Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội thành phố – HCM Egov

Chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của Thành phố

   Sứ mệnh và tầm nhìn:

                    Sứ mệnh: Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan toả lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước.

               Tầm nhìn: Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình; có vai trò động lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học – công nghệ của khu vực Đông Nam Á.

 

Tầm nhìn và chiến lược phát triển của TPHCM

 

   Mục tiêu xây dựng đô thị thông minh:

  1.  

               

      a.Mục tiêu tổng quát từ định hướng xây dựng đô thị thông minh

Mô hình ĐTTM tham khảo dưới đây phù hợp với các định hướng xây dựng ĐTTM như đề xuất trong Công văn số 58/BTTTT-KHCN ngày 11/01/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

 

Mô hình Đô thị thông minh tham chiếu

  • Nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc: Chất lượng cuộc sống của người lao động được nâng cao tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp đầu tư: Ứng dụng các công nghệ phù hợp để hỗ trợ giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề được người lao động và doanh nghiệp quan tâm (dịch vụ hỗ trợ, giao thông, môi trường, an toàn thực phẩm, v.v,…), nâng cao sự hài lòng của doanh nghiệp và người lao động.

  • Bảo vệ môi trường hiệu quả: Xây dựng các hệ thống giám sát, cảnh báo trực tuyến về môi trường (nước, không khí, tiếng ồn, đất, chất thải, v.v,…); các hệ thống thu thập, phân tích dữ liệu môi trường phục vụ nâng cao năng lực dự báo, phòng chống, ứng phó khẩn cấp và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

  • Quản trị đô thị hiệu quả/Quản lý đô thị tinh gọn: Các hệ thống thông tin quản lý những lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật dịch vụ chủ yếu được số hoá, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các sở/ban/ngành, đơn vị, tăng cường sự tham gia của người lao động và doanh nghiệp, nhằm nâng cao năng lực dự báo, hiệu quả và hiệu lực quản lý thành phố.

  • Tăng trưởng kinh tế bền vững/Nâng cao năng lực cạnh tranh: Xây dựng hạ tầng thông tin số an toàn, khuyến khích cung cấp dữ liệu mở để thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, giúp doanh nghiệp giảm chi phí, mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh trong nền kinh tế số.

  • Tăng cường sự tham gia, quản lý của người dân và tổ chức qua các Dịch vụ công nhanh chóng, thuận tiện: Đảm bảo mọi người lao động và doanh nghiệp được hưởng thụ các dịch vụ công một cách nhanh chóng, thuận tiện trên cơ sở hạ tầng thông tin số rộng khắp. Tăng cường việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

    1.           b. Mục tiêu từ Đề án Đô thị thông minh của TP.HCM

  • Ngày 23/11/2017, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 6179/QĐUBND về Đề án “Xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh (ĐTTM) giai đoạn 20172020, tầm nhìn đến năm 2025”.

  • Đề án sẽ được thực hiện trong 2 giai đoạn từ nay đến năm 2025. Trong đó, giai đoạn 1 từ nay đến năm 2020 sẽ thiết lập nền tảng công nghệ cho ĐTTM và triển khai thí điểm các dự án đáp ứng nhu cầu cấp thiết của TP. Đề án này hướng đến 4 mục tiêu là đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hướng đến kinh tế tri thức, nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc, quản trị đô thị hiệu quả, tăng cường sự tham gia quản lý của người dân phát huy trí tuệ nhân dân, đúng theo các định hướng ĐTTM như đã mô tả ở đoạn trên.

  • Từ nay đến năm 2020, UBND TP.HCM chủ trương sẽ tập trung thiết lập nền móng về Khung Kiến trúc CQĐT và triển khai hạ tầng công nghệ cho 4 dự án trọng tâm khởi động Đề án Xây dựng Đô thị thông minh, gồm: Xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và Hệ sinh thái dữ liệu mở, xây dựng Trung tâm mô phỏng dự báo chiến lược phát triển kinh tế xã hội, xây dựng Trung tâm Điều hành đô thị thông minh và Trung tâm an toàn thông tin. Xây dựng đô thị thông minh lấy chính quyền điện tử làm trung tâm để cung cấp các dịch vụ công tốt hơn, đặc biệt là dịch vụ hành chính công cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức.

  • Theo đề án, các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động hiệu lực và hiệu quả hơn trên cơ sở sử dụng dữ liệu số nhiều hơn và sẽ ít tùy thuộc hơn vào xử lý qua văn bản giấy tờ.