Chế tài là gì? Phân loại, hình thức và các ví dụ về chế tài

Một trong những câu hỏi thường gặp về thành phần của một quy phạm pháp luật đó chính là chế tài. Nhiều người vẫn còn thắc mắc chế tài là gì, các hình thức chế tài ra sao? Thì rong nội sung của bài viết sau đây trithucluat.com sẽ giúp mọi người giải đáp.

1. Chế tài là gì?

Chế tài là một bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật. Đây là bộ phận giúp xác định hình thức trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm được nêu ra tại phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật. Chế tài có thể có hoặc không xuất hiện trong một quy phạm pháp luật chứ không nhất thiết lúc nào cũng có. Ở một số quy phạm pháp luật đôi khi chỉ có phần quy định và giả định, hay gặp nhất là ở những quy phạm pháp luật dạng khái niệm.

Mặt khác, cũng có thể hiểu chế tài chính là những biện pháp mà nhà nước đặt ra để áp dụng đối với những chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với các quy tắc xử sự chung. Những chế tài này chính là những hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể vi phạm sẽ phải gánh chịu nếu vi phạm nội dung tại phần quy định.

Tuy nhiên, có 1 điểm cần lưu ý ở đây chính là việc làm trái với các quy tắc xử sự chung được quy định có thể là việc thực hiện hoặc KHÔNG thực hiện những hành vi mà pháp luật yêu cầu thực hiện hoặc KHÔNG thực hiện.

Chế tài xuất hiện nhiều nhất là trong các quy phạm pháp luật hình sự để có thể xử phạt các hành vi vi phạm.

Ví dụ: Tại Điều 115 BLHS 2015 về tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội: “Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm“. Trong quy định trên thì chế tài chính là “phạt tù từ 07 năm đến 15 năm” 

Để có thể xác định được đâu là chế tài trong một quy phạm pháp luật cụ thể, bạn cần xác định được nội dung nào trả lời cho câu hỏi: Chủ thể phải chịu những hậu quả gì nếu không thực hiện đúng nội dung của phần quy định? Đó chính là nội dung của chế tài trong quy phạm pháp luật đó.

2. Các loại chế tài

chế tài là gìCó những loại chế tài nào?

Dựa vào các căn cứ khác nhau thì chế tài sẽ được phân loại theo các cách khác nhau. Và căn cứ vào tính chất vi phạm, có thể chia chế tài thành 4 loại sau đây:

  • Chế tài hình sự là chế tài được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự và dùng để xử lý những hành vi trái với quy định, những cá nhân, tổ chức phạm tội.
  • Chế tài dân sự: là đưa những biện pháp áp dụng với những hành vi thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự, thường thấy trong những vụ việc liên quan đến tài sản (bồi thường thiệt hại, hoàn trả…).
  • Chế tài hành chính: là những hậu quả pháp lý khi chủ thể vi phạm pháp luật hành chính, biện pháp xử lý của nhà nước đối với những hành vi sai phạm.
  • Chế tài kỷ luật

Ngoài ra, căn cứ vào khả năng biện pháp dự kiến áp dụng có thể chia làm 2 loại:

  • Chế tài cố định: là những chế tài chỉ có đưa ra một loại biện pháp trừng phạt nhất định chứ không đưa ra nhiều biện pháp dự kiến áp dụng khác nhau. Thông thường chế tài cố định chỉ nêu loại biện pháp dự kiến áp dụng chứ không đưa ra mức độ áp dụng.
  • Chế tài không cố định: là những chế tài đưa ra nhiều loại biện pháp dự kiến áp dụng và có nhiều mức độ khác nhau cho các loại biện pháp đó.

3. Hình thức chế tài

chế tài là gìHình thức của chế tài là gì?

Từ khái niệm và phân loại chế tại tại mục 1 và mục 2 có thể chia ra làm các hình thức chế tài như sau:

  • Chế tài trừng trị (trong hình sự).
  • Chế tài khôi phục trạng thái pháp lý ban đầu (trong hành chính hoặc dân sự).
  • Chế tài bảo đảm và bảo vệ (trong hành chính, dân sự, hình sự, thương mại).
  • Chế tài vô hiệu hóa.

Việc phân loại các hình thức này là dựa vào tính chất của từng lĩnh vực trong pháp luật, đặc điểm và lợi ích cần được bảo vệ áp dụng hình thức chế tài phù hợp.

4. Ví dụ về một số chế tài trong Bộ luật dân sự 2015

Trong luật dân sự sẽ áp dụng loại chế tài dân sự với hình thức thường là bảo đảm, bảo vệ hoặc khôi phục trạng thái pháp lý ban đầu. Sau đây là một vài ví dụ giúp bạn phân biệt được chế tài trong Bộ luật dân sự 2015:

Điều 266. Hoàn trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng
Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng phải được hoàn trả cho chủ sở hữu khi chấm dứt quyền hưởng dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

→ Chế tài là “hoàn trả cho chủ sở hữu khi chấm dứt quyền hưởng dụng”

chế tài là gìChế tài trong dân sự không mang tính trừng trị như hình sự

Điều 316. Trả lại tài sản cầm cố
Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 315 của Bộ luật này hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

→ Chế tài là “tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Đó là một số chế tài nằm trong Bộ luật dân sự 2015, phần lớn các chế tài này đều liên quan đến tài sản như việc trả tài sản, bồi thường thiệt hại…

Qua bài viết, mong rằng trithucluat.com đã giải đáp được ít nhiều các thắc mắc về chế tài trong pháp luật. Đồng thời bổ sung một số kiến thức hữu ích về lĩnh vực pháp luật giúp mọi người có thể học hỏi thêm nhiều điều. Cảm ơn các bạn độc giả đã theo dõi bài viết.