Chiến lược giá là gì? 11 chiến lược định giá sản phẩm hiệu quả
0
)
Chiến lược giá trong marketing là một trong những quá trình khá phức tạp và cần thời gian nghiên cứu. Giá cả bán ra của một sản phẩm cần đảm bảo được lợi nhuận để bù đắp cho các chi phí khác mà còn cạnh tranh với các đối thủ.
Tuỳ vào mục đích của mỗi doanh nghiệp sẽ có chiến lược giá muốn thâm nhập thị trường, cạnh tranh với các đối thủ khác hay tăng thu nhập,… thì sẽ có những chiến lược định giá khác nhau.
Vậy chiến lược giá là gì? Hãy cùng Navee tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
11 chiến lược định giá sản phẩm hiệu quả trong Marketing
Mục Lục
1. Chiến lược giá là gì?
Chiến lược giá (Pricing Strategy) là chiến lược hay chiến thuật mà các doanh nghiệp dùng để định giá cho các sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào đó.
Các doanh nghiệp dùng để định giá cho các sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào đó
Một chiến lược định giá có tính đến các phân khúc, khả năng thanh toán, điều kiện thị trường, hành động của đối thủ cạnh tranh, biên lợi nhuận thương mại và chi phí đầu vào, cùng những yếu tố khác. Nếu định giá là số tiền bạn tính cho sản phẩm của mình, thì chiến lược giá sản phẩm là cách bạn xác định số tiền đó phải là bao nhiêu.
2. 11 chiến lược định giá sản phẩm hiệu quả trong Marketing
Sau khi đã hiểu rõ về chiến lược giá là như thế nào, các doanh nghiệp cần bắt tay vào nghiên cứu. Dưới đây sẽ là 11 chiến lược định giá sản phẩm hiệu quả trong marketing mà Navee muốn giới thiệu đến bạn.
2.1 Chiến lược giá hớt váng
Là chiến lược mà tại thời điểm sản phẩm hoặc dịch vụ mới tung ra thị trường bạn hãy đưa ra một mức giá cao nhất có thể. Đây là cách để doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận một cách tối đa từ phân khúc khách hàng thích hợp.
Tuy chiến lược marketing này hướng đến một đối tượng khách hàng nhỏ và số lượng bán ra ít, nhưng lợi nhuận doanh nghiệp thu về là vô cùng lớn trong mỗi đợt thực hiện chiến dịch.
So với các phương pháp khác, hớt váng sữa hay được áp dụng với những sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ hoặc có chu kỳ sống ngắn. Bởi doanh nghiệp sản xuất là những nhà phát triển, nhà nghiên cứu hoặc những người chuyên đưa các công nghệ mới ứng dụng vào cuộc sống.
2.2 Chiến lược giá thâm nhập thị trường
Doanh nghiệp sẽ đưa ra một mức giá sản phẩm hoặc dịch vụ mới thấp nhất có thể. Lúc ấy mục tiêu của bạn là chiếm được thị phần trên thị trường càng nhiều càng tốt.
Thời gian đầu doanh nghiệp có thể sẽ chịu lỗ để đạt được mục tiêu thị phần của mình. Nhưng sau đó bạn dần đưa giá về mức được tính toán có thể thu về lợi nhuận cho mình.
Trong các chiến lược giá, chiến lược này thích hợp nhất cho những sản phẩm thuộc nhóm tiêu dùng phổ thông. Ví dụ như thực phẩm, dầu gội, dầu xả, sữa tắm, bột giặt,… Vì chúng có nhu cầu thị trường liên tục và hầu như không bao giờ bị gián đoạn.
Trong các chiến lược định giá, doanh nghiệp đôi khi áp mức giá cao vì thương hiệu của mình
2.3 Chiến lược định giá theo dòng sản phẩm
Nhằm giúp khách hàng có thêm nhiều sản phẩm để lựa chọn, các doanh nghiệp đã biến một sản phẩm hoặc dịch vụ ban đầu thành nhiều dòng khác nhau. Thông thường chúng sẽ được xếp từ dòng sản phẩm có giá trị thấp nhất đến dòng sản phẩm có giá trị cao nhất. Dựa trên giá trị tăng dần của từng sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra mức giá tăng lên tương ứng.
2.4 Chiến lược định giá theo thương hiệu
Trong các chiến lược định giá, doanh nghiệp đôi khi áp mức giá cao vì thương hiệu của mình. Vì nếu áp mức giá sản phẩm quá thấp thì hình ảnh và nhận thức về thương hiệu từ công chúng có thể bị tổn hại. Thậm chí một bộ phận khách hàng có thể ngưng sử dụng sản phẩm vì điều này.
Ví dụ như: Thương hiệu thời trang xa xỉ Gucci luôn đưa ra sản phẩm với mức giá từ vài triệu đồng trở lên.
2.5 Chiến lược giá bán kèm
Với các chiến lược định giá bán kèm sẽ có 2 tùy chọn: Bán sản phẩm phụ không bắt buộc và bán sản phẩm phụ có bắt buộc.
- Bán sản phẩm phụ không bắt buộc: Giúp tăng cạnh tranh sản phẩm chính và đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho (sản phẩm phụ).
- Bán sản phẩm phụ bắt buộc: Giúp sản phẩm chính phát huy công dụng lên mức tối đa.
2.6 Chiến lược giá theo tâm lý
Có nhiều lý do khiến doanh nghiệp lựa chọn chiến thuật giá tâm lý trong các chiến lược định giá. Nhưng chủ chốt nhất vẫn là vì đánh vào tâm lý thích mua hàng mắc tiền của khách hàng. Bởi một số đối tượng sẽ căn cứ vào giá thành mà định nghĩa giá trị của sản phẩm chứ không phải chất lượng.
Ví dụ: Khi bạn tìm kiếm một đơn vị làm tóc giữa mức giá 200.000 đ và 400.000 đ cho cùng một mẫu tóc thì hầu như khách hàng đều ưu tiên chọn mức giá 400.000 đ vì suy nghĩ dịch vụ sẽ tốt hơn.
Định giá động có thể giúp giữ cho các kế hoạch marketing đi đúng hướng
2.7 Định giá khuyến mãi
Khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn chiến thuật giá khuyến mãi trong các chiến lược giá. Họ thường giảm giá mạnh một số mặt hàng trong một thời gian nhất định để đẩy mạnh doanh số. Chiến thuật này bạn có thể thấy thường tổ chức nhất vào những dịp lễ, tết, black friday,…
Ví dụ: Vào các dịp lễ hoặc tết các shop thời trang thường Sale quần áo để thanh lý bớt đồ đông và có vốn nhập đồ hè.
2.8 Định giá theo vị trí địa lý
Mỗi khu vực đại lý các doanh nghiệp sẽ định một mức giá sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau. Điều này sẽ phù hợp với thu nhập và mức chi tiêu của khách hàng ở từng nơi đó. Ngoài ra, nguyên nhân khác là việc chi trả các khoản phí của mỗi khu vực sẽ khác nhau.
2.9 Chiến lược định giá động
Định giá động còn được gọi là định giá đột biến, định giá theo yêu cầu hoặc định giá dựa trên thời gian. Đó là một chiến lược giá linh hoạt trong đó giá dao động dựa trên nhu cầu của thị trường và khách hàng. Điều này không hoạt động tốt cho SaaS và doanh nghiệp đăng ký, bởi vì khách hàng mong đợi các khoản chi phí hàng tháng hoặc hàng năm nhất quán.
Định giá động có thể giúp giữ cho các kế hoạch marketing đi đúng hướng. Nhà tiếp thị có thể lên kế hoạch trước cho các chương trình khuyến mại và định cấu hình thuật toán định giá mà bạn sử dụng để đưa ra giá khuyến mãi vào thời điểm hoàn hảo. Bạn thậm chí có thể thử nghiệm A / B định giá động trong thời gian thực để tối đa hóa lợi nhuận của mình.
2.10 Định giá trả sau
Xu hướng trả sau, trả góp là một trong những hình thức kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Chiến lược định giá này thường được áp dụng với những mặt hàng có giá trị lớn. Ví dụ như: xe máy, ô tô, điện thoại, nhà ở,…
2.11 Chiến lược giá dựa trên giá tri
Với định giá dựa trên giá trị, bạn đặt giá theo những gì người tiêu dùng nghĩ rằng sản phẩm của bạn có giá trị.
Chiến lược định giá là một trong những phương pháp cần phân tích và thực hiện cẩn thận
Tiếp thị đến khách hàng phải luôn dẫn đầu bằng giá trị, giúp chiến lược giá này có thể tăng cường nhu cầu đối với các sản phẩm, dịch vụ và nâng cao lòng trung thành của khách hàng. Chỉ cần đảm bảo rằng khán giả của bạn đủ khác biệt về những gì họ sẵn sàng trả tiền.
Navee cho rằng, chiến lược giá là một trong những phương pháp cần phân tích và thực hiện cẩn thận. Chỉ khi đó, các cách định giá mới thành công tạo được sự gia tăng doanh số bán hàng, tăng lợi nhuận, tăng sự cạnh canh cũng như định vị được giá trị và đưa công ty ngày càng phát triển hơn.
Nội dung có hữu ích cho bạn?
Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!