Chiến lược Marketing của Pantene | Brade Mar

Phân tích Chiến lược Marketing của Pantene, cụ thể là chiến lược Marketing Mix của Pantene liên quan đến 4Ps (Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Chiêu thị) của thương hiệu đến từ tập đoàn Procter & Gamble (P&G).

Chiến lược Marketing của Pantene 1

1. Tổng quan về Chiến lược Marketing của Pantene

Pantene là một thương hiệu chăm sóc tóc thuộc sở hữu của Procter & Gamble. Dòng sản phẩm này lần đầu tiên được giới thiệu ở châu Âu vào năm 1945 bởi Hoffmann-La Roche. Thương hiệu được Procter & Gamble mua lại vào năm 1985 để cạnh tranh trong thị trường “sản phẩm làm đẹp” chứ không chỉ là các sản phẩm chuyên dụng.

Sản phẩm nổi tiếng nhất của thương hiệu là công thức dầu gội 2 trong 1, Pantene Pro-V (Pantene Pro-Vitamin). Sản phẩm được chú ý nhiều nhất do một chiến dịch quảng cáo vào năm 1989, trong đó các người mẫu thời trang nói, “Don’t hate me because I’m beautiful.”

Bây giờ bạn đã biết về Pantene, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về Chiến lược Marketing của Pantene.

Xem chi tiết: Tìm hiểu về thương hiệu Pantene

Pantene là một thương hiệu chăm sóc tóc thuộc sở hữu của Procter & Gamble

2. Chiến lược sản phẩm của Pantene

Chiến lược Marketing của Pantene – Chiến lược sản phẩm của Pantene.

Chiến lược Marketing của Pantene nhắm mục tiêu đến những người đang tìm kiếm giải pháp chăm sóc tóc với giá cả phải chăng và cung cấp các sản phẩm cho nhóm trung lưu và thượng lưu. Chiến lược Marketing của Pantene cũng áp dụng phương pháp phân khúc Khách hàng dựa theo lối sống, thói quen, sở thích, hoặc các phân khúc Khách hàng theo hành vi.

Ví dụ tại thị trường Ấn Độ, Pantene đã tạo ra một sản phẩm độc quyền có tên gọi “Oil Replacement (Tạm dịch: thay thế dầu)” cho các Khách hàng nhận thấy tầm quan trọng của việc bôi dầu cho tóc và sản phẩm này chỉ được sản xuất riêng cho người tiêu dùng Ấn Độ.

Ngoài ra, Chiến lược Marketing của Pantene cũng có rất nhiều dòng sản phẩm dầu gội đầu như làm sạch sâu, bảo vệ toàn diện dành cho tóc xoăn, chăm sóc tóc và làm bóng mượt dành cho tóc thường. Các loại dầu gội này nhắm tới đối tượng người mua khác nhau với nhu cầu khác nhau. Đối tượng mục tiêu của Pantene là phụ nữ trong độ tuổi từ 25 tới 40 tuổi, những người đã đi làm, có thu nhập và chủ động sống một cuộc sống lành mạnh, cảm thấy tự tin khi tóc của họ trong thật đẹp.

Pantene luôn tự định vị mình là một sản phẩm thay thế hợp lý cho các dòng dịch vụ ở tiệm chăm sóc tóc. Vào năm 2006, Pantene đã định vị lại thương hiệu mình như một dòng sản phẩm giúp phụ nữ tỏa sáng. Một sản phẩm giúp tôn lên vẻ ngoài tự tin của phụ nữ thông qua tác dụng mà dầu gội Pantene mang lại.

Chiến lược sản phẩm của Pantene 1

Với việc khám phá ra điều kỳ diệu của Panthenol, một công thức độc quyền đã được phát triển và sau vô số giờ đầu tư, công thức chăm sóc tóc của Pantene đầu tiên đã được tạo ra. Với sự hợp tác của NASA, Pantene đã tìm ra thông tin mới về cấu truc phân tử của tóc và sử dụng các phát hiện này để cải thiện công thức và do đó có thể cung cấp các giải pháp tùy chỉnh dựa trên cấu trúc và chất lượng tóc.

Tuyên bố về phát minh Pro-V của Pantene là cực kỳ quan trọng vì đây là một phát kiến vượt trội của Pantene so với các sản phẩm cạnh tranh khác và P&G luôn đảm bảo nhấn mạnh điều đó trong biểu trượng và đồ họa quảng cáo. Bằng công nghệ này, Chiến lược Marketing của Pantene đã tung ra dòng sản phẩm chăm sóc tóc thần kỳ trong vòng 3 phút dành cho tóc hư tổn kéo dài trong ba tháng.

Chiến lược Marketing của Pantene cung cấp dịch vụ một chiều cho rất cả các sản phẩm liên quan đến chăm sóc tóc. Pantene nhận thấy thị trường dầu gội dành cho tóc rất đông đối thủ cạnh tranh nên ngoài tập trung đầu tư cho chất lượng sản phẩm, Pantene cũng tạo ra sự khác biệt bằng cách đầu tư vào sự hài lòng của Khách hàng thông qua các các giải pháp chăm sóc và tư vấn chuyên nghiệp.

Mỗi quốc gia nơi Pantene bán hàng, thương hiệu đều có một sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của từng đối tượng Khách hàng cụ thể. Pantene cũng đảm bảo hoàn lại tiền cho các Khách hàng không hài lòng với sản phẩm.

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược sản phẩm của Pantene trong các Chiến lược Marketing của Pantene.

Chiến lược sản phẩm của Pantene 2

3. Chiến lược giá của Pantene

Chiến lược Marketing của Pantene – Chiến lược giá của Pantene.

Dầu gội Pantene thường rẻ hơn đối thủ cạnh tranh gần nhất là Dove với dao động khoảng 20%-30%. Thị phần dầu gội của P&G ước tính là khoảng 27% và đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên, Pantene vẫn đang cố gắng trong quá trình giành lại thị phần của mình khi thương hiệu này nhận thấy ngày càng có nhiều nhu cầu về các loại dầu gội chăm sóc tóc chuyên nghiệp và các vấn đề về tóc của Khách hàng cũng ngày càng gia tăng. Chiến lược Marketing của Pantene đã sử dụng trang web của mình để trả lời các câu hỏi và vấn đề liên quan đến tóc từ Khách hàng.

Chiến lược Marketing của Pantene phục vụ nhiều tầng lớp Khách hàng như nam giới, phụ nữ và trẻ em theo từng nhu cầu riêng. Các tầng lớp Khách hàng của Pantene chủ yếu là phụ nữ và thương hiệu này nhắm tới tầng lớp trung lưu và thượng lưu. Khách hàng thuộc tầng lớp này quan tâm nhiều đến chất lượng dầu gội nhưng vẫn ưa chuộng sản phẩm có giá thành ở mức vừa phải.

Một bài nghiên cứu đăng tải trên UKEssays cho rằng những người dùng Pantene ở nhóm tuổi trẻ hài lòng với sản phẩm hơn những người ở nhóm tuổi trung niên và người cao tuổi. Báo cáo này cũng chỉ ra rằng, giá cả là yếu tố quan trọng trong việc quyết định mua sản phẩm của người tiêu dùng.

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược giá của Pantene trong các Chiến lược Marketing của Pantene.

Chiến lược giá của Pantene 1

4. Chiến lược phân phối của Pantene

Chiến lược Marketing của Pantene – Chiến lược phân phối của Pantene.

Với doanh thu hàng năm hơn 83 tỷ USD, P&G với hơn 70.000 nhân viên, 130 nhà máy và 70.000 đối tác phải thực hiện một điều tưởng chừng như không thể là hoạt động một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Nhưng chức danh “bậc thầy” của P&G tất nhiên là không phải chỉ là hữu danh vô thực, tập đoàn này luôn nổi tiếng với khả năng kết nối “từ nhà máy đến nhà người dùng” với tốc độ và hiệu quả bỏ xa các đối thủ khác trên thị trường.

Để thực hiện được điều này, P&G đã không ngừng kết nối hệ thống với tất cả đối tác tham gia trong Chuỗi cung ứng, không những làm giảm nguy cơ tồn kho do “roi da” mà còn tăng tốc được thời gian từ sản xuất đến tiêu thụ. P&G còn tiến xa hơn một bước nữa khi mở ra các không gian làm việc ngay trong tập đoàn của mình cho các đối tác chiến lược. Ngoài ra thì P&G còn liên tục điều phối những nhân sự cấp cao đến tận “tiền tuyến” sản xuất hay bán lẻ nhằm tạo một sự kết nối thông suốt.

P&G còn sở hữu một hệ thống dữ liệu mang tên “Distributor Connect“, lưu trữ tất cả thông tin vận chuyển từ khâu nguyên vật liệu đến sản xuất, thành phẩm và chuyển đến tay người dùng. Mọi nhân viên có phận sự đều có thể nhanh chóng truy cập dữ liệu này qua laptop hay điện thoại.

P&G còn tạo hẳn một ứng dụng điện thoại cung cấp khả năng kiểm tra tình trạng tồn kho và lên kế hoạch đặt hàng. Ứng dụng tên GDSN (Hệ thống Đồng bộ Dữ liệu Toàn cầu) cho phép các hoạt động đặt hàng được diễn ra tự động 100% mà không cần sự can thiệp của con người. Không chỉ nhanh mà hệ thống GDSN còn loại bỏ được nguy cơ sai sót “đánh máy” cho cả nhà bán lẻ và P&G.

Chiến thuật kiểm soát “từ nhà máy đến nhà dân” của P&G đã đưa tên tuổi của tập đoàn này lên hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, P&G không hề ngủ quên trên chiến thắng mà còn mở rộng sự linh hoạt của Chuỗi cung ứng đến “tận gốc”: Khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Chiến lược phân phối của Pantene 1

Chiến lược Marketing của Pantene tiếp tục góp mặt trong phân khúc các sản phẩm nằm trong top bán chạy của P&G với sản phẩm chống rụng tóc Pro-V nằm trong top đầu trong phân khúc chăm sóc tóc và trở thành con bò tót trong tập sản phẩm của P&G sau “anh cả” cùng tập đoàn mẹ là thương hiệu Head & Shoulder.

Chính nhờ có sự nổi tiếng và hậu thuẫn của tập đoàn mẹ, Pantene đã có mặt trên hơn 90 quốc gia và có mạng lưới phân phối tuyệt vời trên toàn cầu nhờ danh mục sản phẩm đa dạng. Các sản phẩm của Pantene luôn có sẵn hàng ở mọi điểm bán lẻ và cả các siêu thị bán hàng trên toàn cầu cũng như các cửa hàng trực tuyến.

Tại tất cả các nhà máy sản xuất và điểm phân phối sản phẩm của Pantene, mọi nơi phải đảm bảo rằng không xảy ra tình trạng hết hàng vì người tiêu dùng có thể dễ dàng chuyển sang nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh do chi phí chờ đợi và chuyển đổi thấp.

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược phân phối của Pantene trong các Chiến lược Marketing của Pantene.

Chiến lược phân phối của Pantene 2

5. Chiến lược chiêu thị của Pantene

Chiến lược Marketing của Pantene – Chiến lược chiêu thị của Pantene.

Năm 1990, Procter & Gamble Đài Loan đã phát động một chiến dịch quảng cáo mới xung quanh công thức Pantene Pro-V mới, kết hợp công thức vitamin của Pantene và công nghệ 2 trong 1 của P&GPantene Pro-V lần đầu tiên được giới thiệu tại Đài Loan và một năm sau đó ở Mỹ và trên toàn cầu.

Kết quả nghiên cứu, được tổng hợp từ các thị trường trên toàn thế giới, đã khiến P&G đưa ra giả thuyết rằng định vị thương hiệu là sức khỏe rất tiềm năng. Nghiên cứu chỉ ra rằng: Phụ nữ tin rằng tiêu chuẩn lý tưởng cho tóc là “khỏe mạnh”. Phụ nữ cho rằng tóc của họ bị hư tổn. Công thức pro-vitamin cung cấp hỗ trợ thực sự cho các thương tổn về tóc. Chiến lược Marketing của Pantene được phát triển xung quanh một định vị sức khỏe tóc và biến đổi ở từng thị trường địa phương với Tagline “Hair So Healthy It Shines.”

Chiến lược Marketing của Pantene cho sản phẩm mới, Pantene Pro-V đã được giới thiệu trong chai hình trụ được thiết kế mới. Có bốn quốc gia dẫn đầu tham gia vào việc ra mắt Pro-V của Pantene. Mỗi quốc gia truyền đạt một phần khác nhau của chiến lược và các yếu tố thực hiện, như sau:

  • Hoa Kỳ: một chiến dịch truyền hình được phát triển bằng cách sử dụng một phát ngôn viên có thẩm quyền và cho thấy sự biến đổi của mái tóc của người mẫu
  • Đài Loan: kịch tính hóa kết quả – sự tỏa sáng (một lợi ích cảm tính rất mạnh mẽ về thương hiệu)
  • Pháp: câu chuyện về thành phần viên nang vitamin
  • Vương quốc Anh: chứng minh hiệu quả sản phẩm thông qua hình ảnh chân tóc.

Pantene Pro-V phát triển xung quanh một định vị sức khỏe tóc và Tagline 'Hair So Healthy It Shines'

Đến năm 1994, sau khi ra mắt tại 55 quốc gia, Pantene là thương hiệu chăm sóc tóc số 1 trên toàn thế giới với doanh thu đạt hơn 1 tỷ USD. Đến năm 1996, nó vẫn dẫn đầu tại 78 quốc gia và đến năm 1998, nó là dầu gội hàng đầu tại 90 quốc gia.

Hiện tại, Pantene có sẵn rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Priyanka Chopra và Selena Gomez hiện là đại sứ toàn cầu của Pantene.

Từ tháng 6 năm 2006 đến tháng 12 năm 2018, Pantene và Entertainment Industry Foundation đã điều hành chiến dịch từ thiện Pantene Beautiful Lengths tại Hoa Kỳ, cho phép các cá nhân quyên góp tóc cho những phụ nữ bị rụng tóc do điều trị ung thư.

Chiến dịch 'Pantene Beautiful Lengths' của Pantene tại Hoa Kỳ

Kể từ ngày 1 tháng 11 năm 2020, tất cả các sản phẩm của Pantene đã đi kèm với bao bì và hình dạng chai mới trong Chiến lược Marketing của Pantene. Vào năm 2021, trong một chiến dịch nằm trong Chiến lược Marketing của Pantene, thương hiệu có một cô gái chuyển giới nhỏ với cha mẹ của cô bé là một cặp đồng tính nữ.

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược chiêu thị của Pantene trong các Chiến lược Marketing của Pantene.

Chiến dịch ủng hộ cộng đồng LGBTQ+ của Pantene

Brade Mar hy vọng bạn đã nắm được những thông tin quan trọng về phân tích Chiến lược Marketing của Pantene, cụ thể là Chiến lược Marketing Mix của Pantene.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Aquafina

Brade Mar (Tổng hợp)

5/5 – (4 bình chọn)

Cong-viec-MarketingCong-viec-Marketing