Chi phí bán hàng trên Shopee tính như thế nào? – Salework
Người bán hàng nên làm gì với mức thu phí của Shopee?
Người bán có phải trả phí khi bán hàng trên Shopee không?
Chi phí bán hàng trên Shopee là thắc mắc của nhiều nhà bán hàng khi đang có ý tưởng kinh doanh trên Shopee. Dưới đây, đội ngũ Salework đã tổng hợp tất tật phí sàn Shopee cập nhật mới nhất 2023 cùng cách quản lý phí bán hàng Shopee hiệu quả, tối ưu và tiết kiệm chi phí nhất.
Người bán có phải trả phí khi bán hàng trên Shopee không?
Shopee là một kênh thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam. Shopee thường xuyên có chương trình khuyến mãi với nhiều mã giảm giá nên giúp khách hàng tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Trước đây, các nhà kinh doanh được phép đăng sản phẩm trên Shopee để bán hàng hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên gần đây Shopee đã quyết định thêm một số điều khoản trong chính sách cho người bán. Nếu giờ ai đó hỏi bạn rằng “Bán hàng trên Shopee có mất phí không” thì câu trả lời chắc chắn là “có”. Hãy cùng Salework tìm hiểu chi tiết các loại phí trên Shopee dưới đây.
Tham khảo: TOP 6 phần mềm bán hàng Shopee ưu việt hiệu quả tốt nhất
Bán hàng trên Shopee mất phí bao nhiêu?
Trước đây, Shopee được coi là sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam với nhiều chính sách ưu đãi cho cả người bán lẫn người mua. Tuy nhiên, để duy trì hoạt động, Shopee đã tiến hành thu phí đối với người bán với các khoản phí khác nhau. Dưới đây là danh sách những khoản phí trả lời cho câu hỏi “Shopee thu phí bao nhiêu?”.
1. Phí thanh toán
Phí sàn Shopee này phát sinh khi người bán bán thành công một đơn hàng trên Shopee (không bao gồm đơn bị trả hàng, hủy hàng, hoàn hàng,…). Phí thanh toán được tính bằng tổng giá trị thanh toán của người mua, gồm tiền sản phẩm và phí vận chuyển sau khi áp dụng mã khuyến mãi (nếu có). Phí thanh toán sàn Shopee sẽ được làm tròn đến ngưỡng giá trị gần nhất.
- Công thức áp dụng:
Phí thanh toán = (Tổng đơn hàng + Phí vận chuyển – Khuyến mãi đã áp dụng (nếu có)) x 3%
Lưu ý:
- Mức phí 2.5% được áp dụng cho các đơn hàng trước ngày 2/1/2023.
- Kể từ ngày 2/1/2023, mức phí 3% (đã bao gồm VAT) được Shopee áp dụng để tính phí thanh toán mới cho người bán hàng.
2. Phí cố định
Đây cũng là chi phí bán hàng trên Shopee mà người bán sẽ phải thanh toán. Phí cố định là phí được trích từ lợi nhuận đơn hàng giao dịch thành công khi có giao dịch mua bán sản phẩm, sử dụng dịch vụ của người bán với Shopee. Khoản phí này bao gồm những đơn hàng ở mục “Đã giao”, hoặc đơn hàng có phát sinh giao dịch Trả hàng/Hoàn tiền được người bán chấp nhận yêu cầu “Hoàn tiền ngay”.
Tỷ lệ phần trăm chi phí cố định ở mỗi gian hàng Shopee sẽ khác nhau phân loại theo người bán thuộc Shopee Mall, không thuộc Shopee Mall, các shop tham gia gói dịch vụ,…
>>Chi tiết: Phí cố định Shopee là gì? Được tính như thế nào?
3. Phí dịch vụ
Chi phí bán hàng trên Shopee này được áp dụng cho người bán hàng tham gia chương trình sử dụng gói Freeship Xtra và Hoàn xu Xtra Shopee. Giống như những chi phí bán hàng trên Shopee ở trên, phí dịch vụ được Shopee trừ trực tiếp trên các đơn hàng thành công (không hủy, trả hàng hay hoàn tiền hàng) trước khi tiền được chuyển vào ví Shopee của người bán. Cách tính như sau:
- Khi tham gia Freeship Xtra mất 7% không giới hạn.
- Khi tham gia Hoàn Xu mất 5% giới hạn thu tối đa là 20.000 VNĐ/sản phẩm.
- Khi tham gia 2 Gói Freeship Xtra và Hoàn Xu Xtra, Shop sẽ được giảm 0.5% phí dịch vụ của Gói Freeship Xtra, Freeship Xtra 6.5% không giới hạn và Hoàn Xu 5% giới hạn thu tối đa là 20,000 VNĐ/sản phẩm
- Khi tham gia 2 Gói Freeship Xtra và Freeship Xtra Plus tổng là 9%, Shop sẽ được giới hạn giá trị thu tối đa là 40,000 VNĐ/sản phẩm.
- Khi tham gia cả 3 Gói Freeship Xtra, Freeship Xtra Plus và Hoàn Xu Xtra, Shop sẽ được:Giảm 0,5% phí dịch vụ của Gói Freeship Xtra và Freeship Xtra Plus tổng là 8,5%, giới hạn thu tối đa là 40,000 VNĐ/sản phẩm. Giảm 1% phí dịch vụ của Gói Hoàn Xu Xtra còn 4%, giới hạn thu tối đa là 20,000 VNĐ/sản phẩm.
Trong đó, gói Freeship Extra là gói dịch vụ được Shopee đưa ra để hỗ trợ vận chuyển cho người mua. Người bán sử dụng gói này sẽ giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi nên đây là gói dịch vụ được đông đảo nhà bán hàng sử dụng cho shop của họ.
Mặt khác, phí dịch vụ Hoàn xu Extra được dùng khi người mua đặt hàng tại shop có đăng ký gói dịch vụ này sẽ được hưởng các voucher hoàn xu. Gói này cơ bản sẽ giúp bạn dễ tiếp vận khách hàng tiền năng, tăng tỉ lệ chuyển đổi
Bên cạnh đó, với người bán Shopee Mall hay Shop yêu thích sẽ phải chịu mức phí thấp hơn, Bởi vậy, nhiều người bán hàng trên Shopee muốn trở thành shop yêu thích nhanh chóng không chỉ để gia tăng thứ hạng mà còn để giảm thiểu chi phí.
>>Xem thêm: Lazada thu phí người bán như thế nào? Các loại phí mới cập nhật mới nhất
4. Thuế bán hàng
Việc truy thu thuế được tiến hành thực hiện trực tiếp bởi Cơ quan Thuế theo đúng quy định của pháp luật về thuế. Theo quy định, các sàn thương mại điện tử bao gồm Shopee có trách nhiệm cung cấp thông tin của người bán cho Cơ quan Thuế để phục vụ cho việc thu thuế và quản lý thuế.
Theo đó, Shopee không có trách nhiệm nộp thuế thay nhà bán hàng. Cụ thể, Hiện tại ở cơ quan thế đang thu dựa vào số liệu được tính bằng 1,5% tổng doanh thu Shopee chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng. Đây là thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng hoàn toàn tách biệt với chi phí Shopee thu của người bán.
Cách kiểm tra chi phí bán hàng trên Shopee
Để kiểm tra chi phí bán hàng trên Shopee, bạn có thể thực hiện theo 3 cách sau:
Cách 1: Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng Shopee – Salework Tài Chính
Bạn nên sử dụng những công cụ quản lý bán hàng để tối ưu hoá và kiểm soát công việc kinh doanh được hiệu quả hơn như hệ sinh thái của Salework như Salework Kho Vận – quản lý đơn hàng, Salework Tài Chính – đối soát đơn hàng,…Đây đều là những phần mềm ưu việt đã được nhiều nhà bán hàng đánh giá cao sau khi đã trải nghiệm dịch vụ và cải thiện đáng kể hiệu quả kinh doanh.
Khi sử dụng phần mềm Salework Tài Chính, nhà bán hàng sẽ dễ dàng phân tích các khoản chi phí khi kinh doanh trên sàn TMĐT nói riêng và chi phí vận hành mô hình kinh doanh nói chung một cách cụ thể và chính xác nhất. Đây là yếu tố quan trọng để quyết định doanh thu khi gian hàng của bạn đi vào kinh doanh. Các khoản phí ẩn như tiếp thị liên kết, hoa hồng cho sàn cũng được thống kê chi tiết cho từng đơn hàng cụ thể.
Bên cạnh việc báo cáo chi phí, Salework Tài chính cũng được thiết kế chuyên nghiệp để báo cáo cụ thể tình hình tài chính của bạn theo thời gian thực hay thông qua bộ lọc ngày, tuần hay tháng. Biểu đồ trực quan cũng thể hiện tình hình tăng trưởng của mô hình kinh doanh bạn đang sở hữu. Việc báo cáo lãi – lỗ chuẩn xác giúp nhà bán hàng hình dung cụ thể nhất hiệu quả kinh doanh trong khoảng thời gian nhất định.
Không chỉ dừng lại ở đó, bạn còn có thể đối soát công nợ, đối soát chi phí chênh lệch khi sàn TMĐT trả tiền về ví. Phần mềm này cũng hỗ trợ bạn thống kê top sản phẩm bán chạy và doanh thu trên từng sản phẩm hỗ trợ bạn xây dựng chiến dịch kinh doanh hiệu quả hơn trong tương lai.
Đăng ký dùng thử miễn phí: Phần mềm kế toán tài chính tự động – Salework Tài Chính.
Cách 2: Kiểm tra chi phí bán hàng trên Shopee trực tiếp trên ứng dụng
Trình tự cách kiểm tra chi phí bán hàng trên Shopee này như sau: Bạn mở App Shopee, sau đó vào mục Tôi. Tại phần shop của tôi, bạn có thể truy cập đơn hàng, xem thông tin đơn hàng. Sau đó, xem chi tiết phần doanh thu. Chọn mục xem phí giao dịch của đơn hàng.
Cách 3: Kiểm tra chi phí bán hàng trên Shopee thông qua kênh người bán
Trong mục “doanh thu”, bạn cần tải “báo cáo thư mục” để xem “Phí dịch vụ” của những đơn hàng đã được thống kê theo tuần,bạn cũng có thể xem được số liệu theo ngày trong tuần đó.
Người bán hàng nên làm gì với mức thu phí của Shopee?
Việc Shopee thu phí người bán là một điều dễ hiểu và mức phí cũng khá hợp lý đối với các shop. Thay vì phải tốn tiền để làm website, thuê mặt bằng thì bạn chỉ cần phải trả một khoản rất nhỏ cho Shopee để bán được nhiều đơn hàng.
Việc tăng giá bán kể từ khi Shopee bắt đầu thu phí đã được nhiều shop áp dụng. Với những mặt hàng không có giá trị lớn, mức phí này gần như không đáng kể. Tuy nhiên, với những sản phẩm có giá trị cao như đồ gia dụng, đồ điện tử,… thì mức phí sẽ là một phần đáng kể đối với người mua. Cách này khá rủi ro, bạn nên tham khảo 2 cách làm dưới đây:
- Nếu là shop mới, bạn nên tăng giá sản phẩm từ 40 đến 50% giá gốc. Đồng thời tạo mã giảm giá, voucher xuống gần bằng giá mong muốn sau khi đã trừ hết chi phí liên quan.
- Nếu bạn là người mua, bạn có thể đăng thêm các sản phẩm mới. Đồng thời tạo lập 1 shop khách song song để bán hàng trên Shopee.
Kết luận lại thì hiện tại chi phí bán hàng trên Shopee ở mức chấp nhận được. Bởi vậy, với người bán hàng online, Shopee vẫn là một sàn thương mại điện tử kinh doanh hiệu quả.
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này, đã giúp bạn hiểu thêm về các loại phí bán hàng trên Shopee. Cũng như cách quản lý tài chính để kiểm soát tối ưu hoạt động kinh doanh của bạn. Đội ngũ Salework hy vọng bạn sẽ có trải nghiệm tốt với những chia sẻ trên.
Có thể bạn quan tâm: