Chất lượng dịch vụ thư viện là gì? Khái niệm, Vai trò của thư viện

Rate this post

Chất lượng dịch vụ thư viện là gì? Khái niệm, Vai trò của thư viện hiện nay là gì? Để hỗ trợ các bạn học viên đang tìm kiếm tài liệu để hoàn thành bài luận văn thạc sĩ ngành quản lý kinh tế về chất lượng dịch vụ của mình. Luận văn Panda có sưu tầm được một số nguồn tài liệu chính thống, cũng như một số tài liệu liên quan đến luận văn thạc sĩ ngành quản lý kinh tế. Nhằm hỗ trợ các bạn học viên tham khảo được nhiều luận văn hơn tại luanvanpanda.com các bạn có thể thảm khảo tại đây.

Ngoài ra, để hỗ trợ thêm cho nhiều bạn học viên đang tìm kiếm tài liệu luận văn chuyên ngành thạc sĩ quản lý kinh tế, và những tài liệu liên quan đến luận văn nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, Luận văn Panda có chia sẻ nhiều tài liệu luận văn chọn lọc nhằm hỗ trợ các bạn học viên đang làm luận văn được tốt hơn. Các bạn có thể tham khảo nhiều bài luận văn tại đây.

====>>>> Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng

1. Khái niệm thư viện là gì?

Thuật ngữ thư viện xuất phát từ chữ Hy Lạp Bibliotheca, Biblio nghĩa là sách, theca nghĩa là nơi bảo quản. Hiểu theo nghĩa đen thư viện là nơi bảo quản sách, là nơi tàng trữ sách báo. Trong Đại từ điển tiếng Việt, thư viện được định nghĩa là “Nơi lưu trữ nhiều sách báo, tài liệu để cho mọi người đến mượn đọc” [30; tr.1611], còn theo ALA – Từ điển giải nghĩa Thư viện học và Tin học Anh – Việt thì định nghĩa thư viện là “Một sưu tập những tài liệu đã được tổ chức để đáp ứng nhu cầu của một nhóm người mà thư viện có bổn phận phục vụ, để cho họ có thể sử dụng cơ sở của thư viện, truy dụng thư tịch cũng như trao dồi kiến thức của họ.” [11; tr.118]. Hiểu theo nghĩa bóng thư viện là kho tàng chứa tất cả của cải tinh thần của loài người, là trường học tư tưởng con người, dạy cho con người có năng lực lao động và giáo dục kiến thức. Ngày nay thư viện được xem như nơi chứa đựng trí tuệ của nhân loại, nơi bảo tồn các giá trị văn hóa của nhân loại, là trung tâm thông tin. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn học Liên hợp quốc (UNESCO) định nghĩa:“Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí”. Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của thư viện trường đại học ban hành theo Quyết định số 13/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 10/03/2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, tại Điều 5 có quy định:“Thư viện trường đại học là một đơn vị trong cơ cấu tổ chức của trường đại học có lãnh đạo thư viện và các phòng (hoặc tổ) chuyên môn, nghiệp vụ.” [2]

Vấn đề phân định các loại hình thư viện là một trong những vấn đề được quan tâm trong thư viện học. Xác định chính xác thư viện thuộc loại hình nào cho phép phân biệt các nhiệm vụ, chức năng, mối quan hệ, mức độ tổ chức của các thư viện tùy thuộc vào đặc điểm này hay đặc điểm khác của từng loại hình. Để phân chia các loại hình thư viện, người ta căn cứ vào các đặc điểm giống nhau hay khác nhau của thư viện để phân chúng thành từng nhóm. Các dấu hiệu để phân biệt đó nhờ vào chức năng, nhiệm vụ của thư viện, vào nội dung tài liệu, đối tuợng phục vụ, phương thức phục vụ, dấu hiệu lãnh thổ, cách quản lý, người sở hữu, loại hình tài liệu…. Cách phân chia các loại hình trên thế giới cho đến nay chưa hoàn toàn thống nhất, mỗi nước theo quan điểm của các nhà thư viện học, có những nét đặc thù riêng. Do vậy cách phân định các loại hình thư viện là không đồng nhất.

Theo Liên hiệp Hội thư viện thế giới – IFLA phân chia thư viện thành ba loại:

  1. Các thư viện nghiên cứu tổng quát bao gồm:
  • Thư viện quốc gia
  • Thư viện quốc hội
  • Thư viện quốc gia đại học và thư viện các viện nghiên cứu
  1. Các thư viện chuyên ngành gồm:
  • Thư viện Hành chính
  • Thư viện Khoa học xã hội
  • Thư viện Địa lý, bản đồ
  • Thư viện Khoa học kỹ thuật
  • Thư viện Sinh học và y học
  • Thư viện Nghệ thuật
  1. Các thư viện quần chúng bao gồm:
  • Thư viện công cộng
  • Thư viện phục vụ người tàn tật
  • Thư viện phục vụ các dân tộc tiểu số
  • Thư viện cho người mù
  • Thư viện thiếu nhi
  • Thư viện trường học phổ thông
  • Thư viện lưu động

Bên cạnh đó theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn học Liên hợp quốc (UNESCO) phân chia thư viện thành 6 loại:

  1. Thư viện quốc gia
  2. Thư viện các trường đại học
  3. Thư viện trường học (các loại khác)
  4. Thư viện tổng hợp công cộng lớn và rất lớn
  5. Thư viện chuyên ngành: của các thư viện nghiên cứu, tổ chức xã hội, ngành, công đoàn
  6. Thư viện công cộng cho mọi người.

Theo Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 28/12/2000, tại Điều 16 đã quy định hệ thống thư viện Việt Nam được phân chia thành các loại hình như sau:

Thư viện công cộng bao gồm:

  • Thư viện quốc gia Việt Nam
  • Thư viện do Ủy ban nhân dân các cấp thành lập.

Thư viện chuyên ngành, đa ngành bao gồm:

  • Thư viện của Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học
  • Thư viện của nhà trường và các cơ sở giáo dục khác
  • Thư viện của cơ quan nhà nước
  • Thư viện của đơn vị vũ trang nhân dân
  • Thư viện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp.

Ngoài ra, để hỗ trợ thêm cho nhiều bạn học viên đang tìm kiếm tài liệu luận văn chuyên ngành thạc sĩ quản lý kinh tế, và những tài liệu liên quan đến luận văn thạc sĩ, Luận văn Panda có chia sẻ nhiều tài liệu luận văn chọn lọc nhằm hỗ trợ các bạn học viên đang làm luận văn được tốt hơn. Các bạn có thể tham khảo nhiều bài luận văn tại đây.

====>>>> KHO 999 +  Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế

2. Khái niệm Thư viện số

Với sự phát triển của khoa học thông tin, xu thế phát triển của thư viện số đã trở thành một phần chủ đạo trong toàn cảnh hoạt động thông tin thư viện. Bởi nhu cầu dùng tin nhờ vào sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật, người sử dụng thư viện ở khoảng cách xa nhưng vẫn yêu cầu thư viện cung cấp dịch vụ thông tin thông qua các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số. Xu hướng phát triển của các cộng đồng thư viện trên thế giới hiện nay là tiến đến số hóa và kết nối để thu hẹp diện tích và khoảng cách địa lý. Như nhận xét của Nguyễn Hữu Viêm (2016) thì “Xét cho cùng, quá trình chuyển đổi từ thư viện truyền thống sang thư viện hiện đại, cái đích cuối cùng là thư viện số. Điều đó có nghĩa, một phần quan trọng của quá trình này là số hóa các tài liệu thành văn đã có từ trước của dân tộc.” [29; tr.13]

Nhận định trên cho thấy thư viện số là một hướng đi cấp thiết của thư viện Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và thư viện số là đích đến của thư viện hiện đại. Theo định nghĩa của Liên đoàn Thư viện số thế giới – DLF thì:

Thư viện số là một tổ chức cung cấp tài nguyên, bao gồm cả đội ngũ chuyên nghiệp, để chọn lọc, cấu trúc, cung ứng truy cập, biên dịch, phân phối, bảo quản nguyên vẹn, và đảm bảo bền vững theo thời gian những bộ sưu tập kỹ thuật số để sẵn sàng phục vụ cộng đồng một cách kinh tế. [6; tr.15]

Qua đó cho thấy, nghiên cứu về thư viện số xoay quanh nhiều vấn đề như là yếu tố công nghệ, yếu tố xã hội, vai trò của người dùng trong thư viện. Bên cạnh đó, thư viện số cũng liên quan đến nhiều ngành khoa học và lĩnh vực khác nhau. Phần quan trọng không kém đó là xây dựng bộ sưu tập số để tạo thuận lợi cho người dùng tin và khuyến khích người dùng trao đổi nhiều hơn. Khi nghiên cứu về thư viện số trên thế giới, Nguyễn Hoàng Sơn (2014) cho rằng thư viện số hàm chứa những đặc trưng sau:

  1. Nghiên cứu thư viện số không chỉ hoàn toàn mang yếu tố công nghệ (hạ tầng mạng, máy chủ/trạm, phần mềm, dữ liệu, số hóa, nội dung số, CSDL, công nghệ web,…) mà còn mang cả yếu tố xã hội (giao tiếp người – máy tính, người dùng tin, kiến thức thông tin, chính sách phát triển thông tin, bản quyền số, văn hóa, giáo dục, khoa học, ngôn ngữ,…).
  2. Nghiên cứu thư viện số là giao thoa của nhiều ngành khoa học và lĩnh vực nghiên cứu: máy tính, thông tin thư viện, quản trị tri thức, hệ thống thông tin, giao tiếp người – máy tính, Web, tìm kiếm thông tin, lưu trữ thông tin.
  3. Tiếp cận thư viện số dưới góc độ ngành Thông tin – Thư viện, các chủ đề nghiên cứu thư viện số bao gồm: phát triển sưu tập số, các vấn đề thiết kế và phương pháp, giao diện người dùng, tổ chức thông tin số, phân loại và định chỉ số thông tin số, phát hiện nguồn tin số, siêu dữ liệu, quản lý và truy cập dữ liệu, nghiên cứu người dùng tin, tìm tin, các vấn đề pháp lý – xã hội, đánh giá thông tin số và thư viện số, các tiêu chuẩn, lưu trữ số, quản lý thư viện số, tương lai thư viện số. [18; tr.5]

Trên cơ sở đó, để xây dựng thư viện số thì nhà quản lý thư viện phải thiết kế cơ sở vật chất hạ tầng đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của việc truyền tải dữ liệu, liên kết dữ liệu và trao đổi thông tin. Bên cạnh đó, xây dựng kho dữ liệu số hóa cũng được đặt ra cho phù hợp. Hai vấn đề liên quan mật thiết đó là xây dựng sở hạ tầng kỹ thuật và xây dựng kho tài liệu số hóa để bảo đảm cho hoạt động của thư viện số như Đoàn Phan Tân (2007) nhận xét:

  1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thư viện điện tử: Thư viện điện tử đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đủ mạnh, bao gồm: Mạng Intranet có tốc độ kết nối nhanh với Internet; Hệ thống máy chủ lớn thực hiện các chức năng quản trị khác nhau như: web, mail, truyền tệp, lưu và bảo trì dữ liệu; Hệ thống máy trạm để cập nhật và khai thác thông tin; Các thiết bị công nghệ chuyên dụng như: máy quét, máy in, máy sao CD, thiết bị in và đọc mã vạch.
  2. Xây dựng kho tài liệu số hóa: Phần cốt lõi của thư viện điện tử là kho tài liệu số hoá. Vì vậy xây dựng kho tài liệu số hoá được coi là công việc quan trọng hàng đầu trong xây dựng thư viện điện tử. Kho tài liệu này có thể xây dựng theo ba cách sau đây:
  3. Chuyển đổi một phần tài liệu của thư viện sang dạng số bằng phương pháp quét hay nhập lại thông tin từ bàn phím. Việc số hóa toàn bộ tài liệu của thư viện là một việc làm ảo tưởng. Vì vậy cần xác định mức độ ưu tiên của tài liệu cần chuyển đổi như: tài liệu có giá trị sử dụng cao, tài liệu quý hiếm, tài liệu mới.
  4. Sưu tầm các nguồn tài liệu điện tử mới bằng cách mua, trao đổi các tài liệu điện tử đã xuất bản, hoặc tải về từ Web. Trong trường hợp sau phải lưu ý đến vấn đề bản quyền.
  5. Xây dựng các liên kết, tạo khả năng truy nhập đến các nguồn thông tin trên Internet, nhất là nguồn của các cơ quan có cùng dạng chuyên đề bao quát. Tạo lập và phát triển kho tài liệu số hoá là vấn đề lớn nhất trong xây dựng thư viện điện tử. Công việc này đòi hỏi phải có đầu tư lớn về công sức và tài chính. [19; tr.13]

Tóm lại, đối với người dùng tin thì điều quan tâm là bộ sưu tập thông tin trong thư viện số có bao gồm nhiều tài liệu dưới nhiều dạng thức khác nhau hay không, yêu cầu các tài liệu có một giao diện đồng nhất để người dùng tin có thể truy cập các tài liệu một cách tự động và đồng nhất. Biết cách truy tìm dựa trên những chỉ mục khác nhau bao gồm trong toàn văn và siêu dữ liệu. Biết lướt tìm dựa trên những siêu dữ liệu và thông tin được tóm tắt từ những toàn văn của tài liệu. Cấu trúc hỗ trợ cho cả hai việc truy tìm và lướt tìm được tạo ra trong suốt quá trình xây dựng sưu tập của thư viện số. Một khi tài liệu mới xuất hiện, nó có thể được người dùng kết nạp vào sưu tập bằng cách tái xây dựng của riêng họ.

3. Vai trò của thư viện trường đại học

Thư viện góp phần đắc lực vào việc năng cao chất lượng đào tạo, để đào tạo ra con người có khả năng về khoa học công nghệ, khả năng về kỹ thuật, tư duy kỹ thuật, đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của khoa học, công nghệ mới, có phẩm chất đạo đức, với bản lĩnh chính trị vững vàng để hội nhập vào nền kinh tế thới giới trong xu thế toàn cầu hóa ngày một gia tăng trong thị trường thế giới cạnh tranh hết sức quyết liệt. Chính vì vậy mà thư viện có vai trò rất quan trọng trong xã hội như Bùi Loan Thùy và Lê Văn Quyết (2001: 37) trình bày như sau:

  1. Thư viện là kho vàng của nền văn hóa dân tộc.
  2. Thư viện là trung tâm luân chuyển sách báo rộng rãi trong đông đảo quần chúng nhân dân lao động, là nơi sử dụng sách, tài liệu mang tính tập thể xã hội hợp lý nhất và tiết kiệm nhất.
  3. Thư viện giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhân lực cho đất nước.
  4. Thư viện góp phần đắc lực phát triển sản xuất, phát trển các ngành kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật.
  5. Thư viện là trung tâm thông tin, tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận nhanh chóng tới tri thức và thông tin ở tất cả các dạng thức.

Bên cạnh đó, Trần Thị Kim Thanh (2015) cũng đề cập vai trò quan trọng của việc làm cầu nối thông tin giữa giáo viên và học sinh. Cán bộ thư viện là cầu nối giữa nguồn tài nguyên thông tin và người dùng tin. Thư viện đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay, bởi nó tạo ra môi trường tự học, tự nghiên cứu, kích thích sự chủ động, sáng tạo, ở cả giảng viên và sinh viên. Còn đối với Nguyễn Thị Mai Trang và Trần Xuân Thu Hương (2010) đã chỉ ra rằng trong các nghiên cứu trước đây đã cho thấy có mối quan hệ dương giữa trường đại học có thư viện tốt thì kết quả học tập của sinh viên cũng cao hơn trường có thư viện không tốt. Theo đó, thư viện đại học còn là một tiêu chí quan trọng để đánh giá trong xếp hạng các trường đại học theo Quyết định số 771/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 thì:“Thư viện của trường đại học có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên và người học. Có thư viện điện tử được nối mạng, phục vụ dạy, học và nghiên cứu khoa học có hiệu quả.” [16]

Ngoài ra, thư viện đại học còn có một vai trò quan trọng khác như nghiên cứu của Oakleaf (2010: 16) còn cho thấy vai trò của thư viện trong việc làm tăng thêm danh tiếng và uy tín của trường đại học:

  1. Thư viện giúp các khoa tự tuyển dụng hoặc giữ chân giảng viên thông qua việc xây dựng nguồn tài liệu hỗ trợ hoạt động cho các khoa chuyên môn.
  2. Thư viện sẽ mang lại các thế mạnh cho trường khi thư viện đạt được các giải thưởng hoặc có những điểm đặc trưng riêng biệt.
  3. Dịch vụ thư viện và các nguồn lực của trường đại học góp phần vào việc phục vụ học tập của cộng đồng tại địa phương, quốc gia và trên toàn cầu.
  4. Thư viện có nguồn tài liệu đặc biệt, các nguồn tư liệu có giá trị cao so với các thư viện khác. [55; tr.16]

Tóm lại, thư viện trường đại học là nơi để sinh viên học tập và nghiên cứu, đồng thời cũng là nơi hỗ trợ cho việc phát triển công cộng trong quá trình phổ cập kiến thức đến cộng đồng dân cư. Đồng thời thư viện cũng là nơi thể hiện vai trò, vị trí của trường đại học trong quá trình đào tạo.

Ngoài ra, để hỗ trợ và giúp đỡ cho các bạn học viên đang làm bài luận văn thạc sĩ ngành quản lý kinh tế được tốt hơn, Luận văn Panda có hỗ trợ các bạn bảng giá viết thuê luận văn thạc sĩ, và quy trình làm việc của Luận văn Panda các bạn có nhu cầu tham khảo thì truy cập tại đây nhé.

===>>> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ