Chia sẻ – Quy tắc về dấu câu và cách trình bày trong văn bản

dau-cau-trong-tieng-viet.jpg

1. Các dấu dùng để kết thúc câu như: dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!), dấu ba chấm (…) phải viết DÍNH LIỀN với chữ cuối cùng của câu.
Ví dụ:
Cách viết sai: Hôm nay là thứ mấy ? (dấu chấm hỏi viết cách chữ “y” một khoảng trống)

Cách viết đúng: Hôm nay là thứ mấy? (dấu chấm hỏi viết sát chữ “y”)

2. Các dấu dùng để ngăn cách giữa câu như dấu phẩy, dấu chấm phẩy ( ; ) và dấu hai chấm ( : ) phải DÍNH LIỀN với vế trước của câu và CÁCH vế sau của câu một khoảng trống.
Ví dụ:
Cách viết sai: Đây là vế trước , còn đây là vế sau.
Cách viết đúng: Đây là vế trước, còn đây là vế sau.

3. Dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép (“ ”) phải DÍNH LIỀN với phần văn bản mà nó bao bọc.
Ví dụ:

Cách viết sai dấu ngoặc kép:
Hắn nhìn tôi và nói: “ Chuyện này không liên quan đến anh! ”
Cách viết đúng:
Hắn nhìn tôi và nói: “Chuyện này không liên quan đến anh!”
Cách viết sai dấu ngoặc đơn: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích ( giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm ).
Cách viết đúng: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).

4. Dùng dấu tùy tiện khi chưa hết ý, cắt đôi câu ra một cách vô lý.
Ví dụ:
Cách viết sai: Chiếc cặp của nó. Có hình chữ nhật vuông vắn.
Cách viết đúng: Chiếc cặp của nó có hình chữ nhật vuông vắn.

5. Chỉ sử dụng DUY NHẤT 1 dấu cách giữa 2 từ.
Ví dụ:
Cách viết sai: Tôi thích ăn kem lắm! (có 2 dấu cách giữa thích và ăn, cho các bạn nhìn chưa kỹ)
Cách viết đúng: Tôi thích ăn kem lắm!

6. Khi sử dụng dấu gạch ngang trong câu thì dấu phải cách từ ở phía trước và phía sau nó 1 dấu cách (khoảng trống).
Ví dụ:

Cách viết sai: Hà Nội–Thủ đô của nước Việt Nam.
Cách viết đúng: Hà Nội – Thủ đô của nước Việt Nam.
Ngoài ra, dấu gạch ngang (–) khác với dấu gạch nối (-).

7. Khi sử dụng dấu gạch nối (-) không cách 1 khoảng giữa 2 từ.
Ví dụ:

Cách viết sai: Mát – xcơ – va là thủ đô của nước Nga.
Cách viết đúng: Mát-xcơ-va là thủ đô của nước Nga.

P/s: Lý do trong SGK Ngữ Văn lại cách 1 khoảng trống trước các dấu như: dấu hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy,… Thì là do SGK viết theo quy tắc dấu câu của tiếng Pháp và ở thời điểm hiện tại quy tắc tiếng Pháp đó không còn phù hợp nữa do chúng ta đã có quy tắc về dấu câu trong tiếng Việt rồi (SGK Tin học lớp 6, bài 14, trang 105-106).
——————————————
Nguồn: Mai Anh, Woody Übermensc (Ohay TV), Vndoc, sách Ngữ Văn (lớp 6, 8), sách Tiếng Việt (lớp 4)

Mình thấy có khá nhiều bạn viết sai những lỗi chính tả rất cơ bản trong tiếng Việt. Hôm nay mình sẽ chia sẻ bài viết với hi vọng các bạn sẽ viết đúng hơn trên diễn đàn cũng như khi soạn thảo văn bản.dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!), dấu ba chấm (…) phải viết DÍNH LIỀN với chữ cuối cùng của câu.Hôm nay là thứ mấy ? (dấu chấm hỏi viết cách chữ “y” một khoảng trống): Hôm nay là thứ mấy? (dấu chấm hỏi viết sát chữ “y”)Ví dụ:Đây là vế trước , còn đây là vế sau.Đây là vế trước, còn đây là vế sau.Hắn nhìn tôi và nói: “ Chuyện này không liên quan đến anh! ”Hắn nhìn tôi và nói: “Chuyện này không liên quan đến anh!”Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích ( giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm ).Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).Ví dụ:Chiếc cặp của nó. Có hình chữ nhật vuông vắn.Chiếc cặp của nó có hình chữ nhật vuông vắn.Ví dụ:Tôi thích ăn kem lắm!Tôi thích ăn kem lắm!Hà Nội–Thủ đô của nước Việt Nam.Hà Nội – Thủ đô của nước Việt Nam.Ngoài ra, dấu gạch ngang (–) khác với dấu gạch nối (-).Mát – xcơ – va là thủ đô của nước Nga.Mát-xcơ-va là thủ đô của nước Nga.P/s: Lý do trong SGK Ngữ Văn lại cách 1 khoảng trống trước các dấu như: dấu hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy,… Thì là do SGK viết theo quy tắc dấu câu của tiếng Pháp và ở thời điểm hiện tại quy tắc tiếng Pháp đó không còn phù hợp nữa do chúng ta đã có quy tắc về dấu câu trong tiếng Việt rồi (SGK Tin học lớp 6, bài 14, trang 105-106).——————————————Nguồn: Mai Anh, Woody Übermensc (Ohay TV), Vndoc, sách Ngữ Văn (lớp 6, 8), sách Tiếng Việt (lớp 4)