Chất Lượng Sản Phẩm Và Các Chỉ Tiêu Đánh Giá | Học Viện Tư Vấn – Đào Tạo PMS
Chất lượng sản phẩm chính là biểu hiện, là kết quả của quản lý chất lượng. Quản lý tốt thì sản phẩm sản xuất ra đảm bảo theo yêu cầu đã được đặt ra. Nó còn phản ánh công tác quản lý đã thực hiện đúng các chức năng nhiệm vụ của chuyên viên quản lý chất lượng trong quá trình tạo ra sản phẩm.
1. Chất lượng sản phẩm là gì?
Nó là một phạm trù phức tạp có ý nghĩa về kinh tế – xã hội mang tính trừu tượng. Dưới mỗi góc độ nhìn nhận khác nhau, ta có quan niệm về chất lượng sản phẩm khác nhau:
-
Theo Giáo sư Juran “Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu”
-
Theo Giáo sư Crosby “Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định”
-
Theo Giáo sư Ishikawa “Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất”
Theo quan điểm của nhà sản xuất, những sản phẩm được tạo ra đảm bảo chất lượng khi thỏa mãn một tập hợp những tiêu chí, thước đo, tiêu chuẩn, quy cách được đặt ra từ trước. Dưới góc độ của thị trường thì chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với mục đích và yêu cầu của người sử dụng. Còn theo cách tiếp cận của người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
>> Xem thêm: Chuyên viên kiểm soát chất lượng QC
Theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization – ISO) định nghĩa trong ISO 9000: “Chất lượng là tập hợp các tính năng của sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu (mong muốn) của người tiêu dùng và mang lại sự hài lòng cho khách bằng cách cải tiến sản phẩm (hàng hóa) và làm cho chúng không có bất kỳ khiếm khuyết hoặc khiếm khuyết nào.”
2. Chất lượng sản phẩm có những đặc điểm gì?
>>> Xem thêm: Chuyên Viên QA Chuyên Nghiệp
2.1 Được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
Sản phẩm dù có tiên tiến và sử dụng trình độ công nghệ cao đến đâu nhưng không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì vẫn sẽ bị đánh giá là kém chất lượng.
2.2 Mang tính tương đối và biến động theo không gian và thời gian
Chất lượng sản phẩm ở từng giai đoạn và thời kỳ sẽ khác nhau do trình độ khoa học kỹ thuật phát triển và nhu cầu của khách hàng ngày một nhiều. Vì vậy, nó chỉ được đánh giá theo từng thời điểm. Đây là một đặc điểm mà các nhà quản trị lưu ý để cải tiến sản phẩm cho phù hợp với từng giai đoạn khác nhau.
2.3 Mỗi thị trường có một quan điểm về chất lượng khác nhau
Tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm còn tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu của mỗi thị trường, quốc gia và vùng địa lý. Vì vậy, các Doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ thị trường và thực hiện những thay đổi về sản phẩm để phù hợp với thị trường trước khi thực hiện thâm nhập thị trường
2.4 Chất lượng vừa mang tính trừu tượng vừa mang tính cụ thể
Tính trừu tượng của sản phẩm thể hiện qua sự phù hợp và nhận thức của khách hàng về sản phẩm. Nâng cao tiêu chí này sẽ tăng sức hút của sản phẩm đối với khách hàng, nhờ đó mà tăng doanh thu sản phẩm.
3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm
Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm gồm 2 hệ thống chỉ tiêu: Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu xác định chất lượng trong chiến lược phát triển kinh doanh. Hệ thống các chỉ tiêu nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hoá trong sản xuất kinh doanh.
>>> Xem thêm: Quản Lý Chất Lượng Là Gì Và Các Nguyên Tắc Quản Lý Chất Lượng
3.1 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu xác định chất lượng trong chiến lược phát triển kinh tế.
Mục đích: Nhằm kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, kéo dài thời gian cạnh tranh trên thị trường.
-
Chỉ tiêu công nghệ: Đặc trưng cho quy trình chế tạo sản phẩm cho chất lượng cao, tiết kiệm nguyên vật liệu, chi phí thấp, hạ giá thành.
-
Chỉ tiêu thống nhất hoá: Đặc trưng tính hấp dẫn các linh kiện phụ tùng trong sản xuất hàng loạt.
-
Chỉ tiêu độ tin cậy: Đảm bảo thông số kỹ thuật làm việc trong khoảng thời gian nhất định.
-
Chỉ tiêu độ an toàn: Đảm bảo thao tác an toàn đối với công cụ sản xuất cũng như đồ dùng sinh hoạt gia đình.
-
Chỉ tiêu kích thước: gọn nhẹ thuận tiện trong sử dụng trong vận chuyển.
-
Chỉ tiêu sinh thái: Mức gây ô nhiễm môi trường.
-
Chỉ tiêu lao động: Là mối quan hệ giữa người sử dụng với sản phẩm. Ví dụ: Công cụ dụng cụ phải được thiết kế phù hợp với người sử dụng để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ và cơ thể.
-
Chỉ tiêu thẩm mỹ: Tính chân thật, hiện đại hoặc dân tộc, sáng tạo phù hợp với quan điểm mỹ học chân chính.
-
Chỉ tiêu sáng chế phát minh: chấp hành nghiêm túc pháp lệnh bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền sáng chế phát minh.
3.2 Hệ thống các chỉ tiêu kiểm tra đánh giá chất lượng trong sản xuất kinh doanh.
-
Nhóm chỉ tiêu sử dụng: Đây là nhóm mà người tiêu dùng quan tâm nhất và thường dùng để đánh giá chất lượng sản phẩm
-
Nhóm chỉ tiêu công nghệ
-
Nhóm chỉ tiêu hình dáng thẩm mỹ
-
Nhóm tiêu chuẩn về bao gói ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản.
-
Nhóm các chỉ tiêu về nguyên tắc thủ tục: quy định những nguyên tắc thủ tục, những yêu cầu cần thiết nhằm bảo quản cho quá trình hoạt động thống nhất, hợp lý và có hiệu quả.
-
Nhóm chỉ tiêu kinh tế: Chi phí sản xuất, giá cả, chi phí trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Học viện PMS
—————————————————————————————————————–
Để tìm hiểu thêm các khóa học khác tại Học viện PMS, các Anh/Chị vui lòng liên hệ:
Trụ sở: Tầng 9, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 102 Nguyễn Xí, P 26, Quận Bình Thạnh, TP HCM
CN Bình Dương: Đại học Quốc Tế Miền Đông, Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Hòa Phú, Thành phố mới Bình Dương, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 028 7300 6069