Chấn thương dây chằng chéo trước để lại biến chứng gì?

Đứt dây chằng chéo trước là một chấn thương mà các vận động viên thể thao thường hay gặp phải và lo ngại nhất. Đây là một tình trạng để lại khá nhiều di chứng do vậy mọi người cần phải nắm rõ cách phòng ngừa nhằm giảm thiểu tình huống này xảy ra. Bài viết dưới đây bệnh viện Phương Đông chia sẻ những thông tin về chấn thương dây chằng trước một cách tổng quan nhất.

Tổng quan về chấn thương dây chằng chéo trước

Chấn thương dây chằng chéo trước là tình trạng có vết rách hoặc bong gân ở dây chằng chéo trước – một trong những dây chằng chính ở đầu gối.

Chấn thương này thường xảy ra với những người hay chơi các môn thể thao liên quan đến việc ngừng đột ngột hay phải thay đổi hướng đi đột ngột như môn bóng rổ, trượt tuyết, bóng đá,…

Tùy thuộc vào mức độ của vết thương mà người bệnh có thể điều trị bằng cách bài tập nghỉ ngơi, phục hồi chức năng để lấy lại sức mạnh và sự ổn định hoặc là phải phẫu thuật để thay thế dây chằng bị rách.

Khoảng 50% loại chấn thương này sẽ có kèm theo nhiều di chứng khác như: bong sụn khớp, rách sụn chêm, phù tủy xương

Nguyên nhân xảy ra tình trạng dây chằng chéo trước

Chấn thương dây chằng chéo trước thường xảy ra trong những tình huống như sau:

Tổn thương trực tiếp

  • Chấn thương trực tiếp vào vùng mặt trước gối
  • Va chạm mạnh trong những tình huống cản bóng
  • Tai nạn giao thông

Tổn thương gián tiếp

  • Đang chạy thì dừng đột ngột và chuyển hướng nhanh chóng
  • Xoay người sang hướng đối diện trong lúc đó, bàn chân vẫn giữ nguyên
  • Rơi một chân tiếp đất trong tư thế không thuận khi tiến hành nhảy cao

tiếp đất bằng chân không thuận khi nhảy cao

Tiếp đất bằng chân không thuận khi nhảy cao rất nguy hiểm

Dấu hiệu đứt dây chằng chéo trước phổ biến là gì?

Sưng và đau vùng gối

Người bệnh có khả năng cảm nhận được tiếng “rắc” ngay khi xảy ra chấn thương. Sau đó, gối bắt đầu sưng đau và họ khó có thể vận động được.

Lỏng gối

  • Có cảm giác chân hơi yếu khi đi lại
  • Gặp khó khăn khi đứng trụ một chân ở bên gối lỏng
  • Có cảm giác khó giữ thăng bằng khi chạy nhanh
  • Khi đi nhanh trên mặt đường gồ ghề, thường có cảm giác trẹo gối
  • Khó khăn khi đi bước xuống cầu thang hoặc là khi đi xuống một con dốc.

lỏng gối là 1 trong những dấu hiệu đứt dây chằng thường gặp

Lỏng gối là một trong những dấu hiệu đứt dây chằng thường gặp

Teo cơ

Đùi bên chấn thương của bệnh nhân sẽ nhỏ dần do bị teo cơ. Chính vì vậy, chân càng ngày càng yếu. Teo cơ thường xảy ra ở những cá nhân ít hoạt động như: dân văn phòng, học sinh, sinh viên

Đối tượng thường bị rách dây chằng chéo trước

vận động viên điền kinh là đối tượng dễ gặp chấn thương dây chằng

Vận động viên điền kinh là một trong những đối tượng dễ gặp chấn thương dây chằng

Dưới đây là những đối tượng có khả năng bị đứt dây chằng chéo trước rất cao:

  • Những cá nhân hay chơi những môn thể thao mang tính đối kháng như: bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ…
  • Vận động viên điền kinh.
  • Những người có cơ địa sức khỏe không được tốt
  • Người đi giày dép không đúng kích cỡ với chân
  • Người sử dụng những thiết bị, dụng cụ thể thao không đảm bảo chất lượng cũng như độ bền.

*Tìm hiểu thêm: Bong gân và trật khớp trong chấn thương thể thao

Chấn thương dây chằng chéo để lại biến chứng gì?

Những người bị chấn thương dây chằng chéo có nguy cơ bị mắc bệnh viêm xương khớp đầu gối rất cao. Bệnh vẫn có thể xảy ra ngay cả khi người bệnh đã tiến hành phẫu thuật tái tạo dây chằng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ mắc viêm xương khớp như mức độ nghiêm trọng của chấn thương dây chằng, chấn thương liên quan đến khớp gối,… Vì thế, mọi người cần bảo vệ bản thân trước những nguy cơ làm chấn thương dây chằng.

Phương pháp chẩn đoán bệnh đứt dây chằng chéo trước

Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng đầu gối và so sánh đầu gối không bị thương với đầu gối bị thương. Sau đó, họ kiểm tra khả năng vận động cũng như chức năng tổng thể khớp của các bạn bằng cách di chuyển đầu gối theo nhiều chiều hướng khác nhau.

Một số phương pháp thường được đưa vào kiểm tra với mục tiêu: xác định đúng nguyên nhân và tính nghiêm trọng của việc chấn thương dây chằng chéo trước là:

Chụp X-quang

Phương án này có thể giúp loại bỏ được khả năng người gặp chấn thương bị gãy xương. Thế nhưng nhược điểm ở đây là không thể nhìn thấy được các dây chằng và gân.

chụp X quang là phương án chuẩn đoán tổn thương của dây chằng

Chụp X quang là một phương án thường được sử dụng để chẩn đoán tình trạng tổn thương của dây chằng

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp cộng hưởng từ sẽ dùng sóng radio và từ trường mạnh nhằm mô phỏng nên hình ảnh mô cứng và mô mềm trong cơ thể. MRI sẽ cho thấy được mức độ tổn thương nặng nhẹ của dây chằng chéo trước cùng với những dấu hiệu tổn thương mô khác ở đầu gối như là gân và sụn.

Siêu âm

Siêu âm có khả năng kiểm tra được những tổn thương ở đầu gối, dây chằng và gân bằng việc sử dụng sóng âm thanh để mô phỏng lại cấu trúc bên trong.

Nội soi

Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ nội soi vào trong khớp của bệnh nhân bằng một vết rạch nhỏ trên da. Phương án này giúp xác định được loại chấn thương cụ thể cũng như mức độ nghiêm trọng của nó hiện tại.

Phương pháp điều trị chấn thương dây chằng chéo trước

Sơ cứu tại nhà (nghỉ ngơi, chườm lạnh….)

Đây là một cách mà người bệnh cần làm ngay khi bản thân xuất hiện các dấu hiệu của việc đứt dây chằng đầu gối.

Đầu tiên, người bệnh cần phải chườm lạnh đầu gối, sau đó là kê cao chân và nghỉ ngơi để hạn chế những áp lực dồn lên đầu gối. Sau khi cơn đau đã giảm đi, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra, thăm khám và điều trị kịp thời.

chườm đá là phương pháp sơ cứu chấn thương dây chằng chéo trước

Chườm lạnh là một phương pháp sơ cứu rất hiệu quả

Dùng thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau có chức năng chống viêm sẽ giúp cho người bệnh giảm đau cũng như là giảm sưng rất hiệu quả. Đối với trường hợp bệnh nhân cảm thấy đau đầu gối quá dữ dội, bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid vào đầu gối.

Tuy nhiên, không nên lạm dụng hoặc dùng thuốc sai quy định vì nó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bệnh nhân. Chính vì vậy, người bệnh không nên tự tiện dùng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn từ bác sĩ.

Phẫu thuật

Việc phẫu thuật dây chằng chéo trước thường được áp dụng cho những người bệnh trẻ tuổi hoặc là vận động viên muốn tiếp tục sự nghiệp thi đấu. Nguyên nhân cho điều này là bởi phẫu thuật có thể mau chóng chữa lành dây chằng bị tổn thương, đặc biệt là với trường hợp bị đứt dây chằng.

phẫu thuật là phương pháp mau chóng chữa lành chấn thương dây chằng chéo trước

Phẫu thuật có thể mau chóng chữa lành dây chằng bị tổn thương

Ngoài ra, cũng có rất nhiều bệnh nhân tin rằng việc phẫu thuật có thể sẽ giúp họ khôi phục chức năng của dây chằng như cũ. Thực tế, đây là một nhận định chưa chính xác vì vấn đề phục hồi chức năng của bệnh nhân còn phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố khác, chẳng hạn như là thể trạng của họ.

Mặc dù, phẫu thuật được đánh giá cao về mặt hiệu quả điều trị nhưng nó không phải là một lựa chọn thực sự lý tưởng cho mọi trường hợp chấn thương.

Vật lý trị liệu kết hợp với các trang thiết bị hiện đại

Với những trường hợp không nhất thiết phải phẫu thuật thì người bệnh vẫn có thể điều trị hiệu quả theo xu hướng bảo tồn. Một trong những phương pháp điều trị đứt dây chằng chéo trước không phải phẫu thuật hiện nay là sử dụng tia Laser có cường độ cao thế hệ thứ IV và dùng sóng xung kích Shockwave. Đây là phương án điều trị vô cùng hiện đại, được khá nhiều chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả hồi phục cũng như là an toàn đối với người bệnh.

Chi phí mổ dây chằng chéo trước

Chi phí để mổ nội soi đứt dây chằng chéo trước hiện nay thường rơi vào khoảng từ 30 đến 40 triệu. Tuy nhiên, đây chỉ là chi phí dự tính tạm thời. Còn chi phí cụ thể sẽ còn thay đổi tùy thuộc vào từng cơ sở y tế khác nhau.

chi phí phẫu thuật dây chằng chéo trước

Chi phí phẫu thuật dây chằng chéo trước sẽ tùy thuộc vào từng đối tượng khác nhau

Đối với trường hợp bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế thì tuỳ vào mức độ ưu đãi loại bảo hiểm của bệnh nhân mà nhân viên y tế sẽ tiến hành thu chi phí phù hợp. Một số đối tượng sẽ được miễn giảm toàn bộ chi phí khi thực hiện mổ rách dây chằng chéo trước. Ví dụ như người có công với đất nước, trẻ em dưới 6 tuổi.

Còn đối với những trường hợp bệnh nhân có bảo hiểm nhưng phải phẫu thuật trái tuyến thì chi phí mổ rách dây chằng chéo trước có bảo hiểm sẽ được ưu đãi 60% của mức ưu đãi đúng tuyến. Chẳng hạn như, nếu mà đúng tuyến thì chi phí mổ rách dây chằng có bảo hiểm sẽ được miễn giảm 80%, thì trái tuyến bệnh nhân chỉ được miễn giảm 48% mà thôi.

Chấn thương dây chằng chéo trước bao lâu là hồi phục?

Nếu tình trạng chấn thương dây chằng chéo trước không thực sự quá nghiêm trọng và người bệnh tích cực nghỉ ngơi theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thì đứt dây chằng chéo trước sẽ có thể tự lành sau 3 đến 6 tháng.

Tuy nhiên, nếu dây chằng chéo trước bị chấn thương quá nghiêm trọng. Bác sĩ có thể sẽ tiến hành thực hiện một số can thiệp y tế nhằm để hỗ trợ tái tạo lại dây chằng chéo trước cho bệnh nhân.

Do vậy, thời gian bình phục của người bệnh sẽ tùy thuộc vào cơ địa, mức độ tổn thương, cũng như là sự nghiêm túc thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ đến từ người bệnh.

Một số biện pháp phòng ngừa rách dây chằng chéo trước

khởi động trước khi chơi thể thao

Cần phải khởi động trước khi chơi thể thao

Để phòng ngừa việc chấn thương làm rách đứt dây chằng, ta cần phải:

  • Trước khi chơi thể thao cần phải khởi động đúng cách để làm nóng các khớp, các cơ cũng như là để tăng lưu thông máu
  • Ngừng tập luyện ngay nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi
  • Cần chú trọng luyện tập các bài tập tăng độ dẻo dai cho dây chằng chéo trước
  • Tuyệt đối hạn chế tối đa thực hiện các kỹ thuật sai cách khi chơi thể thao
  • Cẩn trọng tránh các tai nạn xe cộ hoặc tai nạn té ngã… làm tổn thương đến dây chằng
  • Thực hiện bổ sung một chế độ dinh dưỡng giàu canxi nhằm tăng cường độ dẻo dai cho dây chằng
  • Nên uống sữa và ăn các sản phẩm được làm từ trứng, sữa, hải sản, rau xanh, các loại đậu…
  • Bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều magie và vitamin D

bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin D

Cố gắng bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin D

Đứt dây chằng chéo trước là một dạng chấn thương thường gặp. Khi gặp chấn thương, các bạn cần phải đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn liệu trình điều trị thích hợp. Cần phải tích cực phối hợp điều trị với bác sĩ để có hiệu quả hồi phục tốt nhất.

Nếu đang còn thắc mắc về vấn đề gì, các bạn có thể đặt lịch khám đến bệnh viện Đa khoa Phương Đông hoặc liên hệ qua Hotline: 19001806. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xương khớp, chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra những phương án tốt nhất cho bạn.