Chiến lược mở rộng thị trường và những điều cần lưu ý – Truyền Thông TMS
Nếu doanh nghiệp đã có những thành công nhất định với các chiến lược kinh doanh của mình thì việc mở rộng thị trường là một bước đi đúng đắn để tiếp cận thêm nhiều nguồn khách hàng tiềm năng và sớm chứng tỏ ưu thế với các đối thủ cạnh tranh. Trong bài viết này, truyền thông TMS sẽ chia sẻ đến bạn những lưu ý khi triển khai chiến lược mở rộng thị trường để đảm bảo mang đến thành công cho doanh nghiệp.
Thế nào là chiến lược mở rộng thị trường?
Định nghĩa
Chiến lược mở rộng thị trường là bản mô tả chi tiết những hoạt động mà doanh nghiệp cần thực hiện để tiếp thị, cung cấp sản phẩm/dịch vụ của mình đến một thị trường mục tiêu rộng lớn hơn thị trường kinh doanh hiện tại.
Thị trường được mở rộng có thể là một hay nhiều phân khúc khách hàng mới hoặc các vị trí địa lý mới.
Việc triển khai chiến lược mở rộng thị trường mới có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro về tài chính. Nhưng nếu thành công, doanh nghiệp có thể mang lại nguồn doanh thu lớn hơn cho doanh nghiệp, đồng thời xây dựng vững chắc hơn tầm ảnh hưởng của mình trên thị trường kinh doanh.
Một chiến lược mở rộng thị trường gồm những gì?
Chiến lược mở rộng thị trường chỉ nên được triển khai khi doanh nghiệp đã đạt được nhiều thành công ở thị trường hiện tại. Vậy chiến lược này gồm những yếu tố nào?
-
Kế hoạch nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
-
Kế hoạch xác định và nghiên cứu thị trường mục tiêu mới.
-
Xác định những kênh truyền thông phù hợp để tiếp cận khách hàng ở thị trường mới.
-
Xây dựng thông điệp truyền thông phù hợp với khách hàng ở thị trường mới.
-
Ngân sách dành cho các hoạt động tiếp thị tại thị trường mới.
Những lưu ý khi triển khai chiến lược mở rộng thị trường
Chuẩn bị trước khi tiếp cận thị trường mới
Doanh nghiệp cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi tiếp cận thị trường mới nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể cần chuẩn bị những gì?
-
Xác định những giá trị mà sản phẩm của mình mang đến cho khách hàng tiềm năng, cũng như xem xét khả năng phân phối và số lượng sản phẩm cần có để cung cấp đủ cho thị trường mới,…
-
Tối ưu hóa mọi nguồn lực được doanh nghiệp phân bổ cho thị trường mới để mang lại hiệu quả cao nhất.
-
Nâng cấp chất lượng sản phẩm, chiến lược quảng bá tiếp thị,….để thu hút khách hàng tại thị trường mới hiệu quả hơn.
Khả năng cung ứng cho thị trường mới
-
Trước khi triển khai
chiến lược mở rộng thị trường
mới thì doanh nghiệp đảm bảo được khả năng cung ứng của mình cho nhu cầu thị trường mới.
-
Hãy kết hợp nhuần nhuyễn các chiến lược marketing với khả năng cung ứng sản phẩm để khách hàng biết đến và có thể cầm ngay trên tay sản phẩm của doanh nghiệp mà không cần phải chờ đợi quá lâu.
-
Chỉ khi cung cấp đủ sản phẩm cho thị trường mới thì doanh nghiệp mới có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình hiệu quả, đồng thời khẳng định ưu thế với các đối thủ cạnh tranh.
-
Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần xem xét cẩn thận nhu cầu của thị trường mới để chỉ cung ứng lượng hàng vừa đủ, không để hàng bị tồn kho dẫn đến hao hụt nhiều chi phí.
Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp
-
Để đảm bảo sự thành công của một
chiến lược mở rộng thị trường
kinh doanh thì doanh nghiệp cần tiếp thị, quảng bá hình ảnh sản thương hiệu và sản phẩm của mình ở nhiều kênh khác nhau để tăng khả năng tiếp cận được khách hàng mới.
-
Doanh nghiệp nên xác định kênh truyền thông phù hợp nhất với sản phẩm mà mình kinh doanh. Ví dụ kinh doanh thời trang thì có thể quảng bá ở Facebook, trang thương mại điện tử hoặc Google. Còn với những mặt hàng cao cấp hơn như xe máy, xe hơi thì chỉ nên tiếp thị ở website để đảm bảo độ chuyên nghiệp.
Khả năng chăm sóc khách hàng
Tiếp cận một thị trường mới tức doanh nghiệp sẽ phục vụ những khách hàng mới, vì vậy cần đảm bảo những yêu cầu sau để chiếm được thiện cảm từ khách hàng mới:
-
Đào tạo mội đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để sẵn sàng tư vấn và giải đáp những thắc mắc của khách hàng.
-
Thường xuyên tiếp cận, gửi email và tư vấn tận tình thông tin về các sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng để họ cảm thấy mình được quan tâm. Từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả, tăng doanh thu bền vững hơn.
Các chiến lược mở rộng thị trường kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay
Bán hàng với giá thấp
Khi triển khai chiến lược mở rộng thị trường ở một thị trường hoàn toàn mới thì dĩ nhiên không nhiều người tại đây biết đến bạn. Do đó, việc bán sản phẩm với giá thấp là một bước đi sáng suốt để thu hút sự chú ý và nhu cầu mua sắm đến từ khách từ mới, cũng như tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ.
Tuy nhiên, chiến lược này cần triển khai thật hợp lý và có lộ trình cụ thể để vừa cạnh tranh được với đối thủ vừa đảm bảo doanh thu của doanh nghiệp.
Cải tiến sản phẩm, phát triển tính năng mới
Đây là chiến lược mở rộng thị trường tối ưu nhất vì nó mang lại nhiều giá trị cho khách hàng. Việc cải tiến và quảng bá cho những tính năng mới của sản phẩm sẽ thu hút khách hàng hiệu quả hơn, khách không chỉ mua một lần mà họ có thể quay lại mua thêm lần nữa để hưởng những giá trị mới mà sản phẩm mang lại.
Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể nâng cao tỷ suất lợi nhuận và tăng đáng kể thị phần tại thị trường mới.
Nâng cao chất lượng trải nghiệm khách hàng
Doanh nghiệp có thể tăng thị phần của mình trên thị trường mới bằng cách làm hài lòng khách hàng mới thông qua việc cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm đặc biệt liên quan đến sản phẩm.
Việc làm này sẽ tạo một tập khách hàng trung thành ngay tại thị trường mới, những khách hàng này có xu hướng quay lại mua sản phẩm của doanh nghiệp nhiều lần, giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh thu một cách bền vững.
Trên đây là chia sẻ của truyền thông TMS về những lưu ý khi triển khai chiến lược mở rộng thị trường nhằm đảm bảo cho thành công lâu dài của doanh nghiệp. Nếu các bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!