Cây rau nhái (sao nhái)
08:30 AM – 06/09/2019 12031
Công dụng
a- Lá rau nhái được dùng để làm rau
Lá rau nhái dù non hay già đều mềm và ăn sống được, hương vị lá có mùi hương thơm nhẹ của quả xoài nên rất dể ăn. Lá rau nhái có thể dùng để ăn sống, bóp gỏi, xào, nấu với nhiều món khác nhau.
+Ở Việt Nam: Lá rau nhái được người dân vùng ĐBSCL dùng làm món rau sống ăn riêng hoặc ăn chung với nhiều loại rau tập tàng khác. Rau nhái thường được ăn với cá linh, cá đồng kho, thịt kho, mắm kho…trong những bữa cơm dân dã, đạm bạc ở miền quê.
Lá rau nhái còn được dùng để ăn với bánh xèo, làm nộm, bóp gỏi, làm nhân bánh tráng cuốn, xào, nấu canh, nhúng lẫu…
Đĩa Rau nhái
Rau nhái trong đĩa rau tạp tàng Nam Bộ
Bánh tráng cuốn lá Rau nhái ở Trảng Bàng (Tây Ninh)
+ Ở các quốc đảo Đông Nam Á: Người Tây Ban Nha giới thiệu các loài Cúc tây vào Philippines từ cuối thế kỷ thứ 18, từ đó lan truyền đến các quốc đảo Đông Nam Á.
Ở Malaysia có khoảng 120 loài rau truyền thống gọi chung là “ulam” (giống như RAU RỪNG VIỆT NAM). Trong đó loài rau nhái (Cosmos caudatus) được gọi là “ulam raja” (có nghĩa là ‘Vua của các loài rau’). Món rau nhái được phục vụ du khác ở các khách sạn lớn trong các món ăn trưa tự chọn hoặc dùng trong bữa ăn hàng ngày của người dân địa phương.
Hiện nay “ulam raja” (rau nhái) vẫn là loài rau thiên nhiên rất quan trọng ở các quốc đảo Đông Nam Á. Rau nhái được dùng để ăn sống hoặc làm rau trộn như Salad là món ăn truyền thống. Ngoài ra ở Indonesia rau nhái còn được dùng để nấu món xào gọi làpecel, là món rau nhái xào với nước cốt dừa và rắc đậu phọng rang đâm nhỏ.
Món Salad Rau nhái ở Indonesia
b- Lá rau nhái dùng làm dược liệu
+Theo Đông y
Người Malaysia, Indonesia và Philippines rất thích ăn rau nhái vì họ cho rằng nó có lợi cho sức khỏe. Các bài thuốc dân gian ở các nước này cho rằng cây Rau nhái có tác dụng lọc sạch và làm tăng lượng máu. Được dùng để giải độc và bồi dưỡng xương.
Trong y học dân gian Indonesia cây Rau nhái được dùng để làm thuốc bổ máu, trị các cơn co thắt tử cung và ngăn ngừa hay chữa trị những bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, sốt và ho.
+Theo tây y
Cây rau nhái được mệnh danh là “Vua các loài rau” ở Indinesia từ hàng trăm năm qua nên được ngành Đông và Tây Y của nước này nghiên cứu rất tỷ mỷ:
-Trong lá cây Rau nhái có trên 20 hóa chất chống oxy hóa. Các chất chiết xuất từ cây Rau nhái trở thành một nguồn tuyệt vời của chất chống oxy hóa và chống lão hóa. (Norazlina Mohamed et al. 2012).
-Trong 100 gam lá Rau nhái có chứa 2400 mg L-ascorbic acid (Vitamin C) có tác dụng tương đương chất chống oxy hóa (AEAC).(Shui et al., 2005).
-Các chất chống oxy hóa tổng hợp nhân tạo như butylated hydroxytoluene (BHT) và butylated hydroxyanisole (BHA) mặc dù đã được xử dụng trong y tế nhưng có tác dụng tiêu cực, do đó dùng thực vật như cây Rau nhái là một tiềm năng như là một nguồn mới về dược phẩm thay thế có nguồn gốc từ thiên nhiên.(Barlow, 1990).
-Các thí nghiệm trên chuột cái bị nhiểm bệnh loảng xương (gây bệnh nhân tạo theo phương pháp gây loãng xương chuột ovariectomised (OVX) do giáo sư Norazlina Mohamed dẫn đầu (trong năm 2012) đã cho biết:
*Nhóm chuột cái loãng xương được điều trị bằng cách cho ăn bổ sung Canci và Vitamin E (theo cách điều trị loãng xương phổ biến ở người) với hàm lượng 0,8-1,2% Canci trộn trong thức ăn và 1% Canci trộn trong nước uống, xương của chuột bệnh có cải thiện nhưng kém xa so với phương pháp cho ăn dịch chiết của lá rau nhái.
*Nhóm chuột cái loãng xương được điều trị bằng cách cho ăn bổ sung Canci và Vitamin E với hàm lượng 0,8-1,2% Canci trộn trong thức ăn và 1% Canci trộn trong nước uống cộng với dịch chiết 500 mg/kg thể trọng tình hình cải thiện xương của chuột tuyệt vời hơn tất cả các nhóm khác.
-Một nghiên cứu khác trước đây của Giáo sư Norazlina Mohamed trên chuột đực và chuột cái với liều cho ăn 100, 200, 300, 500, 1000 và 2000 mg/kg địch chiết của lá cây rau nhái (C. caudatus) đã cho thấy ở liều 500 mg/kg dịch chiết an toàn và không gây phản ứng phụ ở chuột. Ở liều 2000 mg/kg đã thấy chuột bị tăng men gan nhưng không gây ra bất kỳ thay đổi trên các thông số huyết học như thời gian đông máu, thời gian chảy máu, mức độ tiểu cầu, và số lượng bạch cầu (số liệu chưa được công bố) . Các dẫn chứng trên ngụ ý rằng dùng dịch chiết của cây rau nhái (C. caudatus) với liều 500 mg / kg không tác dụng phụ.
Từ kết quả trên, giáo sư Norazlina Mohamed kết luận:
-Cần di trì thói quen ăn lá rau nhái trong nhân dân để ngăn ngừa bệnh loãng xương ở người lớn tuổi, nhất là ở phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh.
-Dùng dịch chiết lá rau nhái với liều lượng 500 mg/kg (ở mức an toàn) để điều trị bệnh loãng xương hoặc bổ xung dịch chiết lá rau nhái 500 mg/kg với Canci và Vitamin E trong điều trị bệnh loãng xương.
Nguồn: Norazlina Mohamed et al. (2012), Trường Đại học Kebangsaan (Malaysia)