CDN là gì? Mô hình hoạt động? Và các lợi ích khi sử dụng. – NTC Cloud

CDN là gì?

CDN – Content delivery Network là mạng lưới gồm nhiều Server được triển khai tại nhiều Data center khác nhau. Mục tiêu của CDN là phục vụ User với tính sẵn sàng và ổn định cao. Ngày nay, CDN được dùng để phân phối nội dung rất phổ biến, với nhiều loại nội dung khác nhau, bao gồm Web (chữ, hình ảnh và script), các đối tượng có thể download được (Media file, software, tài liệu), Ứng dụng, live-stream media, và cả mạng xã hội.
CDN rõ ràng là xương sống của thế giới internet trong việc luân chuyển nội dung. Cho dù chúng ta có biết đến sự tồn tại của nó hay không, chúng ta vẫn đang tương tác với CDN mỗi hàng ngày: khi đang mua sắm online, đọc báo, xem Youtube, hay thậm chí là đọc post này 😀
Không quan trọng bạn làm gì hoặc sử dụng nội dung nào, bạn sẽ vẫn thấy có sự hiện diện cua CDN đằng sau mỗi con chữ, pixel hình ảnh và mỗi thước phim được chuyển đến trên trình duyệt và PC của mình.
Để hiểu tại sao CDN lại được sử dụng rộng rãi như vậy, bạn cũng cần nên biết chúng sinh ra để giải quyết cái gì? Đó là Latency (độ trễ), là khoảng thời gian bị delay khi bạn request 1 trang web cho đến khi nội dung được chuyển đến trên màn hình.
Khoảng delay này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, có thể vài thành phần sẽ khác nhau tuỳ trang web. Tuy nhiên, hầu hết trong số này là do khoảng cách vật lý từ thiết bị của bạn cho đến máy chủ đang host trang web. Và nhiệm vụ cốt yếu của CDN là phải làm “giảm” khoảng cách này lại, tăng tốc độ xử lý và hiệu năng của trang web.

CDN hoạt động như thế nào?

Để giảm khoảng cách từ user truy cập và Server, 1 mạng CDN lưu nội dung cache tại nhiều địa điểm khác nhau (thường được gọi là PoP – Point of Presence). Mỗi PoP bao gồm các caching Server, chịu trách nhiệm cho việc truyền tải nội dung đến các user ở gần nhất.
Bản chất thì CDN lưu nội dung tại nhiều địa điểm cùng 1 lúc, bao phủ các vùng user có thể truy cập vào. Chẳng hạn, khi ai đó ở Hà Nội truy cập vào 1 trang web được host tại Sài Gòn, yêu cầu có thể được xử lý thông qua PoP tại Hà Nội. Tốc độ xử lý sẽ nhanh hơn nhiều, so với việc User sẽ phải “đi” từ Bắc vào Nam.

Doanh nghiệp nào sử dụng công nghệ CDN?

Ngày nay, hơn 1 nửa traffic trên Internet đều được sử dụng CDN, và con số này cứ tiếp tục tăng qua từng năm. Thực tế thì nếu doanh nghiệp của bạn đã online rồi thì có rất ít lí do để mà không dùng CDN, thêm nữa, nếu chịu khó search Google thì cũng có 1 số công ty offer miễn phí dịch vụ của họ (hoặc dùng thử).
Nhưng nếu doanh nghiệp bạn đang chạy các website, hệ thống chỉ dành phục vụ cho khách địa phương thôi, cùng vị trí địa lý với các hosting Server, thì CDN có thể không mang lại nhiều lợi ích về tốc độ (vì phải tạo ra 1 kết nối không cần thiết giữa PoP và user).

Thông thường, các website được vận hành với mức độ lớn, việc lựa chọn CDN được các lĩnh vực sau sử dung:

  • Quảng cáo.
  • Giải trí và Media.
  • Game Online.
  • Thương mại điện tử.
  • Y tế và giáo dục.
  • Hệ thống Chính phủ
  • Mobile

Các thành phần chính của CDN

PoP – Point of Presence

PoP là các Data Center được đặt 1 cách hợp lý, chịu trách nhiệm giao tiếp với User trong vùng lân cận. Chức năng chính là giảm thời gian delay bằng việc đem nội dung đến gần hơn tới người dùng. Mỗi PoP thường chứa rất nhiều caching Server.

Caching Server

Caching Server chịu trách nhiệm cho việc lưu trữ và truyền tải các File đã được Cached. Trách nhiệm chính là tăng tốc độ load của website và giảm tiêu tốn băng thông. Mỗi caching Server thường có Storage và RAM rất cao.

SSD/HDD + RAM

Trong mỗi CDN caching Server, các File được cached có thể lưu trên HDD hoặc SSD hoặc RAM.  Trong số này, RAM được dùng để lưu những item mà truy cập thường xuyên nhất (xem test tại đây).
Tham khảo thêm: [permalink id=”2264″ text=”Hiệu năng ổ cứng HHD và SSD”]
Lợi ích khi dùng CDN
Khi nói đến CDN, ta chỉ thường nghe những ưu thế trong việc chuyển phát nội dung, ngoài ra mạng CDN cũng có những lợi ích khác:

  • Tăng tốc load hình ảnh.
  • Xử lý lưu lượng traffic cao.
  • Block các Spammer, scraper và các thể loại bot xấu xa khác 😀
  • Giảm lượng tiêu thụbăng thông.
  • Load balance giữa các Server
  • Phòng chống DDOS, nâng cao an ninh cho ứng dụng.

Nguồn ảnh: Internet