Chế độ ăn thực dưỡng và tính axit – kiềm có trong thực phẩm
Mục lục
Chế độ ăn thực dưỡng là gì?
Chế độ ăn thực dưỡng là một chế độ ăn uống hợp lý được cho là để tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Chế độ ăn uống này chủ yếu chú trọng vào cân bằng các yếu tố âm dương của thực phẩm và của dụng cụ nấu nướng. Nó tập trung vào ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và rau củ. Chế độ thực dưỡng không chỉ được sử dụng để tăng cường sức khỏe thể chất mà còn được cho là cải thiện sức khỏe tinh thần và có tác động tích cực đến môi trường.
Chuyên gia giải thích về chế độ ăn này như sau:
“Chế độ ăn thực dưỡng tập trung vào việc cân bằng âm dương và khuyến khích tiêu thụ ngũ cốc, rau, đậu, rong biển. Những thực phẩm này giúp cung cấp vitamin, khoáng chất và bổ sung nhiều chất xơ. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng từ việc loại bỏ các thực phẩm lành mạnh khác.” – Chrissy Carroll, RD, MPH
Do vậy, bạn muốn theo chế độ thực dưỡng mà muốn vừa tốt cho sức khỏe vừa ngăn ngừa nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng thì cần phải tìm tòi và nghiên cứu sâu về các loại thực phẩm.
Hôm nay Lê sẽ giải thích về tính âm dương của các loại thực phẩm nhé.
Tính axit và kiềm có trong thực phẩm
Bởi vì chế độ thực dưỡng xuất phát từ Thiền tông, cho nên nó mang hơi hướng Phật giáo, việc gọi theo định nghĩa âm – dương cũng xuất phát từ nguồn gốc này. Nếu giải thích theo góc độ khoa học, thì bạn có thể thay thế các khái niệm này thành tính axit và kiềm trong thực phẩm, thay vì tính âm dương của thực phẩm.
Hầu hết tất cả các vật chất và hợp chất đều mang một độ PH đặc trưng, dải PH trải từ 1 đến 14. Trong đó nhỏ hơn 7 thì mang tính axit, còn lớn hơn 7 thì mang tính kiềm (bazo). Độ PH = 7 thì là trung tính. Thực phẩm được cấu thành từ các loại hợp chất, do vậy nó cũng mang một độ PH thích hợp, tính axit hay kiềm của thực phẩm cũng được đo theo thang PH ở trên. Càng cách xa 7 thì nồng độ càng cao, ví dụ nồng độ PH của thực phẩm = 0 là mang tính axit mạnh nhất, còn thực phẩm có nồng độ PH bằng 14 thì mang tính kiềm mạnh nhất.
Khi ăn uống theo chế độ thực dưỡng, việc xác định tính axit hay kiềm của thực phẩm rất quan trọng, bởi theo chế độ này thì việc mất cân bằng âm dương có thể dẫn đến nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, bên cạnh thực phẩm, thì cơ thể chúng ta cũng có một độ PH xác định, khác nhau ở các cơ quan. Do vậy, không dễ dàng gì để biết được sau khi vào cơ thể chúng ta thực phẩm sẽ chuyển hóa như thế nào, mang tính chất gì.
Chúng ta chỉ có thể xác định một cách đại khái, thực sự là cho dù bạn nghe ai đi chăng nữa, Lê cũng nói rằng không chế độ nào là có thể kiểm soát được hoàn toàn 100%. Tất nhiên, chúng ta cũng có thể kiểm soát được 1 phần, nhờ vào sự hiểu biết về thực phẩm cũng như cơ thể con người. Vì thế hãy thử xem độ PH của cơ thể như thế nào nhé.
Độ PH của cơ thể:
Trong cơ thể chúng ta, mỗi bộ phận có một độ PH riêng, nhờ vào sự khác biệt này mà mỗi một bộ phận sẽ thực hiện các chức năng khác nhau. Ví dụ như ở hệ tiêu hóa:
- Nước bọt: Có độ PH từ 6.5-7.5 – Mang tính trung tính, có nhiệm vụ hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và phân hủy một phần tinh bột.
- Bụng trên: Ph từ 4.0 – 6.5 – Mang tính axit nhẹ, có nhiệm vụ bắt đầu quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Bụng dưới: PH tầm 1.5 – Tính axit cao, có nhiệm vụ sản sinh ra axit hydrochloric giúp phân hủy thức ăn và tiêu diệt vi khuẩn.
- Ruột non: PH 6.0 – 7.4 – Axit nhẹ – kiềm nhẹ, giúp kết thúc quá trình tiêu hóa và bắt đầu hấp thụ các chất dinh dưỡng vào máu.
- Ruột già: PH từ 5.0 – 8.0, tính axit nhẹ đến kiềm nhẹ, giúp hấp thụ nước, loại bỏ thức ăn và chất xơ khó tiêu.
Nhìn vào độ PH của các bộ phận hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, bạn có thể thấy rằng mỗi cơ quan trong cơ thể khi sản xuất ra một hợp chất nào đó thì sẽ khiến môi trường mang một độ PH khác nhau. Nó phục vụ cho cả một quá trình, chúng ta có thể xác định được nhiệm vụ của một bộ phận cơ thể nhờ vào tính axit và bazo của chúng, nhưng không thể xác định được chính xác từng thời điểm được đâu.
Thực phẩm có tính axit.
Đã từng có những nghiên cứu cho rằng, thực phẩm mang tính axit có hại cho sức khỏe. Do vậy, nhiều người đã lựa chọn bỏ chúng ra khỏi chế độ ăn uống của mình. Tuy vậy, nó không hoàn toàn đúng. Nhìn chung, các thực phẩm mang tính axit có ưu và nhược điểm khác nhau. Cái chúng ta cần làm đó là cân bằng các tính chất và ưu nhược điểm của mỗi loại thực phẩm, cho phù hợp với nhu cầu về sức khỏe.
Thực phẩm có tính axit bao gồm:
- Thịt tươi và thịt chế biến sẵn, ví dụ như gà tay hay thịt bò muối
- Các loại hạt
- Chế phẩm bơ sữa
- Một số loại đậu
- Hạt hướng dương, bí ngô
- Quả hạch.
- Các loại trái cây như việt quất, mâm xôi và mận, cam…
- Phần lớn đồ uống có ga
- Rượu
- Cà phê và đồ uống có chứa caffein khác
- Chất ngọt
- Muối ăn tinh luyện
- Thuốc lá
Những loại thực phẩm mang tính axit (độ axit không giống nhau)
Nhìn vào trên thì bạn có thể thấy được phần lớn nhóm thực phẩm mang tính axit đều được coi là không tốt cho sức khỏe, có thể khiến bạn mắc các bệnh về dạ dày, và bệnh về xương khớp.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nói rằng, không phải tính axit của tất cả các loại hạt này như nhau. Ví dụ như tính axit của các loại hạt là nhẹ, còn tính axit của một số loại trái cây, rượu, đồ uống có ga là cao. Trong khi đó, việc ăn uống theo chế độ thực dưỡng lại được khuyên tiêu thụ nhiều các loại hạt và rau củ, chính là bởi vì các loại hạt này chứa nhiều dinh dưỡng, mà lại chỉ có tính axit nhẹ, chỉ cần thêm một số thực phẩm tính kiềm khác vào trong chế độ ăn uống là có thể cân bằng âm dương được rồi. Tuy nhiên, những thực phẩm mang tính axit cao thì bắt buộc bạn phải hạn chế, ví dụ như bia rượu và đồ uống có ga, tính axit có ưu điểm là hỗ trợ tiêu hóa, nhưng sự tàn phá của thực phẩm mang tính axit cao còn lớn hơn nhiều lợi ích nó mang lại.
Nhóm thực phẩm có tính axit nhẹ hoặc trung tính (độ PH gần với 7) bao gồm:
- Nhóm thực phẩm họ đậu.
- Sữa chua (không đường)
- Các loại rau củ tươi
- Hầu hết các loại trái cây
- Các loại thảo mộc và gia vị, ngoại trừ muối tinh luyện, mù tạt và hạt nhục đậu khấu
- Đậu lăng
- Trà thảo mộc
- Chất béo như bơ, dầu oliu hoặc các loại hạt (các loại hạt có độ PH nằm trong khoảng từ 5.5 – 6.5)
Nhóm thức ăn này được khuyên rằng nên ăn bởi có nhiều dinh dưỡng, độ axit lại thấp cho nên dễ cân bằng sau chuyển hóa, hoặc dễ cân bằng lúc chế biến.
Bên cạnh đó, sự chuyển hóa thực phẩm đối với cơ thể không giống nhau. Một số loại thực phẩm nguyên gốc có tính axit, nhưng khi được tiêu thụ vào cơ thể lại mang tính kiềm. Thực phẩm thúc đẩy tính kiềm, hoặc thực phẩm ‘tạo cơ sở’, được cho là ngăn ngừa hoặc chống lại tác động của axit dư thừa trong cơ thể. Những thực phẩm này bao gồm hầu hết các loại trái cây và rau quả.
Ngay cả trái cây họ cam quýt, ban đầu chúng có tính axit, nhưng sau khi chuyển hóa lại thúc đẩy tính kiềm. Nếu bạn chú trọng vào sức khỏe thì có thể thường xuyên đi kiểm tra nồng độ PH của nước tiểu, sau đó dựa vào kết quả này để lựa chọn chế độ ăn uống cho thích hợp.
Thực phẩm mang tính kiềm
Chế độ ăn uống giàu axit có thể mang đến một số bất lợi cho sức khỏe. Ví dụ như thừa axit thì cơ thể sẽ tự có chế độ lấy canxi ra cân bằng, từ đó dẫn đến một số bệnh về xương như loãng xương, giòn xốp. Bên cạnh đó việc dư thừa axit còn gây ra bệnh về đường tiêu hóa như đầy hơi, viêm loét dạ dày. Hoặc các bệnh về thận như sỏi thận.
Nói thì ghê gớm vậy thôi, nhưng bạn hãy yên tâm rằng bạn chỉ cần thêm các thực phẩm mang tính kiềm vào trong quá trình ăn uống để cân bằng. Một số ý kiến Lê từng đọc rằng, hãy thay thế thức ăn giàu axit thành thức ăn giàu kiềm. Lê cho rằng không đúng, cốt lõi của chế độ thực dưỡng đó là sự cân bằng âm dương (axit – kiềm) trong thực đơn, chứ không phải bạn cho rằng cái gì tốt thì bạn ăn nhiều và bỏ qua các thứ khác.
Cùng xem nhóm thực phẩm giàu kiềm dưới đây để xem tại sao người ta lại có ý kiến nên thay thế thực phẩm này nhé. Chúng bao gồm:
- Nhóm thực phẩm rau củ tươi
- Quả bơ.
- Nấm
- Bông cải xanh
- Rau bó xôi…
- Mật ong
- Trứng
Hầu hết đều là những loại rau thực vật, mà chúng ta đã quá quen với những lời khuyên nên ăn nhiều loại thực phẩm này rồi. Những thực phẩm này đều được xếp vào nhóm trung tính hoặc kiềm nhẹ. Khi mix cùng với các loại thực phẩm mang tính axit nhẹ khác sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe hơn.
Cũng giống như nhóm thực phẩm axit, khi chuyển hóa vào cơ thể lại mang tính kiềm. Thì một số thực phẩm mang tính kiềm, khi chuyển hóa lại mang tính axit ví dụ như chuối. Do đó, không có cái gì là thập toàn thập mĩ. Theo Lê, cốt lõi của thực dưỡng vẫn là sự cân bằng, bạn không quá chú trọng vào 1 vài loại thực phẩm bạn cho là tốt, mà hãy chú ý bổ sung đa dạng và hợp lý, như vậy sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên vẫn cần lưu ý tránh xa các chất hại nhiều hơn lợi, ví dụ như bia, rượu và các loại chất kích thích.
Cân bằng môi trường axit – bazo trong cơ thể.
Tất cả các kiến thức về sinh lý con người cũng như thu thập bằng chứng từ các thử nghiệm lâm sàng đều hữu ích trong việc hiểu tác động của thực phẩm có tính axit đối với độ pH trong máu và sức khỏe tổng thể.
Theo như ủng hộ giả thuyết axit-tro (tro axit dư lại nếu cơ thể bị dư thừa axit) cho rằng chế độ ăn uống ảnh hưởng đến nồng độ pH trong máu. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng hệ thống đệm của cơ thể sẽ tự điều chỉnh chặt chẽ độ pH trong máu trong một quá trình được gọi là cân bằng nội môi axit-bazơ.
Ví dụ về sự cân bằng này đó là cơ thể sẽ rút đi canxi được lưu trữ trong xương, protein để cân bằng với axit dư thừa trong cơ thể, hoặc có các các cơ chế khác mà cơ thể áp dụng để chống lại sự thay đổi pH trong máu.
Hai cơ chế sau chủ yếu tham gia vào quá trình này:
- Bù trừ bằng hô hấp: Khi nồng độ axit tăng cao thì khiến nhịp thở cũng tăng. Quá trình này sẽ phân hủy axit cacbonic trong máu thành nước và khí cacbonic. Việc thở ra thở ra CO2, giúp trả lại độ pH trong máu về mức bình thường.
- Bồi bổ thận: Thận sản xuất các ion bicarbonat, giúp trung hòa axit trong máu.
Hai cơ chế này rất hiệu quả trong việc cân bằng axit và bazơ khiến cho chế độ ăn uống của một người hầu như không thể có bất kỳ ảnh hưởng nào đến độ pH trong máu.
Khi mức độ PH trong máu giảm xuống dưới độ 7.35 thì cơ thể bắt đầu có vấn đề nghiêm trọng ở chức năng phổi hoặc thận.
Tình trạng này, được gọi là nhiễm toan, đây là sự gây ra sự tích tụ axit trong các mô và chất lỏng và có thể gây tử vong nếu không được điều trị.
Giả thuyết axit – tro có đưa ra dự đoán là dùng muối kiềm hóa sẽ trực tiếp làm giảm nồng độ axit trong máu.
Việc giảm axit này sẽ ngăn chặn sự đào thải canxi từ xương, canxi bị đào thải qua đường nước tiểu. Để kiểm chứng dự đoán này thì các nhà nghiên cứu đã thực hiện đo lường liệu các muối kiềm hóa có làm giảm bài tiết canxi qua nước tiểu hay không.
Theo một nghiên cứu năm 2013, các kết quả ban đầu đã thực sự cho thấy rằng việc sử dụng muối kiềm hóa kali làm giảm lượng canxi trong nước tiểu. Lúc đầu, các nhà nghiên cứu cho rằng đây là đáp án đúng cho giả thuyết tro axit.
Tuy nhiên, sau đó họ nhận ra rằng sự giảm sút lượng canxi từ xương không phải là nguyên nhân gây ra sự sụt giảm canxi trong nước tiểu. Thay vào đó, điều này là do kali ngăn chặn sự hấp thụ canxi dư thừa trong máu.
Nồng độ canxi trong máu càng thấp, lượng canxi được lọc ra ở nước tiểu càng ít.
Không chỉ thế, ở các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên và dài hạn hơn, nghiêm ngặt hơn (RCTs) thì không cho thấy bất kỳ lợi ích nào của muối kiềm hóa. Do đó, các nhà khoa học nhất trí rằng một chế độ ăn uống có tính kiềm không có lợi cho sức khỏe của xương và kết quả tích cực ban đầu có thể là do ngẫu nhiên hoặc do hiệu ứng giả dược .
Một lý do khác khiến mọi người có thể chọn tránh thực phẩm có tính axit là do lo ngại rằng chúng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm một số rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh trào ngược dạ dày thực quản do axit , hay còn gọi là GERD .
Đối với những trái cây và rau quả có tính axit, chẳng hạn như trái cây họ cam quýt, có thể gây kích ứng rối loạn dạ dày trên, tình trạng này cũng có khả năng trở nên trầm trọng hơn khi bạn tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo.
Trái ngược với giả thuyết axit-tro, có những nghiên cứu khác cho thấy không có bằng chứng nào cho thấy thực phẩm có tính axit gây hại cho sức khỏe. Những đánh giá này công bố rằng – đơn giản là không thể thay đổi độ pH của máu chỉ thông qua chế độ ăn uống. Độ PH này sẽ được cơ thể tự tổng hợp dựa theo cơ chế riêng của từng cơ quan trong cơ thể.
Mặc dù vậy, cái gọi là chế độ ăn kiêng kiềm hóa bao gồm chủ yếu là trái cây và rau quả có ưu điểm là rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa . Nhờ các chất dinh dưỡng này, cơ thể chúng ta có thể đạt được nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Tuy vậy, những lợi ích này không liên quan đến sự thay đổi độ pH trong máu.
Những người thích hợp với chế độ ăn giảm axit là những người mà thực phẩm có tính axit được cho là gây ra các triệu chứng hoặc rối loạn dạ dày trên.
Tóm lại
Chế độ ăn thực dưỡng yêu cầu bạn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ các loại hạt, ngũ cốc, và rau củ. Bên cạnh đó yêu cầu bạn cân bằng âm dương (axit bazo) có trong thực phẩm để tránh gây ra các loại bệnh. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều nghiên cứu hay giả thuyết được đưa ra để chứng minh cho các luận điểm về cân bằng âm dương này, thì chúng vẫn không có đủ các bằng chứng thuyết phục.
Cho nên Lê khuyên bạn đọc để hiểu hơn về tính chất từng loại thực phẩm, từ đó bổ sung dinh dưỡng một cách lành mạnh và hợp lý. Thực dưỡng là ăn uống các loại dưỡng chất sao cho có lợi cho cơ thể. Sự “có lợi” hay “có hại” phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà bạn khó lòng biết chính xác 100%.
Nhìn chung thì chế độ ăn giàu kiềm hay giàu axit mà tốt cho sức khỏe thì nó dựa trên các loại thực phẩm tươi, không qua chế biến chứ không phải nó lành mạnh bởi vì nó mang tính axit hay kiềm.
Nguồn tham khảo:
1. Chế độ ăn kiêng thực dưỡng:
2. Tính axit và bazo trong thực phẩm:
Hai cơ chế này rất hiệu quả trong việc cân bằng axit và bazơ khiến cho chế độ ăn uống của một người hầu như không thể có bất kỳ ảnh hưởng nào đến độ pH trong máu.Khi mức độ PH trong máu giảm xuống dưới độ 7.35 thì cơ thể bắt đầu có vấn đề nghiêm trọng ở chức năng phổi hoặc thận.Tình trạng này, được gọi là nhiễm toan, đây là sự gây ra sự tích tụ axit trong các mô và chất lỏng và có thể gây tử vong nếu không được điều trị.Giả thuyết axit – tro có đưa ra dự đoán là dùng muối kiềm hóa sẽ trực tiếp làm giảm nồng độ axit trong máu.Việc giảm axit này sẽ ngăn chặn sự đào thải canxi từ xương, canxi bị đào thải qua đường nước tiểu. Để kiểm chứng dự đoán này thì các nhà nghiên cứu đã thực hiện đo lường liệu các muối kiềm hóa có làm giảm bài tiết canxi qua nước tiểu hay không.Theo một nghiên cứu năm 2013, các kết quả ban đầu đã thực sự cho thấy rằng việc sử dụng muối kiềm hóa kali làm giảm lượng canxi trong nước tiểu. Lúc đầu, các nhà nghiên cứu cho rằng đây là đáp án đúng cho giả thuyết tro axit.Tuy nhiên, sau đó họ nhận ra rằng sự giảm sút lượng canxi từ xương không phải là nguyên nhân gây ra sự sụt giảm canxi trong nước tiểu. Thay vào đó, điều này là do kali ngăn chặn sự hấp thụ canxi dư thừa trong máu.Nồng độ canxi trong máu càng thấp, lượng canxi được lọc ra ở nước tiểu càng ít.Không chỉ thế, ở các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên và dài hạn hơn, nghiêm ngặt hơn (RCTs) thì không cho thấy bất kỳ lợi ích nào của muối kiềm hóa. Do đó, các nhà khoa học nhất trí rằng một chế độ ăn uống có tính kiềm không có lợi cho sức khỏe của xương và kết quả tích cực ban đầu có thể là do ngẫu nhiên hoặc do hiệu ứng giả dược .Một lý do khác khiến mọi người có thể chọn tránh thực phẩm có tính axit là do lo ngại rằng chúng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm một số rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh trào ngược dạ dày thực quản do axit , hay còn gọi là GERD .Đối với những trái cây và rau quả có tính axit, chẳng hạn như trái cây họ cam quýt, có thể gây kích ứng rối loạn dạ dày trên, tình trạng này cũng có khả năng trở nên trầm trọng hơn khi bạn tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo.Trái ngược với giả thuyết axit-tro, có những nghiên cứu khác cho thấy không có bằng chứng nào cho thấy thực phẩm có tính axit gây hại cho sức khỏe. Những đánh giá này công bố rằng – đơn giản là không thể thay đổi độ pH của máu chỉ thông qua chế độ ăn uống. Độ PH này sẽ được cơ thể tự tổng hợp dựa theo cơ chế riêng của từng cơ quan trong cơ thể.Mặc dù vậy, cái gọi là chế độ ăn kiêng kiềm hóa bao gồm chủ yếu là trái cây và rau quả có ưu điểm là rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa . Nhờ các chất dinh dưỡng này, cơ thể chúng ta có thể đạt được nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Tuy vậy, những lợi ích này không liên quan đến sự thay đổi độ pH trong máu.Những người thích hợp với chế độ ăn giảm axit là những người mà thực phẩm có tính axit được cho là gây ra các triệu chứng hoặc rối loạn dạ dày trên.Chế độ ăn thực dưỡng yêu cầu bạn, ngũ cốc, và rau củ. Bên cạnh đó yêu cầu bạn cân bằng âm dương (axit bazo) có trong thực phẩm để tránh gây ra các loại bệnh. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều nghiên cứu hay giả thuyết được đưa ra để chứng minh cho các luận điểm về cân bằng âm dương này, thì chúng vẫn không có đủ các bằng chứng thuyết phục.Cho nên Lê khuyên bạn đọc để hiểu hơn về tính chất từng loại thực phẩm, từ đó bổ sung dinh dưỡng một cách lành mạnh và hợp lý. Thực dưỡng là ăn uống các loại dưỡng chất sao cho có lợi cho cơ thể. Sự “có lợi” hay “có hại” phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà bạn khó lòng biết chính xác 100%.1. Chế độ ăn kiêng thực dưỡng: https://www.verywellfit.com/macrobiotic-diet-89875 2. Tính axit và bazo trong thực phẩm: https://www.medicalnewstoday.com/articles/322557#takeaway