CEO Là Gì? 6 Vấn đề Liên Quan đến CEO Có Thể Bạn Chưa Biết!
CEO là gì? Chắc chắn bạn đã nghe nhiều về CEO nhưng bạn đã hiểu CEO nghĩa là gì chưa?
Hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây để hiểu hơn về CEO là nghề gì nhé!
Mục Lục
CEO là gì? – Tham khảo ngay những thông tin cơ bản nhất về CEO
Bạn thử tìm hiểu xem CEO nghĩa là gì? Ngành học nào có thể đào tạo ra CEO? Hoặc, những vai trò nổi bật nhất của CEO là gì trong doanh nghiệp?
CEO là gì – Khái niệm về CEO
Bạn đã biết CEO là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh chưa? CEO là viết tắt trong tiếng Anh của Chief Executive Officer, nghĩa là giám đốc điều hành. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay thì CEO lại được dùng cho giám đốc công ty, giám đốc điều hành, tổng giám đốc.
Như vậy, CEO nghĩa là từ để chỉ những người nắm giữ chức vụ quản lý điều hành cao cấp nhất trong doanh nghiệp, công ty. Theo một nghĩa khác thì CEO là người trực tiếp dẫn dắt công ty, doanh nghiệp của mình. Trong một số doanh nghiệp thì CEO có thể chính là người giữ chức Chủ tịch hội đồng quản trị.
CEO là gì và cần học ngành gì?
Ngành học của CEO là ngành gì? Trên thực tế, để làm được CEO thì bạn cần phải có các kiến thức vận hành doanh nghiệp, công ty. Bạn phải là người nắm rõ các công việc của mọi bộ phận và phải có cái nhìn bao quát nhất.
Để làm CEO, bạn hãy lựa chọn học ngành Quản trị kinh doanh. Vì Quản trị kinh doanh là ngành học đào tạo các kiến thức quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh. Ngành học này sẽ giúp bạn có các kiến thức để tạo ra hệ thống kinh doanh và nắm rõ quy trình vận hành của nó.
>>> Có thể bạn quan tâm: Quản trị kinh doanh học trường nào tốt nhất?
Một số vai trò chính trong công ty của CEO là gì?
Vai trò của một CEO trong doanh nghiệp là gì? Tham khảo một số vai trò nổi bật của CEO dưới đây:
- CEO đóng vai trò kết hợp nhiều năng lực quản lý khác nhau.
- Phải dự đoán được tình hình thị trường cũng như sự tác động của thị trường đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phải tận dụng được các kinh nghiệm của bản thân vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phải thiết lập ra các mục tiêu, chính sách và các chiến lược mới để phù hợp với quá trình thay đổi, phát triển.
- Cung cấp được các thông tin cũng như các dữ liệu về xây dựng chiến lược cho Hội đồng quản trị.
- Chia sẻ, tư vấn và đánh giá các chiến lược để định hình các bước tiếp theo trong hoạt động kinh doanh.
- Cung cấp những dữ liệu về thị trường bên ngoài, hướng dẫn cũng như tư vấn họ định hình lại chiến lược của các bộ phận.
Trên thực tế, tùy vào quy mô kinh doanh của doanh nghiệp mà CEO có thể phải đảm nhiệm nhiều vai trò lớn hơn.
So sánh giữa Tổng giám đốc và CEO
Trên thực tế thì Tổng giám đốc và CEO không có sự khác biệt nhau. Ở những công ty lớn, tập đoàn thường sẽ có luôn có chức vụ CEO, còn Tổng giám đốc thì tùy vào quy mô doanh nghiệp. Riêng ở các công ty nhỏ, CEO và tổng giám đốc thường là cách gọi chung cho người đứng đầu công ty.
>>> Đọc thêm: CFO là gì? 4 Kỹ Năng Phải Biết Nếu Muốn Trở Thành CFO
CEO là gì và các công việc chi tiết của một CEO
- CEO vạch ra các chiến lược phát triển cho công ty.
- Chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc định hướng, lập kế hoạch cụ thể cho công ty.
- Trực tiếp chỉ đạo các công tác xây dựng, thực hiện triển khai những kế hoạch kinh doanh khác nhau.
- Chịu trách nhiệm trực tiếp về lợi nhuận cũng như sự tăng trưởng, đảm bảo các mục tiêu đã đưa ra.
- Đưa ra đề xuất hoặc các ý kiến để giúp hoàn thiện hơn các hoạt động của công ty.
- Xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu và các hình ảnh của công ty.
- Tổ chức điều hành, kiểm tra và đánh giá các hoạt động kinh doanh theo định kỳ.
- Kiểm tra, phê duyệt, theo dõi, kiểm soát, điều chỉnh ngân sách cũng như định mức chi cho các hoạt động.
- Thực hiện đàm phán và ký kết các hợp đồng thương mại với các đối tác.
- Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý và vận hành tốt bộ máy nhân sự. CEO đưa ra các nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể cho từng ban ngành.
- Góp phần xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự, ký các chính sách bổ nhiệm, điều chỉnh tiền lương thưởng…
Các tố chất cần phải có của nhân viên CEO là gì?
Để lãnh đạo một doanh nghiệp phát triển và thành công, các tố chất cần có của CEO là gì?
CEO cần phải có trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc là điều giúp bạn có thể nhận ra các điểm mạnh hoặc điểm yếu và năng lực quản lý của mình. Bạn sẽ tự tìm ra được động lực làm việc cho chính mình, biết giảm bớt các áp lực công việc. Bên cạnh đó, trí tuệ cảm xúc còn giúp bạn đưa ra các quyết định có lợi cho công ty, doanh nghiệp nhất.
CEO là gì? Là cần phải có tầm nhìn chiến lược
CEO cần phải có tư duy khoa học quản trị con người tốt để tạo thành yếu tố nòng cốt cho doanh nghiệp. Như thế, bạn mới có thể kiểm soát được các hoạt động cũng như năng suất hoạt động của các phòng, ban trong công ty. Bạn còn phải giỏi trong cách quản lý nhân sự, quản lý cảm xúc cũng như trình độ chuyên môn của nhân viên.
CEO cần phải có tố chất tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo là tố chất mà một CEO cần phải có khi lãnh đạo doanh nghiệp. Bởi vì sự khác biệt, thay đổi liên tục các loại hình kinh doanh và các sản phẩm sẽ yếu tố cần có để phát triển. Bên cạnh đó, sự sáng tạo nào cũng sẽ phải lấy khách hàng làm đối tượng trung tâm cho các chiến lược kinh doanh.
CEO cần có tố chất truyền cảm hứng
Tố chất truyền cảm hứng của một CEO là gì? Là người cần phải biết tạo sự đoàn kết, cổ vũ cho các nhân viên bằng nhiều hình thức khác nhau. Như bạn cần phải tổ chức những buổi học nội quy, tiến hành khen thưởng hoặc tổ chức đánh giá năng lực…
CEO cần phải có tố chất cao về đàm phán, thuyết phục, đàm phán
Nếu là CEO thì bạn cần phải là bậc thầy về giao tiếp, trong quá trình đàm phán với các khách hàng, đối tác. Đặc biệt, tố chất này sẽ luôn hiển thị trong lời nói cũng như trong các văn bản của CEO. Bên cạnh đó, bạn còn phải là người mạnh mẽ và quyết đoán, có lập trường riêng của mình.
>>> Tìm hiểu thêm: Quyết đoán là gì – Phẩm chất quan trọng của nhà lãnh đạo
Mức lương của một CEO sẽ được tính như thế nào?
Mức lương của các CEO trong các công ty có vốn đầu tư từ tư nhân thường có mức lương rất cao. Lương của họ sẽ dao động trong khoảng từ 30 triệu đồng/tháng đến 80 triệu đồng/tháng. Nếu làm trong tập đoàn lớn thì mức lương có thể lên đến hàng trăm triệu đồng/tháng.
Lương của CEO làm trong các doanh nghiệp trong nước thường sẽ rơi vào khoảng 18 triệu đồng/tháng đến 35 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, ở các thị trường việc làm lớn như việc làm TP HCM, Hà Nội,… mức lương của một CEO có thể lên đến 100 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, CEO trong doanh nghiệp có quy mô giống nhau nhưng có loại hình kinh doanh khác nhau thì cũng sẽ có mức chênh lệch. Những công ty càng có quy mô lớn, bộ máy nhân sự càng phức tạp thì lương CEO càng cao.
Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến CEO là gì
Nếu bạn chưa nắm rõ được CEO là nghề gì, hãy tham khảo giải đáp cho một số thắc mắc liên quan sau:
Bạn cần mất khoảng bao lâu để trở thành CEO?
Trên thực tế, để trở thành CEO thì không có thời gian nhất định. Thời gian trở thành CEO cũng không phụ thuộc vào kinh nghiệm hay bằng cấp cụ thể. Để trở thành CEO thì hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp cũng như đặc tính của doanh nghiệp mà bạn làm việc.
Để trở thành CEO thì sẽ phụ thuộc nhiều vào sự kiên định cũng như tham vọng của bạn. Tuy nhiên, theo các thống kê thì để trở thành một CEO, bạn thường mất khoảng 16 năm từ lúc bắt đầu đi làm.
>>> Có thể bạn quan tâm: Doanh nhân là gì? Cách trở thành một doanh nhân thành đạt
CEO có cần phải tạo và xây dựng thương hiệu cá nhân cho mình không?
CEO rất cần đến thương hiệu cá nhân tốt để có thể giúp công việc được tốt hơn và dễ thu hút nhân tài hơn.
Bí quyết để xây dựng thương hiệu cá nhân cho một CEO
CEO phải xây dựng được thương hiệu cá nhân để tạo sự tin tưởng, coi trọng, thu hút đối tác hơn. Muốn như thế, bạn cần phải phát triển được sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu cũng như động cơ của các bên liên quan. Sau đó, bạn cần phải thúc đẩy các hoạt động và sắp xếp chúng hợp lý quanh các mục tiêu giá trị.
CEO cần phải xây dựng thương hiệu cá nhân riêng theo phong cách riêng
Thương hiệu cá nhân theo phong cách riêng sẽ giúp bạn thu hút được sự chú ý của khách hàng, công chúng vào doanh nghiệp. Thương hiệu cá nhân của bạn sẽ giúp người tiêu dùng quan tâm đến dịch vụ cũng như sản phẩm hơn. Thương hiệu cá nhân thể hiện ở cử chỉ, thái độ, phát ngôn hoặc hành động của chính CEO. Bên cạnh đó, sự chỉnh chu về trang phục trong các sự kiện quan trọng cũng giúp CEO tạo dựng hình ảnh cá nhân tốt hơn.
CEO cần phải có kỹ năng xây dựng đội ngũ nhân viên
Đội ngũ nhân viên là nòng cốt của một công ty, doanh nghiệp. Bạn nên cho phép nhân viên của mình cởi mở chia sẻ các thông điệp của bạn với công chúng. Như vậy, bạn sẽ có thêm một lực lượng đại sứ thương hiệu cá nhân của CEO vô cùng hùng hậu. Mỗi nhân viên đều đóng vai trò trong việc quyết định thành công của bạn. Do đó, thay vì kìm hãm thì bạn hãy tạo ra các quyền lợi cho họ.
CEO nên tận dụng tối đa chức danh của mình
Truyền thông báo chí luôn muốn tìm cơ hội để được trò chuyện, phỏng vấn CEO hơn bất kỳ nhân vật nào trong công ty. Do đó, bạn nên tận dụng chức năng CEO của mình để quảng bá nhiều hơn hình ảnh của doanh nghiệp. Cách làm này sẽ giúp khách hàng, đối tác, mọi người quan tâm hơn đến các dịch vụ, sản phẩm mà công ty đang kinh doanh.
CEO cần là người đi đầu về ý tưởng
CEO là người đứng đầu doanh nghiệp, quyết định các chiến lược kinh doanh. Do đó, bạn cần phải là người đi đầu về các ý tưởng và giới thiệu rộng rãi các ý tưởng của mình. Đồng thời, bạn cũng nên chuẩn bị tâm thế để sẵn sàng thu lợi từ các ý tưởng.
CEO là người phải biết cách sử dụng mạng xã hội thông minh
Mạng xã hội đang ngày càng phổ biến và được các doanh nghiệp, công ty sử dụng nhiều vào công việc. Đây là một trong những kênh giúp bạn tiếp nhận cũng như xử lý thông tin. CEO nên tận dụng mạng xã hội để xây dựng thương hiệu cá nhân cho mình.
CEO nên sử dụng mạng xã hội để tạo hồ sơ cá nhân phù hợp với phong cách cá nhân của mình. Không những thế, hồ sơ cá nhân của CEO cần phải thống nhất giữa các mạng xã hội khác nhau. Nó thể hiện sự chuyên nghiệp và tăng khả năng xuất hiện cũng như xếp hạng cao khi tìm kiếm.
Tham khảo Top các CEO hàng đầu
Hiện nay có rất nhiều CEO hàng đầu không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam. Bạn hãy thử tham khảo Top 10 CEO hàng đầu thế giới được Muaban.net tổng hợp dưới đây nhé!
Tham khảo Top 10 CEO nổi tiếng trên thế giới
- CEO của Microsoft – Bill Gates với tổng tài sản khoảng 105,3 tỷ đô la Mỹ (vào năm 2019).
- CEO của Facebook – Mark Zuckerberg với tổng tài sản khoảng 73,2 tỷ đô la Mỹ (vào năm 2019).
- CEO của Alibaba – Jack Ma với tổng tài sản khoảng 22,8 tỷ đô la Mỹ (vào năm 2019).
- CEO của Tesla, SpaceX, Neuralink – Elon Musk với tổng tài sản khoảng 22,8 tỷ đô la Mỹ (vào năm 2019).
- CEO của Google – Sundar Pichai với tổng tài sản khoảng 1 tỷ đô la Mỹ (vào năm 2019).
- CEO của Apple – Tim Cook với tổng tài sản khoảng 1,3 tỷ đô la Mỹ (vào năm 2015).
- CEO của Amazon – Jeff Bezos với tổng tài sản khoảng 114 tỷ đô la Mỹ (vào năm 2019).
- CEO của Walt Disney – Robert Iger với tổng tài sản khoảng 690 triệu đô la Mỹ (vào năm 2019).
- CEO của Dangote – Aliko Dangote với tổng tài sản khoảng 10,6 tỷ đô la Mỹ (vào năm 2019).
- CEO Dell – Michael Dell với tổng tài sản khoảng 10,6 tỷ đô la Mỹ (vào năm 2019).
Tham khảo Top 10 CEO nổi tiếng tại Việt Nam
- Chủ tịch Tập đoàn Vingroup – Phạm Nhật Vượng.
- CEO Vietjet Air – Nguyễn Thị Phương Thảo.
- Chủ tịch Thaco – Trần Bá Dương.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Techcombank – Hồ Hùng Anh.
- Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát – Trần Đình Long.
- Chủ tịch Tập đoàn Masan – Nguyễn Đăng Quang.
- CEO Tập đoàn Trung Nguyên – Đặng Lê Nguyên Vũ.
- Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai – Đoàn Nguyên Đức.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Vinamilk – Mai Kiều Liên.
- CEO BacA Bank – Thái Hương.
Chắc chắn bạn sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm CEO là gì sau các chia sẻ trên. Đặc biệt, nếu muốn tìm kiếm cơ hội việc làm CEO, bạn hãy truy cập ngay website Muaban.net. Các thông tin tuyển dụng việc làm từ nhiều ngành nghề khác nhau tại các thị trường việc làm lớn như: việc làm Đà Nẵng, TP HCM,… được cập nhật mới nhất mỗi ngày! Chúc bạn nhanh chóng tìm kiếm được việc làm với mức lương hấp dẫn nhất từ Muaban.net!
>>> Xem thêm:
– Vân Anh (Content Writer) –