Chế độ báo cáo trong quản lý công tác thỉ hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Chế độ báo cáo trong quản lý công tác thỉ hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Ngày 14 tháng 12 năm 2018, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 16/2018/TT-BTP về Quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thỉ hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Theo đó, Thông tư cũng quy định rõ kỳ báo cáo, thời gian lấy sổ liệu báo cáo và thời hạn gửi báo cáo; Hình thức báo cáo và phương thức gửi, nhận báo cáo; Nội dung báo cáo cụ thể như sau:

1. Kỳ báo cáo, thời gian lấy sổ liệu báo cáo và thời hạn gửi báo cáo

Báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: Định kỳ 06 tháng và hàng năm; Thời gian lấy số liệu đổi với báo cáo định kỳ 06 tháng và báo cáo định kỳ hàng năm thực hiện theo quy định của Chính phủ về chế độ báo cáo của cơ quan hành chinh nhà nước; Báo cáo phải được gửi về Bộ Tư pháp chậm nhất là 07 ngày, kể từ ngày chốt số liệu.

Báo cáo trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật: Định kỳ hàng năm; Thời gian lấy số liệu của báo cáo và thời hạn gửi báo cáo về Bộ Tư pháp được thực hiện theo quy định của Chính phủ về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.

2. Hình thức báo cáo và phương thức gửi, nhận báo cáo

Báo cáo bằng văn bản (là bản có chữ ký, họ tên của Thủ trưởng cơ quan báo cáo và đóng dấu phát hành theo quy định) và gửi kèm theo tệp dữ liệu điện tử. Các biểu mẫu tổng họp số liệu kèm theo báo cáo phải được đóng dấu giáp lai.

Báo cáo bằng văn bản điện tử có chữ ký số được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: Gửi trực tiếp; Gửi qua dịch vụ bưu chính; Gửi qua fax; Gửi qua hệ thống thư điện tử dưới dạng tệp ảnh (định dạng PDF) hoặc văn bản đỉện tử có ký số; Phương thức khác theo quy định của pháp luật.

3. Nội dung báo cáo

Đối với báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: Cơ quan lập báo cáo có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, trung thực, chính xác các nội dung trong mẫu Đề cương báo cáo và các biểu mẫu số liệu báo cáo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư này.

Báo cáo trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật: Cơ quan lập báo cáo có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, trung thực, chính xác các nội dung trong Mầu Đề cương báo cáo và các biểu mẫu số liệu báo cáo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư này.

Các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo đồng thời, đầy đủ, trung thực, chính xác các nội dung trong Mẩu Đề cương báo cáo và các biểu mẫu số liệu báo cáo quy định tại Điều 2 của Thông tư này đến cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và ủy ban nhân dân cùng cấp nơi tổ chức thuộc cơ quan Trung ương đóng trụ sở.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư này có trách nhiệm tổng hợp đầy đủ số liệu báo cáo của các đon vị trực thuộc vào báo cáo gửi về Bộ Tư pháp.

Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp không tổng hợp số liệu báo cáo của các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn vào báo cáo gửi đến cơ quan nhận báo cáo.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2019, thay thế Thông tư số 10/2015/TT-BTP ngày 31/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy đỉnh chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình, hình thi hành pháp luật./.