Chiến lược Marketing là gì? Vai trò của mô hình 4P, 7P

Đối với những ai lần đầu tiếp xúc với tiếp thị, khái niệm Marketing và chiến lược Marketing rất rộng lớn, khó nắm bắt. Vậy chiến lược Marketing là gì và đâu là yếu tố mà doanh nghiệp cần nắm rõ khi lập chiến lược Marketing online? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Chiến lược Marketing là gì?

Chúng ta thường nghe rất nhiều về tầm quan trọng của việc triển khai công việc theo định hướng và kế hoạch ban đầu. Bất cứ một chiến dịch hay kế hoạch tiêp thị nào cũng nên bám sát những định hướng mà chiến lược Marketing tổng thể đưa ra. Vậy chiến lược Marketing là gì?

chiến lược marketing là gì

Chiến lược Marketing hiểu nôm na là hệ thống những luận điểm hợp logic được đặt ra để làm căn cứ cho việc triển khai các hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Chiến lược tiếp thị này cũng giống như xương sống chống đỡ toàn bộ những nổ lực Marketing của doanh nghiệp, có chức năng định hướng và khiến các hoạt động tiếp thị trở nên nhất quán về mặt mục tiêu, nhằm đạt được mục đích tiếp thị một cách hiệu quả.

Dựa trên việc hiểu được chiến lược Marketing là gì, có thể thấy những chiến lược này vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Chiến lược tiếp thị có thể thay đổi tùy vào các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, hoặc thay đổi đối với từng phân khúc sản phẩm, thương hiệu khác nhau.

Một cách nói khác của chiến lược Marketing tổng hợp là Marketing Mix. Khái niệm này chỉ chiến lược tiếp thị bao gồm việc xem xét, chọn lựa thị trường, xác định mục tiêu cũng như phương pháp tiếp thị,… thông qua các mô hình 4P và 7P.

Vậy chiến lược Marketing 4P là gì? Chiến lược Marketing 7P là gì?

Nội dung chiến lược Marketing 4P

Chiến lược Marketing 4P là một mô hình của Marketing Mix, bao gồm 4 yếu tố: Product (sản phẩm), Price (giá), Place (kênh phân phối), và Promotion (xúc tiến). Muốn hiểu rõ chiến lược Marketing 4P là gì, phải xem xét 4 thành tố của mô hình này.

Chiến lược sản phẩm (Product)

Chiến lược sản phẩm liên quan đến cách sáng tạo, sản xuất hoặc cơ cấu một sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, phù hợp với khả năng và điều kiện của công ty đồng thời có sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

Đó là về mặt khái niệm, còn vị trí của “Product” trong chiến lược Marketing 4P là gì? Product, hay chiến lược về giá, có vị trí trọng yếu và là chiến lược mà mọi doanh nghiệp đều phải đảm bảo triển khai tốt. Sản phẩm là nền tảng và là xương sống của mọi chiến lược kinh doanh, chất lượng và đặc điểm của sản phẩm định hướng mọi nổ lực cũng như hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp.

chiến lược marketing là gì

Sản phẩm quyết định mức độ thành công của doanh nghiệp, vì vậy đặt ra chiến lược sản phẩm đúng đắn giúp doanh nghiệp thúc đẩy các khía cạnh còn lại của Marketing Mix.

Chiến lược về giá (Price)

Chiến lược về giá không thể tách biệt với chiến lược sản phẩm, là hai thành phần chủ chốt của chiến lược Marketing Mix. Trong 4 yếu tố tạo nên khái niệm chiến lược Marketing 4P là gì, giá cả là yếu tố duy nhất thu về lợi nhuận (tiền bạc) cho doanh nghiệp.

Với khách hàng, giá cả của sản phẩm phải tương xứng với giá trị mà sản phẩm mang lại cho họ. Muốn khách hàng bằng lòng bỏ ra số tiền lớn để mua sản phẩm, doanh nghiệp và phải chiến lược về giá phù hợp, cân bằng giữa giá trị của sản phẩm và giá tiền của chúng.

Chiến lược phân phối (Place)

Phân phối là quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến với người tiêu dùng thông qua nhiều đơn vị trung gian với các hình thức hoạt động khác nhau. Vậy vai trò của phân phối trong chiến lược Marketing là gì?

Chiến lược phân phối không chỉ đưa sản phẩm ra thị trường mà còn phải đảm bảo sản phẩm đến tay người dùng đúng thời điểm và địa điểm. Như vậy, khách hàng sẽ sớm biết đến sản phẩm, dễ dàng tiếp cận và mua dùng sản phẩm. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần có chiến lược phân phối đảm bảo cung cấp sản phẩm đến khách hàng một cách nhanh chóng, ổn định và tối ưu về giá cả, thời gian,…

Chiến lược xúc tiến (Promotion)

Chiến lược xúc tiến gồm những hoạt động tiếp thị nhắm đến mục tiêu truyền thông, ví dụ như quảng cáo, khuyến mại, chào hàng, tuyên truyền,… Vai trò của Promotion là thúc đẩy việc tạo nên danh tiếng của sản phẩm và thương hiệu, thâm nhập vào thị trường, tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa,…

Như vậy, chiến lược xúc tiến tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chiến lược Marketing 7P là gì?

chiến lược marketing là gì

Càng tìm hiểu giải đáp cho thắc mắc chiến lược Marketing là gì, bạn sẽ càng nhận ra nhiều mô hình Marketing Mix chi tiết và phức tạp. Một trong số đó là mô hình 7P. Chiến lược Marketing 7P là gì và có gì khác mô hình 4P đã đề cập ở trên?

Điểm khác biệt dễ nhận biết nhất giữa hai mô hình là chiến lược Marketing 7P mix xem xét nhiều yếu tố hơn, cụ thể là thêm vào đó 3 yếu tố: Con người (People), Quy trình (Process), và Cơ sở vật chất (Physical Evidence).

Trong đó, yếu tố con người chỉ khách hàng và người tạo ra/ cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Quy trình (Process) quy định hệ thống, quá trình cung ứng sản phẩm ra thị trường. Cơ sở vật chất lại liên quan đến môi trường vật chất, nơi tiếp xúc giữa khách hàng và người cung cấp dịch vụ, nơi khách hàng sử dụng dịch vụ.

Có thể thấy chiến lược Marketing 7P mix có mô hình hoàn chỉnh và chi tiết, hướng đến nhiều yếu tố liên quan đến việc tăng cao chất lượng của nhân sự, chất lượng dịch vụ, sản phẩm cũng như trải nghiệm của người tiêu dùng. Đây là mô hình Marketing Mix hiện đại ảnh hưởng đến các chiến lược Marketing của các doanh nghiệp hiện nay.

Mong rằng với bài viết này người đọc đã có lời giải pháp cho thắc mắc chiến lược Marketing là gì và sự tương đồng cũng như khác biệt giữa mô hình Marketing Mix 4P và 7P. Bạn cần được tư vấn về các chiến lược tiếp thị, kinh doanh của doanh nghiệp? Liên hệ Truyền thông TMS để được tư vấn nhé!