Cha mẹ dùng thuốc bổ não, tăng cường trí nhớ có giúp sĩ tử thông minh, nhớ lâu?
Sử dụng thuốc bổ não nhằm tăng cường khả năng nhận thức, cải thiện khả năng tập trung và tối đa hóa trí não trước các kỳ thi, là một xu hướng ngày càng tăng của các sĩ tử trong những năm gần đây. Nhưng thực chất đây là các loại thuốc chỉ được cấp phép để điều trị các chứng rối loạn như tăng động giảm chú ý, chứng ngủ rũ, Alzheimer…
Việc sẵn sàng đặt sức khỏe tổng thể lâu dài vào tình trạng rủi ro để theo đuổi lợi thế trí tuệ ngắn hạn là điều vô cùng đáng lo ngại. Các tác dụng phụ ngắn hạn của thuốc cũng có thể gây khó chịu, bao gồm mệt mỏi nghiêm trọng, đau đầu và phát ban. Ngoài ra còn liên quan đến nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm rối loạn tâm thần.
Nhiều loại thuốc bổ não phổ biến hơn trên thị trường để tăng cường trí nhớ chưa được chứng minh công dụng.
Mục Lục
1. Thuốc bổ não hoạt động như thế nào?
Cơ thể chúng ta có các tế bào đặc biệt được gọi là tế bào thần kinh mang thông điệp qua lại giữa não và các bộ phận khác của cơ thể. Các tế bào thần kinh gửi thông điệp cho nhau bằng cách giải phóng các chất hóa học được gọi là chất dẫn truyền thần kinh vào các khoảng trống giữa các tế bào. Những khoảng trống này được gọi là khớp thần kinh.
Chất dẫn truyền thần kinh đi qua khớp thần kinh và gắn vào một thụ thể trên một tổ hợp khác, giống như một chiếc chìa khóa vừa với ổ khóa. Đây là cách các tế bào thần kinh truyền thông tin với nhau để khiến não và cơ thể thực hiện mọi việc. Ví dụ, khi muốn đi lên một bậc cầu thang, não của bạn sẽ gửi một thông điệp đến bàn chân của bạn để di chuyển, bằng cách sử dụng các chuỗi dài tế bào thần kinh.
2. Thuốc bổ não hay thuốc thông minh?
Khái niệm về sự tăng trưởng thần kinh và việc sử dụng các chất để cải thiện chức năng nhận thức ở những người khỏe mạnh chắc chắn không phải là một khái niệm mới. Những chất này được gọi là “thuốc bổ não”, “thuốc thông minh” hay “nootropics.”
Nootropic xuất phát từ tiếng Hy Lạp – “noos” = tâm trí và “tropos” = thay đổi, hướng tới, quay lại. Những tác dụng được cho là giúp nâng cao nhận thức có thể là cải thiện trí nhớ, học tập, chú ý, tập trung, giải quyết vấn đề, lý luận, kỹ năng xã hội, ra quyết định và lập kế hoạch.
Trong hầu hết các trường hợp, chất tăng cường nhận thức đã được sử dụng để điều trị những người bị rối loạn thần kinh như Alzheimer, tăng động giảm chú ý (ADHD), chứng ngủ rũ, hay chấn thương não… nhưng ngày càng có nhiều người khỏe mạnh, “bình thường” thậm chí các sĩ tử khi bước vào các kỳ thi căng thẳng cũng sử dụng những chất này với hy vọng trở nên thông minh hơn.
Nhiều công ty sản xuất thực phẩm chức năng bổ sung chế độ ăn uống có chứa một số hóa chất “thông minh”, nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy những sản phẩm này thực sự hiệu quả.
Kết quả từ các nghiên cứu khoa học cho thấy các kết quả là khác nhau: Một số cho thấy những tác động tích cực đến trí nhớ và học tập, nhưng một số không cho thấy có tác dụng. Hơn nữa có rất ít nghiên cứu được thiết kế để sử dụng ở những người khỏe mạnh bình thường.
Các chất nâng cao nhận thức bao gồm:
- Piracetam
- Aniracetam
- Minaprine
- Oxiracetam
- Pramiracetam
Thuốc hoạt động trên chất dẫn truyền thần kinh như:
- Linopirdine
- Physostigmine – một chất ức chế acetylcholinesterase – có tác dụng kéo dài ngắn và đã được sử dụng để điều trị bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer và chấn thương sọ não.
- Amantadine – chất chủ vận dopamine
- Nicotine và caffeine có thể được coi là “thuốc thông minh” bằng cách tăng cường sự tỉnh táo.
3. Các chất bổ sung cho não
Một số chất bổ sung phổ biến hơn trên thị trường để tăng cường trí nhớ là dầu cá (axit béo omega-3); vitamin B như folate, B6 và B12; và chiết xuất ginkgo biloba, được làm từ lá khô của cây bạch quả. Nhưng nhiều thập kỷ nghiên cứu vẫn chưa chứng minh được lợi ích của chúng.
Các nhà nghiên cứu đã khám phá mối liên hệ giữa nhận thức và vitamin B6, B9 và B12, nhưng cho đến nay, không có bằng chứng cho thấy vitamin nhóm B cải thiện nhận thức hoặc ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ. Và hầu hết mọi người đều nhận được đủ vitamin B từ chế độ ăn uống của mình.
Tuy nhiên, một số người lớn tuổi bị thiếu B12. Trong trường hợp đó, thực phẩm bổ sung có thể có lợi cho sức khỏe tổng thể, bao gồm cả sức khỏe não bộ, nhưng tốt nhất nên thảo luận với bác sĩ trước khi dùng.
Việc sẵn sàng đặt sức khỏe tổng thể lâu dài vào tình trạng rủi ro để theo đuổi lợi thế trí tuệ ngắn hạn là điều vô cùng đáng lo ngại.
Vitamin E là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào. Ở những người đã bị sa sút trí tuệ, việc bổ sung vitamin E hàng ngày có thể làm chậm tốc độ suy giảm.
Có một số bằng chứng cho thấy những người ăn một chế độ giàu vitamin E có thể ít bị chứng sa sút trí tuệ hơn, nhưng không rõ liệu chất bổ sung có mang lại lợi ích tương tự hay không.
Hơn nữa, quá nhiều vitamin E có thể gây hại. Liều cao bổ sung vitamin E có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong. Thay vì dùng thuốc bổ sung, hãy áp dụng một chế độ ăn uống giàu vitamin E, với các loại thực phẩm như quả hạch, hạt, rau lá xanh đậm và dầu thực vật như hướng dương và dầu ngô.
3.3 Các loại vitamin khác
Vitamin A, C và D thường có trong các sản phẩm được cho là có lợi cho não. Những loại vitamin này rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy chúng giúp tăng cường trí nhớ, nhận thức hoặc sức khỏe não bộ. Vitamin D còn được gọi là “vitamin ánh nắng mặt trời” và nhiều người trong chúng ta không nhận đủ.
Có ba loại omega-3: Axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) – được tìm thấy chủ yếu trong các loại cá béo như cá hồi và cá thu – và axit alpha-linolenic (ALA), được tìm thấy trong các loại rau lá xanh, dầu thực vật (hạt cải, đậu tương), và các loại hạt (quả óc chó, hạt lanh).
Cơ thể chuyển ALA thành EPA hoặc DHA, nhưng chỉ với một lượng nhỏ, vì vậy cách tốt nhất để có được lượng EPA và DHA cao là ăn nhiều cá.
Omega-3 giúp xây dựng màng tế bào trong não và có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa có thể bảo vệ tế bào não.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên quan giữa việc ăn nhiều cá hơn và giảm nguy cơ suy giảm nhận thức. Tuy nhiên, các chất bổ sung omega-3 không cho thấy tác dụng tương tự. Mọi lợi ích dường như đến từ việc ăn nhiều cá hơn chứ không phải từ việc bổ sung dầu cá.
Lá hình rẻ quạt của cây bạch quả được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều loại bệnh. Chiết xuất từ lá được bán như một chất bổ sung thường được gọi là ginkgo biloba. Một trong những công dụng được quảng cáo chính của nó là như một chất tăng cường trí nhớ. Tuy nhiên, cũng như các chất bổ sung sức khỏe não bộ khác, khoa học không ủng hộ các tuyên bố này.
4. Cần
thận trọng
Một số dữ liệu cho rằng các chất tăng cường nhận thức có thể cải thiện một số kết quả học tập và trí nhớ, nhưng nhiều dữ liệu khác cho biết những chất này không có tác dụng. Bằng chứng mạnh mẽ nhất cho những chất này là cải thiện chức năng nhận thức ở những người bị chấn thương hoặc bệnh não (ví dụ, bệnh Alzheimer và chấn thương sọ não).
Cũng có những tác dụng phụ quan trọng cần phải được xem xét. Nhiều chất trong số này ảnh hưởng đến hệ thống dẫn truyền thần kinh trong hệ thần kinh trung ương. Tác động của những hóa chất này lên chức năng thần kinh và hành vi vẫn chưa được biết rõ. Hơn thế nữa, tính an toàn lâu dài của những chất này vẫn chưa được thử nghiệm đầy đủ. Ngoài ra, một số chất sẽ tương tác với các chất khác. Một chất như thảo mộc có thể nguy hiểm nếu một người ngừng dùng thuốc đột ngột; nó cũng có thể gây ra các cơn đau tim, đột quỵ và đột tử.
Các sản phẩm được dán nhãn là “tự nhiên” không đồng nghĩa là an toàn. Không giống như các loại thuốc dược phẩm, các chất bổ sung chế độ ăn uống không trải qua quá trình phê duyệt nghiêm ngặt trước khi đưa ra thị trường.
Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) phân loại chất bổ sung là thực phẩm, không phải thuốc. Mặc dù FDA cấm sử dụng các loại thuốc không được phê duyệt, nhưng không có sự giám sát của cơ quan quản lý, các nhà sản xuất vẫn có thể đưa các loại dược phẩm nguy hiểm tiềm ẩn vào các chất bổ sung “tăng cường trí não”.
Câu hỏi đặt ra là không có bằng chứng, tại sao các sĩ tử vẫn tìm mua thuốc bổ não? Một lý do chính – đó là, uống thuốc sẽ dễ dàng hơn là thay đổi lối sống lâu dài.
Vì vậy, các sĩ tử trước khi bước vào mùa thi căng thẳng hãy đầu tư vào việc tập thể dục nhiều hơn, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc sẽ giúp ích cho trí nhớ và sức khỏe não bộ về lâu dài hơn bất kỳ một viên thuốc nào.
Mời xem thêm video đang được quan tâm:
Cảnh báo di chứng kéo dài hậu COVID có thể thành hội chứng phổ biến