Để có thể đào sâu hơn nữa vào việc xây dựng một kế hoạch sản phẩm chi tiết cho doanh nghiệp, bạn có thể thực hiện các bước sau.
Bước 1: Xác định nhu cầu của người dùng
Trước tiên, bạn cần phải xác định được vị trí chính xác của người dùng trên chiến lược của bạn theo một quy trình chuyên nghiệp để đánh giá được khả năng tiếp cận thị trường cũng như giảm thiểu được mức độ rủi ro cho sản phẩm.
Xác định nhu cầu của khách hàng
Sau đó, bạn cần phải nắm rõ được nhu cầu và mong muốn của người dùng đối với sản phẩm bằng cách lắng nghe cảm nhận hoặc thu thập thông tin khách hàng thông qua một vài các phương thức sau:
- Đưa ra câu hỏi trên fanpage của doanh nghiệp.
- Thực hiện các cuộc khảo sát thực tế.
Để tìm hiểu thêm về việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, các bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Hành vi người tiêu dùng là gì và cách nghiên cứu hành vi người tiêu dùng hiệu quả
Bước 2: Xác định tầm nhìn với sản phẩm
Tầm nhìn chính là yếu tố quan trọng có tác động rất lớn đến mức độ thành công của một chiến lược sản phẩm. Vì vậy, bạn cần phải xác định được tầm nhìn với các sản phẩm để nhận được các lợi ích sau:
Xác định tầm nhìn cho sản phẩm
- Doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhận được các phản hồi tích cực của khách hàng nếu đưa ra được một tầm nhìn hấp dẫn cho sản phẩm.
- Khả năng truyền đạt tầm nhìn một cách ấn tượng sẽ giúp ứng dụng chuẩn xác sản phẩm trong thực tế.
Bước 3: Xác định mục tiêu sản phẩm
Sau khi đã thiết lập xong tầm nhìn cho sản phẩm, bước tiếp theo mà bạn cần phải thực hiện chính là xác định được các mục tiêu sản phẩm dựa trên những nội dung đã đề ra trong kế hoạch.
Một số mục tiêu như khả năng thu hút người dùng, tăng doanh thu, tăng tương tác hay tăng khả năng nhận diện thương hiệu.
Bước 4: Xây dựng lộ trình phát triển
Ngay sau khi đã xác định được các mục tiêu sản phẩm thì bạn cần phải dựa trên các mục tiêu đó để xây dựng nên những ý tưởng tuyệt vời để đưa vào lộ trình phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.
Xây dựng lộ trình phát triển cho sản phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể xoay chuyển các mục tiêu đó trở thành các chi tiết về sản phẩm một cách cụ thể hơn.
Bước 5: Kiểm tra
Việc tiếp theo mà bạn cần làm chính là lên một danh sách các định hướng, hoạt động và công việc cụ thể trong chiến lược sản phẩm. Từ đó gặt hái được thành công như mong đợi với chiến lược hoàn chỉnh.
Qua bài viết Bizfly đã chia sẻ, bạn đã hiểu rõ được những kiến thức hữu ích có liên quan đến chiến lược sản phẩm bao gồm khái niệm, lợi ích, cách xây dựng và các bước xây dựng chiến lược hiệu quả, mang lại cho doanh nghiệp nhiều giá trị. Để xây dựng chiến lược sản phẩm tốt nhất bạn có thể liên hệ số hotline 1900 636465, chuyên gia Bizfly sẽ tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp bạn.