Chất thải công nghiệp là gì? quy trình xử lý rác thải công nghiệp

Chất thải công nghiệp là gì? – phân loại, định nghĩa và ảnh hưởng của chất thải công nghiệp đối với môi trường

Chất thải công nghiệp gồm những gì? trong quá trình vận hành, sản xuất, chế biến nguyên vật liệu. Các nhà máy xí nghiệp đều phát sinh ra nhiều loại chất thải trong đó có. Chất thải công nghiệp thông thường và chất thải công nghiệp nguy hại cần được thu gom và xử lý cẩn thận để không ảnh hưởng đến con người và môi trường.

Chất thải công nghiệp là gì? tại sao phải xử lý chất thải công nghiệp?

#Chất thải công nghiệp là gì? – Khái niệm chất thải đầy đủ, chi tiết nhất

Chất thải công nghiệp thường phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh hay sinh hoạt của nhà máy, xí nghiệp, theo nhiều dạng thông qua nhiều hoạt động công nghiệp như chế biến và đóng gói thực phẩm, in ấn, dệt may, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng hay các thiết bị điện tử, …

Mỗi nhóm ngành công nghiệp sẽ tạo ra những loại chất thải công nghiệp đặc trưng chứa những thành phần hoá học khác nhau. Chủ yếu là 2 nhóm chất thải chính, đó là chất thải công nghiệp nguy hại và chất thải thông thường. Vì vậy, doanh nghiệp cần có những hướng xử lí chuyên biệt.

#Chất thải công nghiệp thông thường là gì?

Chất thải công nghiệp thông thường bao gồm tất cả các loại thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh hay sinh hoạt của một doanh nghiệp. Tuy không mang nhiều hiểm hoạ như chất thải nguy hại, nhóm thải này vẫn cần được xử lí chặt chẽ nhằm tránh những tác động xấu đến môi trường sống và sức khoẻ con người.

Chất thải thông thường phát sinh theo nhiều dạng thông qua nhiều hoạt động công nghiệp như chế biến và đóng gói thực phẩm, in ấn, dệt may, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng hay các thiết bị điện tử, …

Mỗi nhóm ngành công nghiệp sẽ tạo ra những loại chất thải đặc trưng chứa những thành phần hoá học khác nhau, chủ yếu là 2 nhóm chất thải chính, đó là chất thải nguy hại và chất thải thông thường. Vì vậy, doanh nghiệp cần có những hướng xử lí chuyên biệt.

#Phân loại chất thải công nghiệp thông thường

Dựa vào thành phần hoá học và các hợp chất có mặt mà người ta chia chất thải công nghiệp thông thường thành 4 nhóm chính:

  • Nhóm 1: Nhóm chứa các kim loại không độc hại
  • Nhóm 2: Chứa các hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ không độc hại như than hoạt tính, thạch cao, cặn boxit, thuỷ tinh, gốm xứ, …
  • Nhóm 3: Chất thải chứa kim loại nặng hoặc nhựa không lẫn với chất bẩn khác như da, cao su, tro, mùn, …
  • Nhóm 4: Chứa các thành phần vô cơ và hưu cơ không độc hại phát sinh từ quy trình đóng gói như giấy, keo dán, nhựa,…

Chất thải công nghiệp thông thường là một nhóm nguồn thải phổ biến phát sinh trong mọi cơ sở kinh doanh, sản xuất. Tuy không quá độc hại, nhóm chất thải này vẫn cần được xử lí nghiêm ngặt để tránh gây ô nhiễm môi trường và bảo vệ sinh vật sống.

Chất thải nguy hại là gì? Phân loại chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại là gì? Phân loại chất thải nguy hại

#Phân loại chất thải nguy hại

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng nhanh thì các loại chất thải nguy hại càng trở nên phổ biến và phát tán rộng rãi ra môi trường. Việc phân loại chất thải nguy hại giúp mỗi cá nhân có thêm thông tin để có hướng xử lí và phòng tránh những hiểm hoạ tiềm ẩn từ nhóm nguồn thải này.

#Chất thải nguy hại là gì?

Ở từng nền văn hoá khác nhau lại có một cách định nghĩa riêng về chất thải nguy hại. Tuy nhiên, chung quy lại, chất thải nguy hại bao gồm những chất thải chứa chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp ( dễ cháy nổ, ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, và các đặc tính nguy hại khác), hoặc khi kết hợp, tương tác với những hợp chất khác gây nguy hại cho môi trường lẫn sức khoẻ con người.

#Phân loại chất thải nguy hại

Đa số các hoạt động sàn xuất công nghiệp đều phát sinh ra những chất thải nguy hại. Dựa vào đặc tính của chúng mà người ta có thể phân chia nhóm chất thải này thành nhiều nhóm nhỏ hơn.

1. Tính cháy

  • Là chất lỏng hay dung dịch chứa lượng alcohol < 24%
  • Chất thải lỏng ( hoặc không là chất lỏng) có tính dễ cháy khi ma sát, hấp phụ chất lỏng hoặc tự biến đổi hoá học.
  • Là khí nén
  • Là chất oxy hóa

2. Tính ăn mòn

  • Là chất lỏng có PH <= 2 hay >= 12.5
  • Là chất lỏng có tốc độ ăn mòn thép lớn hơn 6.35 mm (0.25 inch) một năm ở nhiệt độ thí nghiệm là 550C (1300F).

3. Tính phản ứng

  • Thường không ổn định
  • Phản ứng mãnh liệt với nước và có khả năng nổ khi tiếp xúc với nước
  • Khi trộn với nước chất thải sinh ra khí độc, bay hơi hoặc khói với lượng có thể nguy hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường.
  • Là chất thải chứa cyanide hay sulfide ở điều kiện pH giữa 2 và 11.5 có thể tạo ra khí độc, hơi hoặc khói với lượng có thể nguy hại cho sức
  • khỏe con người hoặc môi trường.
  • Chất thải có thể nổ hoặc phản ứng gây nổ nếu tiếp xúc với nguồn kích nổ mạnh hoặc nếu được gia nhiệt trong thùng kín.
  • Chất thải có thể dễ dàng nổ hoặc phân hủy nổ, hay phản ứng ở nhiệt độ và áp suất chuẩn.
  • Chất nổ bị cấm theo định luật.

4. Đặc tính độc: chứa nồng độ chất độc vượt quá mức quy định dựa trên bảng “Nồng độ tối đa của chất ô nhiễm với đặc tính độc theo RCRA (Mỹ)”.

Việc phân loại chất thải nguy hại giúp đơn giản hoá quá trình xử lí chất nguy hại. Từ đó việc quản lí nguồn thải này và bảo vệ môi trường cũng trở nên đơn giản, hiệu quả hơn.

XỬ LÝ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP THÁI AN – LÀM THẬT 100%

Cam kết hoàn tiền và chịu phạt gấp đôi nếu xử lý chất thải không đúng với hợp đồng đã ký với khách hàng.

GỌI NGAY: 0945 667 887