Chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh – Bí mật sắp được bật mí

Chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh là gì? Có những chiến lược cạnh tranh nào có thể giúp doanh nghiệp của bạn phát triển? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Chúng tôi xin chia sẻ bộ tài liệu về Những chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Các bạn vui lòng click vào link bên dưới để tải tài liệu về

Download tại: https://drive.google.com/drive/folders/1xKPHVewwAzsVTY4HxZfqFdk89oFVaMpk?usp=sharing

video khóa học chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh

  • Tìm hiểu thêm: 

    Để là một nhân viên kinh doanh giỏi cần những kĩ năng mềm gì

1. Định nghĩa chiến lược cạnh tranh được hiểu như thế nào?

Chiến lược cạnh tranh có tên tiếng Anh là Competitive Strategy có thể định nghĩa là một bản kế hoạch chi tiết về các bước tiến để hành động trong thời gian dài cho một công ty với mục đích giành lợi thế cạnh tranh trước mắt  đối thủ cạnh tranh sau khi đã tiến hành một đợt phân tích đối thủ, tìm ra ưu thế, yếu thế của nó và so sánh kết quả khảo sát được với nhau. Chiến lược dùng để thu hút khách hàng và hỗ trợ cải thiện vị thế, chỗ đứng của doanh nghiệp trên thương trường ở Việt Nam và trên thế giới.

2. Các chiến lược cạnh tranh hiệu quả

2.1. Chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa

Nếu doanh nghiệp của bạn có khả năng tạo ra sự khác biết giữa sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với sản phẩm dịch vụ của đối thủ trong ý nghĩ của người tiêu dùng, thì chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ thu được doanh số vô cùng lớn, vượt qua các đối thủ cạnh tranh trên thương trường Việt Nam đầy biến động. Đây là một trong 3 cựu chiến lược thúc đẩy yếu tố cạnh tranh có thể mang lại hiệu quả tăng doanh thu lâu dài bền vững cho doanh nghiệp. Từ việc khách hàng có thể phân biệt hàng hóa của bạn với hàng hóa của đối thủ của bạn có thể xây dựng nên sự khác biệt làm nên một thương hiệu mới nổi tiếng, tạo nên đặc thù của công ty mà cứ nhắc tới nó là khách hàng nhớ tới bạn.

Mặc dù sau khi đã nổi tiếng trong mắt người tiêu dùng, doanh nghiệp vẫn cần liên tục cập nhật xu hướng phát triển của nghề và nhu cầu thị hiếu thường ngày của người tiêu dùng để duy trì và cải thiện thêm sự khác biệt đó, tránh việc sản phẩm bị lỗi mốt hay bị trùng lặp trên thị trường.

Việc làm quản trị kinh doanh

2.2. Chiến lược cạnh tranh về giá cả

Chiến lược cạnh tranh về giá chính là bản kế hoạch mà công ty sáng tạo ra để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng với mức giá thấp nhất có thể. Chiến lược cạnh tranh về giá này luôn được mọi doanh nghiệp coi trọng và sử dụng thường xuyên giúp cho doanh nghiệp có được lợi nhuận mà phí phải trả cho một sản phẩm lại thấp tạo lợi thế cho người tiêu dùng mà vẫn đảm bảo lợi nhuận của công ty. Để hiện thực hóa chiến lược này, doanh nghiệp phải cân đo đong đếm sao cho chi phí sản xuất là thấp nhất, bán được lượng hàng lớn, chiếm được thị phần rộng mở.

Tuy nhiên, vì ngày nay công nghệ phát triển nhanh chóng như vũ bão có thể khiến việc chi phí không được cắt giảm bền vững trong thời gian dài, lạm dụng chiến lược về giá hay cứ cố tình cắt giảm chi phí có thể khiến doanh nghiệp bị lỗ nặng và thất bại do đó trước khi tiến hành chiến lược này nhà sản xuất cần đặt mọi chi phí lên bàn cân để tính toán sao cho hợp lý nhất.

2.3. Chiến lược tập trung

Chiến lược tập trung vào sự khác biệt nhắm đến một phân khúc thị trường mới, nhưng thay vì giảm giá xuống mức thấp nhất cho người mua, thì lần này doanh nghiệp cung cấp một thứ hàng hóa có độ độc đáo sáng tạo cao mà các đối thủ cạnh tranh không có đủ trình để nghĩ ra. Điều này cũng giúp doanh nghiệp vẫn ngang nhiên bán hàng với giá cao mà khách hàng vẫn tới mua nườm nượp.

Ví dụ thay vì bán quần áo cho mọi kích cỡ, bạn hãy tập trung bán chỉ quần áo cho người có chiều cao từ mét rưỡi đổ xuống điều đó tạo ra sự khác biệt và thu hút đúng đối tượng cần hướng đến.

Điểm yếu của chiến lược cạnh tranh tập trung là việc thị trường phục vụ bị thu hẹp, các đối thủ cạnh tranh của công ty bạn có thể tìm kiếm và tập trung tốt hơn bạn. 

>>> Hiện nay, để mở rộng thị trường rất nhiều các công ty, doanh nghiệp thuê chuyên viên phát triển thị trường, việc làm này đang rất hot, có rất nhiều tin tuyển dụng mới của việc làm này trên timviec365.vn, Bạn đọc có thể tham khảo thêm. 

3. Làm thế nào để phát triển các chiến lược cạnh tranh?

Nếu bạn muốn phát triển các chiến lược cạnh tranh, hãy thử tự mình trả lời hay giải đáp những nghi vấn dưới đây.

* Mục đích hoạt động doanh nghiệp của bạn là gì?

Mục đích của doanh nghiệp đồng nghiac với nguyên nhân để doanh nghiệp của bạn sinh ra và tồn tại.

* Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp là gì?

Hiểu rõ khả năng này của doanh nghiệp bạn và tận dụng chúng để kinh doanh hiệu quả hơn.

Tuyển dụng việc làm

Năng lực cốt lõi là năng lực tổ chức chỉ có doanh nghiệp của bạn có các doanh nghiệp khác không có, hoặc cũng có thể là những việc mà công ty bạn làm giỏi vượt trội hơn so với các công ty đối thủ khác từ đó có thể tạo ra lợi chi phối khả năng kinh doanh của bạn.

* Phương pháp tăng trưởng, phát triển của bạn là gì?

Bạn có dự định phát triển sự nghiệp của mình thông qua việc mua lại công ty hay mở rộng quy mô doanh nghiệp hiện có? Cho dù bạn phát triển công ty bằng hình thức nào hãy sử dụng chiến lược cạnh tranh đặc biệt.

* Ưu tiên về sản phẩm và thị trường của bạn là gì?

Bạn nên rõ ràng chuyện này đó là xác định nhóm thị trường nào nên ưu tiên đặc biệt lên trên hết và hàng hóa hoặc dịch vụ nào đang hướng tới nhóm đối tượng này để phục vụ.

* Mục tiêu của bạn là gì trong tương lai không xa?

Liệt kê ra hàng loạt các KPI hay mục tiêu của bạn trong tương lai cần thực hiện để phân loại mục tiêu muốn đạt được.

Mục tiêu của bạn có thể là các hoạt động hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu của bạn. Điều này bao gồm các điều kiện hành động, điều kiện tài chính, quan hệ trong xã hội và một số điều kiện cần thiết nữa để hiện thực hóa kế hoạch phát triển công ty của bạn.

Sử dụng các chỉ số dùng để đo lường hiệu suất đạt được mục đích, định lượng chi tiết các chỉ số đó sẽ mô tả các bước tiến tới mục tiêu một cách rõ ràng minh bạch nhất.

* Những trở ngại bạn cần vượt qua là gì?

Hãy nghĩ ra trước những khó khăn đang là rào cản bước tiến của doanh nghiệp bạn từ đó nghĩ phương án để vượt qua nó để hoàn thành từng mục tiêu kinh doanh do ban giám đốc đặt ra.

Người tìm việc

Trên đây là những kiến thức kinh doanh nền tảng hữu ích do chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn giờ phút tìm hiểu về chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh hữu ích cũng như mang đến những kiến thức giúp bạn tạo ấn tượng khi tìm việc làm nhân viên kinh doanh cho bản thân. Xin chúc bạn thành công!

  • Mẫu hợp đồng kinh tế và những lưu ý về hợp đồng kinh tế

    Click tại đây để tải miễn phí:

  • Mách bạn những

    việc làm thư ký tại Hồ Chí Minh có nhu cầu tuyển dụng lớn và khả năng xin được việc cao khi bạn ứng tuyển ngay trên Timviec365.vn

    có nhu cầu tuyển dụng lớn và khả năng xin được việc cao khi bạn ứng tuyển ngay trên Timviec365.vn

Chia sẻ: