Chế độ chính trị là gì? Mối quan hệ giữa nhà nước với Đảng chính trị, tổ chức xã hội
Chế độ chính trị là hệ thống các nguyên tắc, phương thức, biện pháp, thủ đoạn thực hiện quyền lực nhà nước. Bài viết phân tích khái niệm, cách hiểu về chế độ chính trị, đồng thời phân tích mối quan hệ giữa nhà nước và các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội … cụ thể:
Mục Lục
1. Tìm hiểu các vấn đề về chế độ chính trị
Hệ thống pháp luật, những quyền năng thực tế mà các cơ quan, nhân viên nhà nước được giao sử dụng và những hình thức pháp lí tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước là biểu hiện cụ thể của chế độ chính trị của một quốc gia.
Chỉ phối trực tiếp chế độ chính trị của một quốc gia là đối sánh lực lượng giai cấp, quy mô và hình thức của đấu tranh gai cấp đang diễn ra trong xã hội. Có ảnh hưởng đến chế độ chính trị của một nước là truyền thống lịch sử xây dựng, phát triển của quốc gia và tình hình, hoàn cảnh quốc tế cũng trực tiếp chi phối cung cách hành sự của chế độ chính trị.
Ở những hình thái kinh tế – xã hội khác nhau, với kiểu nhà nước khác nhau thường tồn tại những chế độ chính trị khác nhau và ngay những quốc gia tồn tại dựa trên cùng một hình thái kinh tế – xã hội, do truyền thống lịch sử chỉ phối, vẫn tồn tại những chế độ chính trị khác nhau.
Tại một quốc gia tồn tại trong khuôn khổ một kiểu nhà nước, ở những thời đoạn lịch sử khác nhau có thể xác lập những chế độ chính trị không những khác nhau mà có khi còn đối lập nhau. Do bị chỉ phối bởi truyền thống lịch sử mà chế độ chính trị được thiết lập sau, trong khuôn khổ một kiểu nhà nước khác, khi thay đổi chế độ chính trị có thể có sự tiếp thu, kế thừa nhiều dấu hiệu của chế độ chính trị ra đời trước và đã bị thay đổi. Tất cả những điều đó nói lên tính đa dạng của chế độ chính trị trong lịch sử của các chế độ xã hội khác nhau. Tuy nhiên, đằng sau tất cả cái đa dạng của những biểu hiện thuộc các chế độ chính trị khác nhau đó không gì có thể làm mờ đi bản chất giai cấp là biểu hiện chủ yếu, có tính quyết định của chế độ chính trị của các quốc gia khác nhau: bản chất giai cấp của kiểu nhà nước – chiếm hữu nô lệ, phong kiến hay tư sản. Nói một cách khác, dù được thiết lập với những biểu hiện đặc thù rất khác nhau, các chế độ chính trị khác nhau khi được thiết lập trong khuôn khổ một kiểu nhà nước đều phục vụ cho kiểu nhà nước đó và mang cùng một bản chất giai cấp của kiểu nhà nước đó. Dù phát xít độc tài như chế độ chính trị của nhà nước Đức phát xít hoặc cộng hoà dân chủ như ở các nước tư sản khác cùng thời, thì đó đều là chế độ chính trị của kiểu nhà nước tư sản.
Có thể nói, trong lịch sử hàng ngàn năm của các kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản có rất nhiều phương thức, biện pháp, thủ đoạn rất khác nhau được vận dụng trong tổ chức chế độ chính trị phục vụ cho việc tổ chức, thực thi quyền lực nhà nước như quân chủ tuyệt đối, độc tài chuyên chế, thẩm quyền tuyệt đối, nhà nước quân phiệt, nhà nước cảnh sát, sen đầm, cộng hoà quý tộc, dân chủ chủ nô, chuyên chế khai hoá, quân chủ lập hiến, cộng hoà dân chủ, nhưng nói một cách chung nhất, có hai loại hình chế độ chính trị: dân chủ và phản dân chủ thay thế nhau với những cấp độ khác nhau, như chế độ chính trị dân chủ với các cấp độ: dân chủ rộng rãi – dân chủ hạn chế, dân chủ thực sự – dân chủ hình thức, giả dối và chế độ chính trị phản dân chủ cũng vậy, cũng có nhiều cấp độ phản dân chủ.
Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, chế độ chính Ÿ trị được thể hiện xét theo bản chất, có đặc trưng tiêu biểu – dân chủ mang tính chất thực sự và rộng rãi, lần đầu tiên trong lịch sử có cơ chế bảo đảm sự bình đẳng, ngang quyền, dân chủ, tự do đối với mọi cá nhân thuộc mọi tầng lớp nhân dân đoàn kết, thống nhất trên nền tảng của khối đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân, như ở Việt Nam, nhằm hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tất nhiên, đây là cả một quá trình, đòi hỏi nhiều bước đi với nhiều thập kỉ có khi rất khẩn trương và vững chắc để tiến tới đích. Trong quá trình đó, có thể có giai đoạn chế độ chính trị vận hành kém hiệu quả, có những vi phạm dân chủ nghiêm trọng, phải có sự điều chỉnh, kiện toàn, củng cố.
Cần có sự phân biệt nhất định khái niệm “chế độ chính trị” được dùng phổ biến trong môn lí luận chung về nhà nước và pháp luật được hiểu là hệ thống các phương thức, biện pháp, thủ đoạn tổ chức, thực thi quyền lực nhà nước dân chủ hoặc phản dân chủ và “chế độ chính trị’ trong ngành luật hiến pháp, như quy định của hiến pháp nhiều nước vẫn thường dành cả Chương | để quy định về chế độ chính trị với tính cách là một thiết chế hiến định được hiểu theo một nghĩa rộng,:bao quát hơn: là hệ thống các phương thức. biện pháp, thủ đoạn, nguyên tắc không chỉ trong tổ chức, thực thi quyền lực nhà nước mà cả trong tổ chức, hoạt động của cả hệ thống chính trị trong một quốc gia.
Hiến pháp của hầu hết các nước thường dành Chương I – chương mở đầu để quy định về chế định “chế độ chính trị, nói lên vị trí cơ bản, xuất phát điểm của chế định này trong hiến pháp của một nước. Có thể nói, các chương tiếp theo của các hiến pháp là sự cụ thể hoá các quy định xuất phát điểm của chương mở đầu này.
Chế độ chính trị là một khái niệm có nội dung phong phú, được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó có những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, xét ở góc độ chung, chế độ chính trị được hiểu là nội dung và phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị của một quốc gia, mà trọng tâm là của nhà nước. Theo đó, chế độ chính trị bao gồm nhiều yếu tố hợp thành như các quan điểm, tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, phương pháp (cách thức) tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, quản lý và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội…
Thứ hai, xét theo quan điểm cấu trúc hệ thống, chế độ chính trị là một bộ phận họp thành của chế độ xã hội. Trong cấu trúc đó, chế độ chính trị là một hệ thống các thiết chế (nhà nước, đảng chính trị cầm quyền và các tổ chức chính trị – xã hội) và hệ thống các mối quan hệ trong lĩnh vực chính trị (tổ chức và thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước). Theo đó, tương ứng với kiểu nhà nước là một kiểu chế độ chính trị có bản chất và những đặc trưng chung, đồng thời chế độ chính trị của mỗi quốc gia trong cùng một kiểu nhà nước cũng có những đặc trưng riêng, tuỳ thuộc vào đặc điểm, tình hình và trình độ phát triển về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia đó trong mỗi thời kì cụ thể.
Thứ ba, xét từ góc độ phương pháp tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, cách thức, biện pháp tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước. Các phương pháp, cách thức và biện pháp đó phản ánh bản chất của chế độ chính trị. Các phương pháp này rất đa dạng và phức tạp nhưng nhìn chung gồm hai loại chính là các phương pháp dân chủ và các phương pháp phản dân chủ. Trong một nhà nước có chế độ chính trị dân chủ, lành mạnh thì các phương pháp, cách thức và biện pháp được áp dụng rộng rãi để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước là dân chủ, công khai, minh bạch và hợp pháp. Ngược lại, ương nhà nước có chế độ chính trị độc tài thì các phương pháp, thủ đoạn hạn chế, bí mật, độc đoán và bất chấp luật pháp thường được áp dụng một cách phổ biến.
Thứ tư, xét từ góc độ pháp luật nói chung, chế độ chính trị là thể chế chính trị (Khái niệm thể chế được hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp. Ở đây khái niệm thể chế được dùng theo nghĩa hẹp để áp dụng vào lĩnh vực chính trị), tổng thể các nguyên tắc, quy phạm pháp luật (được ghi nhận chủ yếu trong hiến pháp và nguồn khác cùa luật hiến pháp) để điều chỉnh các quan hệ chính trị cơ bản của một quốc gia, trọng tâm là cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Đó là các nguyên tắc, quy định về chính thể, bản chất và mục đích của nhà nước, quyền lực nhà nước, chủ quyền nhân dân, chủ quyền quốc gia, dân tộc, về tổ chức và hoạt động của các thiết chế chính trị, về chính sách đối nội và đối ngoại…
Trong luật hiến pháp với tư cách là một ngành luật và một bộ môn khoa học pháp lý chuyên ngành, khái niệm chính trị cần được xem xét chủ yếu dưới góc độ pháp luật, có tính đến vị trí, vai trò, giá trị pháp lý đặc biệt của hiến pháp đối với việc quy định và điều chỉnh các vấn đề trọng yếu của chế độ chính trị. Theo đó, có thể hiểu khái niệm chế độ chính trị dưới góc độ luật hiến pháp như sau:
Chế độ chính trị là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm của luật hiển pháp (bao gồm các nguyên tắc, quy phạm hiến định và các ngưyên tẳc, quy phạm pháp luật thể hiện trong các nguồn khác của luật hiến pháp) đế xác lập và điều chỉnh các vấn đề về chỉnh thể và chủ quyền quốc gia, về bản chất và mục đích của nhà nước, về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước và quyền lực nhân dân, về tố chức và hoạt động của hệ thống chính trị và chính sách đổi nội, đối ngoại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Do tính chất và tầm quan trọng đặc biệt của chế độ chính trị đối với sự phát triển của xã hội, cho nên trong hiến pháp của nước ta cũng như trong hiến pháp nhiều nước, chế độ chính trị thường được ghi nhận trong chương đầu với vị trí là chế định pháp lý cơ bản, chi phối nội dung của các chế định khác của hiến pháp. Trong lịch sử lập hiến Việt Nam, chế định về chế độ chính trị đã trải qua một số giai đoạn phát triển quan trọng, trong đó giai đoạn sau là sự kế thừa và phát triển của giai đoạn trước ở mức cao hơn, hoàn thiện hơn. Trong Hiến pháp năm 2013, các quy định và nguyên tắc chính trị cơ bản về chế độ chính trị đã thể hiện một cách đầy đủ và toàn diện, tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thiết lập, củng cố và bảo vệ chế độ chính trị của nước Cộng hoà chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các quy định và nguyên tắc trong chương Chế độ chính trị là cơ sở, nền tảng chính trị của các chương về Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương…
2. Phân tích mối quan hệ giữa nhà nước với các Đảng chính trị ?
Đảng chính trị là tổ chức chính trị bao gồm những người cùng chí hướng được thành lập nhằm mục tiêu giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.
Có nhiều cách phân loại đảng phái chính trị, theo cách phân loại tương đối phổ biến hiện nay, các đảng phái chính trị được phân chia thành đảng cầm quyền, đảng đối lập và các đảng phái khác. Quan hệ giữa nhà nước với các đảng chính trị được thể hiện thông qua việc thực hiện vai trò của hai bên đối với nhau.
2.1 Vai trò của nhà nước đối với các đảng chính trị
Trước hết nhà nước tạo ra khuôn khổ pháp lí cho sự hình thành, tồn tại, phát triển của các đảng chính trị, tạo cơ sở pháp lí để cho các đảng chính trị được tham gia một cách họp pháp và bình đẳng vào bộ máy chính quyền nhà nước thông qua các cuộc bầu cử tự do, dân chủ, công khai, minh bạch, đồng thời tạo mọi điều kiện cho các đảng chính trị hoạt động. Việc nhà nước sử dụng pháp luật để điều chỉnh hoạt động của các đảng chính trị chính là sự thừa nhận chính thức của nhà nước về vai trò quan trọng của các đảng chính trị đối với đời sống chính trị của quốc gia nói chung, trong việc thực hiện quyền lực nhà nước nói riêng.
Vào nửa cuối thế kỉ XIX, ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về các đảng chính trị. Chẳng hạn 17 bang ở Mỹ đã ban hành luật bầu cử, trong đó quy định sự tham gia của các đảng chính trị vào bầu cử. Sau chiến tranh thế giới thứ hai và trong mấy thập niên gần đây thì vị trí, vai trò của các đảng chính trị trong đời sống chính trị nói chung, trong việc thực hiện quyền lực nhà nước nói riêng đã được đưa vào hiến pháp của nhiều nước tư bản chủ nghĩa (Xem: Hiến pháp Cộng hoà Pháp năm 1958 (Điều 4); Hiến pháp Nam Phi năm 1996 (Điều 19)… (Tuyển tập hiên pháp của một số quốc gia, Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb. Hồng Đức, H. 2012 ).
Ngoài ra, hiến pháp của nhiều nước còn quy định vai trò của nhà nước trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích họp pháp của các đảng chính trị và xử lí những đảng chính trị vi phạm pháp luật. Chẳng hạn, hiến pháp Hàn Quốc năm 1987 quy định nếu đảng chính trị có mục đích và hoạt động trái pháp luật thì Chính phủ sẽ đề xuất ý kiến giải thể với Toà án hiến pháp và đảng đó bị giải thể theo quyết định của Toà án hiến pháp (khoản 4 Điều 8).
Dưới sự tác động của tình hình chính trị trên thế giới tới đời sống chính trị trong nước, đã xuất hiện nhu cầu cần điều chỉnh hoạt động của các đảng chính trị bằng một đạo luật riêng. Năm 1955, ở Achentina đã thông qua đạo luật đầu tiên về các đảng chính trị. Sau đó là các đạo luật về đảng chính trị ở Cộng hoà liên bang Đức năm 1967, Braxin năm 1971, Bồ Đào Nha năm 1974… Nhiều nước còn ban hành các đạo luật điều chỉnh các quan hệ tài chính trong các đảng chính trị. Chẳng hạn, Luật về kiểm tra các quỹ chính trị của Nhật Bản năm 1948 (được bổ sung năm 1975); Luật của Thụy Điển năm 1965 quy định về việc cấp kinh phí cho các đảng chính trị; sắc lệnh của Phần Lan năm 1969 về việc cấp kinh phí cho các đảng; Luật của Italia năm 1974 về sự tham gia của nhà nước trong việc cấp kinh phí cho các đảng chính trị; Luật về tài chính công khai trong đời sống chính trị năm 1988 ở Pháp…
Trong các văn bản quy phạm pháp luật về các đảng chính trị nói trên, bên cạnh quy định sự tham gia của các đảng chính trị vào cuộc bầu cử vào nghị viện hay bầu cử tổng thống, bầu cử chính quyền địa phương, còn xác định những hình thức hoạt động của các đảng chính trị vào việc hình thành ý chí chính trị chung của nhân dân trong tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị; tham gia vào các hoạt động của nghị viện, chính phủ; đề cử người của đảng mình vào các chức vụ quan trọng ttong bộ máy nhà nước; giáo dục ý thức công dân, động viên nhân dân tham gia tích cực hơn vào đời sống chính trị quốc gia…
Để tạo điều kiện cho các đảng chính trị hoạt động chính trị, pháp luật về các đảng chính trị ở nhiều nước trên thế giới đều coi các đảng chính trị là những pháp nhân, có khá nhiều quyền chính trị, như đề cử thành viên của đảng mình nắm giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước; có các cơ quan ngôn luận riêng; được phép tổ chức mít tinh, biểu tình, tuần hành; có quyền sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng của nhà nước trong các cuộc vận động bầu cử; có quyền phê phán, phản biện các chính sách của chính quyền.
2.2 Vai trò của các đảng chính trị đối với nhà nước
Vai trò của các đảng chính trị đối với nhà nước thể hiện ở giai đoạn trước khi trở thành đảng cầm quyền (tức là nắm được quyền lực nhà nước) và sau khi trở thành đảng cầm quyền.
+ Trước khi nắm được quyền lực nhà nước, các đảng chính trị phải phấn đấu để trở thành đảng cầm quyền, coi đây là nhiệm vụ chủ yếu của các đảng chính trị. Để đạt được mục tiêu đó thì trước hết, đảng chính trị phải xây dựng cho được một chương trình hành động để trở thành đảng cầm quyền.
Trước hết, đảng chính trị phải tập hợp, đoàn kết tất cả những đảng viên có những quan điểm, lập trường, ý chí, nguyện vọng khác nhau thành một khối thống nhất, có ý chí chung và hành động thống nhất để trở thành đảng cầm quyền. Tiếp theo, đảng chính trị giới thiệu ứng cử viên bầu vào nghị viện và các vị trí khác trong bộ máy nhà nước. Việc giới thiệu ứng cử viên bầu vào nghị viện và các vị trí khác trong bộ máy nhà nước là thẩm quyền của mỗi đảng chính trị. Đây cũng là một thông lệ chính trị chứ không nhất thiết phải được quy định trong pháp luật. Thực tiễn cho thấy, không mấy ai ứng cử tự do mà thắng cử. Bởi vậy, nhìn chung, các ứng cử viên đều được các đảng chính trị giới thiệu.
Đảng chính trị trực tiếp đi vận động bầu cử bằng chương trình hành động cụ thể nếu trở thành đảng cầm quyền. Cuộc vận động bầu cử là một cuộc đấu trí, cuộc đấu tranh về trí tuệ quyết liệt, đòi hỏi các ứng cử viên của mỗi đảng chính trị vừa phải có kiến thức, bản lĩnh, vốn sống, vừa cần có kĩ năng thuyết trình, trình bày và có nghệ thuật thuyết phục cử tri.
+ Vai trò của các đảng chính trị sau khi thắng cử trở thành đảng cầm quyền được thể hiện như sau:
Trong các nước theo chế độ cộng hoà nghị viện (như Đức, Ý…), quân chủ nghị viện (như Anh, Nhật…) và cộng hoà hỗn hợp (như Pháp…), nếu đảng chính trị nào thắng cử bằng đa số ghế trong nghị viện thì đảng chính trị đó đứng ra thành lập chính phủ và thủ lĩnh đảng chính trị đó được nghị viện bầu làm thủ tướng chính phủ. Nếu không có đảng nào chiếm đa số ghế trong nghị viện thì thành lập chính phủ liên minh các đảng chính trị. Đồng thời, đảng chính trị cầm quyền hay liên minh các đảng chính trị cầm quyền có trách nhiệm hoạch định chính sách đối nội, đối ngoại để nhà nước thể chế hoá thành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Ở những nước theo chế độ cộng hoà tổng thống (như Mỹ), khi ứng cử viên tổng thống của đảng chính trị nào đó giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống thì tân tổng thống thành lập chính phủ và chính phủ hoàn toàn phụ thuộc vào tổng thống. Đường lối, chính sách của tổng thống và của chính phủ đều phản ánh ý chí, lợi ích của đảng cầm quyền mà tổng thống là đảng viên.
Vai trò lãnh đạo, điều hành bộ máy nhà nước nhằm thực thi quyền lực nhà nước của đảng cầm quyền được thể hiện ở những hoạt động sau đây: a) Hoạch định đường lối chiến lược về đối nội, đối ngoại để nhà nước thể chế hoá thành pháp luật; b) Chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật của nhà nước; c) Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của mình trong các tầng lớp nhân dân, các đảng phái đối lập khác; vận động nhân dân ủng hộ và thực hiện đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại của mình; d) Chỉ đạo hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật của nhà nước; đ) Lãnh đạo việc cải cách cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước phù hợp với yêu cầu thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại trong tình hình mới ở trong nước và trên thế giới.
Các đảng chính trị chiếm thiểu số ghế trong nghị viện hoặc không thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống (ở những nước theo chế độ cộng hoà tổng thống) trở thành đảng đối lập với đảng cầm quyền. Vai trò của các đảng đối lập cũng khá quan trọng đối với việc thực thi quyền lực nhà nước, nhất là ở những nước có hệ thống lưỡng đảng chính trị thay phiên nhau cầm quyền như Đảng dân chủ và Đảng cộng hoà ở Mỹ; Đảng bảo thủ và Công Đảng ở Anh. Ở Anh, pháp luật cho phép đảng đối lập thành lập “chính phủ trong bóng tối” (chính phủ mờ), thủ tướng chính phủ mờ được nhà nước trả lương.
Nhiệm vụ chủ yếu của các đảng đối lập là tìm ra những khiếm khuyết trong chính sách và trong hoạt động thực tiễn của đảng cầm quyền, của chính phủ, thủ tướng chính phủ, hoặc của tổng thống (trong nhà nước cộng hoà tổng thống), sau đó phản ánh, yêu cầu đảng cầm quyền sửa đổi hay bãi bỏ các chính sách đó hoặc uốn nắn các hoạt động của chính phủ, thủ tướng chính phủ, hoặc của tổng thống (trong nhà nước cộng hoà tổng thống). Bên cạnh đó, các đảng chính trị đối lập còn thường xuyên theo dõi, canh chừng mọi hoạt động của những người nắm giữ quyền lực nhà nước, cảnh báo kịp thời và nhanh chóng cho họ biết những nguy cơ sai lầm hay nguy cơ dẫn đến hậu quả xấu để họ phòng tránh. Như vậy, hoạt động của các đảng đối lập cũng mang lại những lợi ích nhất định trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước, giúp nhà cầm quyền thận trọng hơn khi ban hành chính sách, pháp luật và khi hoạt động thực tiễn. Người ta gọi sự đối lập này là sự đối lập có trách nhiệm.
Các đảng chính trị khác, mặc dù không được tham gia vào bộ máy chính quyền nhà nước nhưng vẫn có nghĩa vụ tôn họng và thực hiện chính sách của đảng cầm quyền hay liên minh các đảng cầm quyền, tôn trọng và thực hiện pháp luật của nhà nước.
3. Quan hệ giữa nhà nước vói các tổ chức xã hội khác
Tổ chức xã hội là tập hợp quần chúng, được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, hoạt động vì lợi ích chính đáng của các thành viên và lợi ích chung của xã hội. Trong quan hệ giữa nhà nước với tổ chức xã hội thì nhà nước quản lí tổ chức xã hội bằng pháp luật, còn tổ chức xã hội chịu sự quản lí của nhà nước và thực hiện pháp luật một cách đầy đủ, nghiêm chỉnh, thống nhất. Các tổ chức xã hội có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội; hoạt động xã hội trong khuôn khổ pháp luật để đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng của các thành viên, góp phần bảo vệ lợi ích chung của xã hội.
Trong hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa có khá nhiều các tổ chức xã hội tham gia vào quá trình thực hiện quyền lực chính trị nói chung, thực hiện quyền lực nhà nước nói riêng. Các tổ chức xã hội đó chính là các nhóm lợi ích chính trị. Nhóm lợi ích chính trị là một tổ chức (hay một tập họp) những người có cùng quan điểm chính trị – xã hội, có chung mục đích là thoả mãn nhu cầu, lợi ích chính trị bằng cách gây ảnh hưởng, tác động đến chính quyền nhà nước trong việc hoạch định chính sách, sao cho chính sách đó phản ánh được lợi ích chính trị của các thành viên của nhóm. Trong những tổ chức xã hội có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của nhà nước thì nổi bật nhất là công đoàn, báo chí và truyền thông, tổ chức tôn giáo.
Công đoàn là tổ chức đại diện cho quyền lợi của người lao động và có nhiệm vụ chủ yếu là đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. Trước hết, công đoàn có quan hệ chặt chẽ với chính phủ và trở thành người “cộng sự xã hội” đắc lực của chính phủ trong việc hoạch định chính sách và các quyết định quan trọng liên quan đến nhu cầu, lợi ích của người lao động. Với việc thực hiện cơ chế ba bên (chính phủ, giới chủ và giới thợ), công đoàn đã phát huy được vai trò của mình trong cuộc đấu tranh cho những nhu cầu, lợi ích chính đáng về kinh tế, chính trị – xã hội của người lao động. Như vậy, với các hoạt động xã hội của mình, công đoàn đã góp phần ổn định tâm lí xã hội, nhất là đối với người lao động, tạo lập niềm tin của xã hội vào nhà nước, góp phần quan trọng vào việc củng cố cơ sở xã hội của nhà nước. Càng ngày nhà nước tư sản càng thấy được vị trí, vai trò to lớn của công đoàn trong đời sống chính trị quốc gia và tìm mọi cách để thắt chặt mối quan hệ giữa nhà nước với công đoàn.
Báo chí, truyền thông được đánh giá là nhánh quyền lực thứ tư trong xã hội tư bản (bên cạnh các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp), có vai trò quan trọng trong việc điều khiển dư luận xã hội, cho nên các nhà nước tư sản tìm mọi cách nắm được hệ thống báo chí, truyền thông để thực thi quyền lực của mình. Một mặt, nhà nước tư sản kiểm soát chặt chẽ tổ chức báo chí, truyền thông; mặt khác, tạo mọi điều kiện cần thiết cho tổ chức báo chí, truyền thông hoạt động vì mục đích chính trị của nhà nước như truyền bá tư tưởng, văn hoá của giai cấp tư sản, thực hiện chiến tranh tâm lí, diễn biến hoà bình,… Như vậy, hoạt động của tổ chức báo chí, truyền thông cũng phản ánh lợi ích, đặc điểm văn hoá và mưu đồ chính trị của tầng lớp chóp bu cầm quyền của giai cấp tư sản.
Tổ chức tôn giáo cũng là bộ phận quan trọng trong hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa và có quan hệ chặt chẽ với nhà nước tư sản. Nhà nước tư sản thừa nhận vai trò quan trọng của các tổ chức tôn giáo trong đời sống chính trị nói chung, trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước nói riêng; cho phép các tổ chức tôn giáo can thiệp vào hoạt động nhà nước. Chẳng hạn, Tổng thống Mỹ Anxenhao đã từng tuyên bố:
“Việc nam giữ quyền lực của chủng ta sẽ không có ý nghĩa gì nếu như nó không được đặt cơ sở ở một niềm tin tôn giảo sâu sắc”.
Tổ chức Công giáo của Pháp được Nhà nước Pháp cho phép sử dụng đài phát thanh và vô tuyến truyền hình để tuyên truyền giáo lí và chính trị; tổ chức Công giáo và đạo Tin lành ở Đức được pháp luật cho phép tuyên truyền giáo lí và chính trị sâu rộng; ở Anh, người nào không theo tôn giáo không được ứng cử vào Nghị viện; ở Italia, Công giáo Rôma được thành lập một quốc gia đô thị Vatican trên toàn lãnh thổ Italia.
Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, nhiều tổ chức của nhân dân cũng tham gia rất tích cực vào đời sống chính trị của đất nước, trong đó nổi bật là tổ chức công đoàn, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên… Các tổ chức này được xem là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; kiểm tra giám sát hoạt động của nhà nước, đóng góp ý kiến vào các hoạt động của nhà nước; tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho thành viên, hội viên của tổ chức mình; cùng với nhà nước chăm lo, bảo vệ lợi ích của nhân dân… Nhà nước tạo mọi điều kiện để các tổ chức này hoạt động như đảm bảo cơ sở pháp lí cho sự tồn tại và hoạt động của nó, hỗ trợ về mặt kinh phí hoạt động, ủy quyền quản lí nhà nước cho các tổ chức này trong những trường hợp nhất định…
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)