Chế độ HEAT của điều hòa là gì? Hướng dẫn sử dụng các chế độ

Chế độ HEAT của điều hòa là gì? Hướng dẫn sử dụng các chế độ

Mục lục:

    Trên chiếc Remote của điều hoà bạn thấy có chế độ HEAT (hoặc biểu tượng mặt trời). Vậy: Chế độ HEAT của điều hoà là gì? Khi nào nên sử dụng? Điện Máy Trần Đình giúp bạn tìm hiểu vấn đề này cũng như cách sử dụng các chế độ trên máy lạnh hiệu quả.

    Chế độ HEAT của điều hoà là gì?

    Chế độ HEAT của điều hoà là gì?

    Chế độ HEAT (hay chế độ sưởi ấm) trên máy lạnh là một chế độ hoạt động chỉ có trên điều hòa 2 chiều. Khi chế độ sưởi được khởi động, không khí bên trong phòng sẽ được làm nóng.

    Do đó, chế độ HEAT được ưa chuộng sử dụng trên máy lạnh khi nhiệt độ không khí xuống thấp (như vào mùa đông của miền Bắc nước ta).

    Tùy vào hãng sản xuất, Model sản phẩm mà bạn có thể cài đặt tùy chỉnh nhiệt độ điều hòa ở chế độ HEAT trong khoảng 10 – 30 độ C, 16 – 30 độ C, 20 – 24 độ C…

    Chế độ HEAT của điều hoà thường được ký hiệu qua 1 trong 2 biểu tượng sau trên Remote:

    +> Thể hiện qua biểu tượng hình mặt trời (rất nhiều hãng như Daikin, Mitsubishi, Toshiba, Sharp, Samsung, Hitachi, Beko… sử dụng cách này). Bạn lưu ý là tùy vào hãng sản xuất mà biểu tượng mặt trời thể hiện chế độ HEAT sẽ khác nhau nhé.

    Một số biểu tượng chế độ nóng của các hãng điều hòa để bạn tham khảo:

    Biều tượng chế độ nóng trên điều khiển điều hòa.

    +> Thể hiện trực tiếp bằng chữ “HEAT” (ví dụ như trên điều khiển điều hòa Panasonic, Fujitsu…).

    Cách bật chế độ HEAT của điều hòa

    Cách bật chế độ HEAT của điều hòa

    Các bước bật chế độ sưởi ấm trên điều hoà như sau:

    Bước 1: Nhấn nút ON/OFF hoặc START/STOP để khởi động điều hòa.

    Bước 2: Nhấn nút MODE. Lúc này, các bạn sẽ 4 chế độ xuất hiện trên bảng điều khiển là AUTO, COOL, DRY và HEAT. Mục đích của chúng ta là muốn sưởi ấm nên hãy lựa chọn chế độ HEAT hay chế độ có biểu tượng mặt trời.

    Bước 3: Sau khi lựa chọn chế độ sưởi ấm, các bạn chỉ cần điều chỉnh nhiệt độ thích hợp là được. Thông thường, nhiệt độ lý tưởng vào mùa đông thường là 20 – 24 độ C hoặc các bạn có thể cài đặt nhiệt độ trong phòng chênh lệch khoảng 5 – 10 độ so với nhiệt độ ngoài trời để tránh sốc nhiệt khi các bạn ra ngoài.

    Một số lưu ý khi sử dụng chế độ HEAT của điều hòa

    Khi dùng điều hòa trong mùa đông, cụ thể là chế độ Heat các bạn nên lưu ý một số điều sau để đảm bảo sức khỏe cho gia đình mình:

    – Chú ý mức nhiệt độ ngoài trời và trong phòng chỉ nên chênh lệch khoảng 5 – 10 độ C để giúp cơ thể thích nghi khi ra ngoài và tránh làm lãng phí điện năng tiêu thụ.

    – Đừng nên ngồi điều hòa quá lâu, nếu sử dụng điều hòa liên tục 24/24 hay bật tắt điều hòa liên tục vừa tốn điện lại giảm tuổi thọ của mày và không tốt cho sức khỏe.

    – Không nên đóng mở cửa phòng liên tục tránh làm thất thoát nhiệt. Thế nhưng, các bạn có thể hé cửa một chút để không khí có thể lưu thông. Với điều hòa di động có thể hoạt động trong không gian mở nên các bạn không cần phải lo lắng điều này.

    – Đặt một chậu nước hoặc máy phun sương để hạn chế tình trạng khô da, khô họng… nhất là vào những ngày hanh khô.

    – Gia đình có em bé thì nên dọn dẹp phòng ngủ của các bé sạch sẽ, gọn gàng, không có khói thuốc lá hoặc rượu để tránh điều hòa hấp thụ, hoặc làm không gian quẩn quanh mùi dưới lưng bé.

    Một số lưu ý khi sử dụng chế độ HEAT của điều hòa

    Không nên để các vật cứng dễ hấp thụ nhiệt như chiếu gỗ, chiếu tre chúc mà nên sử dụng một chiếc đệm để tránh lạnh lưng cho trẻ nhỏ. Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp với mùa đông, nhiệt độ thích hợp dành cho trẻ nhỏ là từ 20-23 độ C.

    – Với người già chuyện bị áp huyết cao (hoặc thấp) là rất hay xảy ra vào mùa lạnh, đặc biệt là khi nhiệt độ trong phòng điều hòa quá ,máy lạnh thấp hoặc quá cao sẽ làm họ bị ảnh hưởng. Việc cài đặt nhiệt độ cho người già cũng như trẻ nhỏ, đặt ở mức nhiệt 20-23 độ C.

    – Chỉ cài đặt chế độ HEAT của điều hoà với mức nhiệt trong mức khuyến cáo của nhà sản xuất.

    Hướng dẫn sử dụng các chế độ trên máy lạnh

    Chế độ Auto của điều hòa

    Chế độ Auto của điều hòa

    +> Mỗi lần ấn nút MODE các chế độ trên máy lạnh như: sưởi ấm – hút ẩm – quạt – làm lạnh – AUTO  sẽ lần lượt theo thứ tự hiện ra. Khi đến “Auto” bạn phải dừng lại.

    +> Khi  nhấn nút MODE và chọn chế độ Auto thì quạt của máy lạnh sẽ chạy rất nhẹ khoảng 1 phút, sau đó máy sẽ tự động chọn chương trình cài đặt sẵn thích hợp nhất với nhiệt độ bên ngoài và nhiệt độ hiện tại trong nhà.

    +> Khi máy đã chọn xong chế độ thì chế độ đó sẽ không thay đổi khi nhiệt độ trong phòng thay đổi. Tuy nhiên, khi đang làm lạnh mà nhiệt độ phòng tụt xuống dưới 22 độ C thì máy chuyển sang chế độ sưởi.

    Từ chế độ sưởi, nếu nhiệt độ phòng tăng lên trên 24 độ C thì máy tự động chuyển sang chế độ hút ẩm.

    +> Trong vòng 2 tiếng sau khi tắt máy mà ta mở máy trở lại thì máy vẫn làm việc ở chế độ trước khi tắt. Cách tắt chế độ Auto của điều hoà là điều chỉnh bằng tay ở nút MODE vào chế độ mong muốn khác.

    Chế độ Dry điều hòa

    Ở chế độ Dry điều hòa (hình giọt nước), quạt và hệ thống của điều hòa vẫn chạy nhưng không thổi ra không khí lạnh. Khi không khí đi qua điều hòa, độ ẩm (hơi nước trong không khí) ngưng tụ trên các thiết bị bay hơi để không khí đi ra khô hơn.

    Chế độ Dry điều hòa

    Chế độ giọt nước ở điều hòa giúp điều chỉnh độ ẩm không khí

    Chế độ Dry rất hữu ích trong tiết trời nồm ở miền Bắc, giúp nhà khô thoáng hơn. Điều hòa chế độ dry kết hợp với cài đặt nhiệt độ có thể dùng cho cả mùa hè và mùa đông.

    Chỉ cần thao tác đơn giản này sẽ giảm công suất tiêu thụ điện của điều hòa đáng kể; hạn chế sốc nhiệt vì nhiệt độ phòng sẽ không thấp quá 23 độ C và không dao động lớn với nhiệt độ bên ngoài. 

    Xem thêm bài viết: >>Chế độ Dry điều hoà là gì? Khi nào nên sử dụng

    Chế độ Cool của điều hòa

    Chế độ Cool của điều hòa

    Chế độ Cool trên máy lạnh còn gọi là chế độ làm mát. Trong khi bật chế độ làm mát, quạt chạy liên tục,máy nén bật và chỉ tắt khi cần thiết để duy trì nhiệt độ đã đặt.

    Chế độ làm mát hình có biểu tượng hình bông tuyết được sử dụng khi bạn muốn làm mát phòng và duy trì ở nhiệt độ phòng ổn định ở ngưỡng bạn chọn.

    Chế độ Fan của điều hòa

    Chế độ Fan sử dụng các chế độ quạt khi bạn không muốn làm mát, nhưng muốn chạy quạt để khí lưu thông trong phòng. Tuy nhiên, thay vì chạy điều hòa ở chế độ quạt, bạn có thể bật chạy quạt trần (nếu nó) để lưu thông không khí.

    Fan cũng có chế độ Auto (tự động), Low, Medium, High (hoặc với một số điều khiển máy lạnh nó sẽ có biểu hiện lần lượt là 1 chấm, 3 chấm, 5 chấm).

    Chọn Auto, máy sẽ tự động chọn chương trình cài đặt sẵn thích hợp nhất với nhiệt độ ngoài nhà và nhiệt độ hiện tại trong nhà. Chọn Low, quạt của điều hòa sẽ nhẹ. Nếu muốn mát vừa, bạn chọn quạt Medium. Mát nhiều, chọn High.

    Biểu tượng ngôi nhà

    Chức năng lọc sạch không mùi trong không khí ra ngoài – Scavenging, giúp giảm mùi hôi, ẩm mốc và các mùi khó chịu ra ngoài nhanh chóng. Ngoài ra, Scavenging còn hỗ trợ hạ nhiệt, làm lạnh căn phòng nhanh chóng hơn.

    Biểu tượng cây thông

    Biểu tượng này là đại diện cho sức khỏe. Khi khởi động, trong máy lạnh sẽ giải phóng các ion vào không khí, giúp tìm và lọc sạch bụi bẩn, vi khuẩn và các mầm bệnh trong không khí và giữ chúng trong màng lọc, trả lại cho người dùng một bầu không khí trong lành, khỏe mạnh.

    Biểu tượng quạt 4 cánh

    Biểu tượng này đại diện cho chức năng X-FAN. Khi được sử dụng, quạt máy vẫn chạy trong vòng 10 phút sau khi tắt điều hòa, hỗ trợ làm khô hệ thống một cách nhanh chóng, giúp máy chạy bền bỉ hơn và gia tăng tuổi thọ cho máy.

    Biểu tượng vòi nước

    Đây là một chức năng tự cảnh báo của điều hòa, giúp người dùng chủ động trong việc vệ sinh máy. Cụ thể, với đa số các loại điều hòa hiện nay, sau 300 giờ sử dụng, trên remote điều hòa sẽ tự động xuất hiện biểu tượng giọt nước. Khi thấy biểu tượng này, người dùng cần vệ sinh máy, nhất là các tấm lọc gió.

    Kết:

    Trên đây là thông tin về chế độ HEAT của điều hòa và các biểu tượng thường gặp khi sử dụng mà Điện Máy Trần Đình gửi đến bạn tham khảo. Hi vọng các thông tin này giúp ích được các bạn trong quá trình sử dụng của mình.

    Cảm ơn bạn tham khảo bài viết!

    Xem thêm bài viết liên quan:

    >>Điều hoà 2 chiều là gì? Ưu nhược điểm của điều hoà 2 chiều

    >>Gas điều hoà là gì? Nạp gas hết bao nhiêu tiền