Cây vú sữa – Đặc điểm, công dụng, cách chăm sóc – Web Học Thuật
Cây vú sữa là loại cây lưỡng tính (tự thụ phấn). Quả của vú sữa tròn, có lớp vỏ màu tía hoặc nâu ánh lục khi chín, thường có màu xanh lục xung quanh đài hoa, với kiểu hình sao trong cùi thịt. … Loại quả vỏ màu tía có lớp vỏ dày hơn và cùi thịt đặc hơn còn loại quả vỏ màu nâu-lục có vỏ mỏng và nhiều cùi thịt nhão. nhân, còn tạo dáng bon sai cho cây mít, giúp cây có dáng đẹp mắt mang giá trị cao. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn đặc điểm, công dụng,cách trồng và chăm sóc cây vú sữa nhiều trái nhất.
Mục Lục
Cây vú sữa là gì?
Cây vú sữa có tên khoa học là Chrysophyllum cainino, thuộc họ Hồng xiêm. Cây vú sữa có nguồn gốc ở đảo Antilles và châu Mỹ nhi. Trái vú sữa to khoảng một nắm tay, da màu xanh, khi chín chuyển sang màu hồng nhạt, ăn rất ngon
Đặc điểm nổi bật của cây vú sữa
Cây vú sữa thuộc loại cây thường xanh, cây có thân gỗ mọc thẳng đứng, cây cao, Vỏ cây có màu nâu xù xì. Cây lớn rất nhanh có thân cành dẻo, tán lá rộng chiều cao trung bình mỗi cây có thể đạt được là 10-15m.
Lá vú sữa mọc so le nhau, nó có hình ovan đơn, mép lá nguyên có chiều dài trung bình từ 5 đến 15 cm. Mặt dưới lá bóng nhẵn nhìn từ xa như kiểu lá có màu vàng vậy.
Hoa vú sữa khá nhỏ nhắn, hoa mọc thành từng chùm có màu trắng ánh tía, đây là loại hoa lưỡng tính chúng có khả năng tự thụ phấn ra quả chứ không cần đến tác động của những hoa đực. Khi nở hoa vú sữa cho mùi thơm ngào ngạt, thu hút ong bướm.
Quả vú sữa to bằng khoảng nắm tay người lớn, da màu xanh, khi chín chuyển dần sang màu hồng nhạt, ăn rất ngon miệng. Quả có hình tròn đều, lớp vỏ bên ngoài có màu xanh trắng hay màu tía cũng có khi có màu nâu ánh lục khi quả chín.
Quả vú sữa thông thường sẽ có màu xanh lục xung quanh phần đài hoa với kiểu hình sao trong cùi thịt. Một số giống vú sữa khác lại cho quả có màu trắng ánh thêm màu anh lục. Vỏ của quả vú sữa có nhiều nhựa mủ ta không ăn được, ở giữa quả có hạt màu nâu nhạt và rất cứng. Một ưu điểm của cây vú sữa là sau khi trồng được khoảng 7 năm trở đi, cây sẽ cho quả quanh năm.
Tác dụng của cây vú sữa
Hiện nay cây vú sữa được trồng khá phổ biến, nó không chỉ được trồng trong nhà, sân vườn, đường phố, công viên…vừa tạo cảnh quan xanh mát, vừa là cây bóng mát giúp che bóng râm cho những ngày hè oi ả. Cây vú sữa còn giúp cung cấp khí oxy, hút chất độc, bụi bặm làm cho bầu không khí thêm trong lành, mát mẻ hơn.
Quả vú sữa còn là loại quả ăn được, rất ngon, mang lại giá trị kinh tế cao. Lớp cùi thị của qảu vú sữa được dùng để ăn tráng miệng, nó có vị ngọt thanh mát, nếu để lạnh ở nhiệt độ khoảng 10-15 độ C thì ăn quả còn ngon hơn nữa nhé. Theo kinh nghiệm thì những quả vú sữa nào có lớp vỏ màu tía cùi và thịt sẽ đặc hơn, còn những quả vỏ màu nâu-lục thì sẽ có vỏ mỏng và nhiều cùi thịt bị nhão.
Lá của cây vú sữa cũng được một số khu vực sử dụng như chè vậy, người ta thường sắc lá lên để uống thay nước lọc chữa bệnh đái tháo đường hay bệnh thấp khớp. Vỏ của cây vú sữa có chứa chất bổ nó có tác dụng kích thích, uống nước sắc từ vỏ cây này sẽ chữa được bệnh ho.
Quả Vú Sữa được dùng làm thức ăn bổ, tráng miệng. Thịt quả có vị ngọt, dịu, nhưng ăn quả thật chín mới khỏi chát. Rễ và lá dùng chữa các chứng đau nhức, sưng tấy. Người ta cũng dùng lá sắc lấy nước uống chữa bệnh đau dạ dày.
Cách trồng và chăm sóc cây vú sữa
Cây vú sữa có tốc độ sinh trưởng khá nhanh chóng, cây phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 22-34 độ C. Cây chỉ ra hoa tốt trong điều kiện có 2 mùa mưa nắng phân biệt rõ ràng, khi gió to cây dễ bị bật gốc bởi cây có tán lá dày và rễ lại nông. Loại đất thích hợp nhất để trồng cây là đất phì sa ven sông, loại đất thịt nhẹ, ít chua và có khả năng thoát nước tốt tránh cây bị ngập úng vào mùa mưa.
Cây vú sữa được trồng chủ yếu bằng cách chiết cành hoặc tháp cây. Nếu được chăm bón cẩn thận, theo đúng quy trình thì chỉ cần trồng cây vú sữa 3 năm là ta đã có thể thu hoạch được rồi nhé. Cây vú sữa từ khi đậu trái cho đến khi thu hoạch mất khoảng 180-200 ngày, vụ chính để thu hoạch vú sữa là từ tháng 2-3 dương lịch hàng năm.
Khi trồng cây vú sữa ta chỉ cần lưu ý một số điểm sau
Cây dễ thích ứng với nhiều loại đất khác nhau có khả năng chịu được đất phèn mặn, nhưng loại đất trồng tốt nhất là đất thịt, nhiều dinh dưỡng, thoát nước tốt.
Cần cung cấp đủ lượng nước cho cây vú sữa phát triển, mỗi tuần cần tưới nước từ 3-5 lần mỗi lần tưới từ 20-30 lít nước, cho nước thẩm thấu xuống đất cây sẽ hút nước dần dần, tưới nước nhiều nhất là vào mùa nắng để giảm tỉ lệ cây bị chết cũng như giúp cây phát triển nhanh hơn.
Nếu thời tiết quá nắng nóng cần phải giữ độ ẩm ổn định cho gốc cây vú sữa bằng cách phủ rơm ẩm lên gốc cây, cũng nên hạn chế cỏ phát triển hút chất dinh dưỡng.
Đât là loại cây ưa sáng,bởi thế điều quan trọng khi trồng vú sữa là cần phải trồng ở nơi có đầy đủ ánh sáng, sẽ giúp cây quang hợp hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng.
Thu Hoạch và Bảo Quản
Đối với vú sữa từ khi đậu quả đến khi thu họach éo dài kỏang 180 – 200ngày tùy theo giốg và mùa vụ. Cần tiến hành thu họach khi trái chín sinh lý trên cây tức là lúc quả phát triển đạt đến hình thái và màu sắc đặc trưng của giống.
Khu thu họach nên thu cả cuống, lọai bỏ quả sâu bệnh, quả bị tổn thương, cho vào các thùng và có giấy lót tránh va chạm. Nên bao trái để tránh trầy sướt khi vận chuyển. Trong thời gian tồn trữ, vận chuyển không nên để trái tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì sẽ làm tổn thương vỏ trái, không nên che nắng trái bằng tấm nilon vì nilon hấp thu nhiệt sẽ làm nám vỏ trái. Khi chất trái vào thùng, vào giỏ…nên lót giấy hoặc vật liệu xốp và không nên chất quá 4-5 lớp /giỏ.
Trên đây là những thông tin liên quan đến cây vú sữa và cách chăm sóc cây vú sữa do Web Học Thuật đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về cây vú sữa và đừng quên theo dõi bài viết của chúng tôi để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!