Cây hoa Ngọc nữ – Đặc điểm, phân loại, công dụng, cách trồng cây sai hoa nhất

30/12/2022

Hoa leo – 92

Mang trong mình vẻ đẹp lộng lẫy và thuần khiết, Cây hoa ngọc nữ thu hút được không ít sự chú ý của những người yêu cây. Nếu bạn đang tìm hiểu thông tin tổng quan về giống hoa này hoặc muốn biết cách trồng, chăm sóc chi tiết, hãy đọc ngay bài chia sẻ dưới đây của Khu Vườn Xanh nhé!

Cây ngọc nữ là cây gì?

Cây hoa ngọc nữ có rất nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào từng khu vực, một số tên phổ biến nhất là cây tố nữ, cây lồng đèn, rồng nhả ngọc. Tên khoa học thường sử dụng là Clerodendron Thomsonae.

Loài cây này thuộc họ hoa môi, họ cỏ roi ngựa có nguồn gốc ban đầu thuộc khu vực Tây Phi và đặt tên theo nhà truyền giáo của Nigeria. Sau này, cây hoa ngọc nữ ngày càng phổ biến và du nhập vào hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

cay-hoa-ngoc-nu-clerodendron-thomsonae.jpg

Cây hoa ngọc nữ sở hữu vẻ đẹp quyến rũ và sang trọng

Đặc điểm của cây hoa Ngọc nữ

Là một giống hoa đẹp, cây ngọc nữ sở hữu nhiều đặc điểm chung về mặt hình thái tương đối nổi bật, dễ dàng nhận ra.

  • Thân cây: Thân ngọc nữ thuộc dạng dây leo, trung bình chiều dài của chúng có thể lên tới 4 – 6m. Trên thân có những lớp lông tơ ngắn, mịn hầu như không có màu sắc, nhiều nhánh mềm, có khả năng vươn dài.
  • Phần lá: Cây hoa ngọc nữ có phần lá tương đối đặc biệt, hình dáng chính là hình trứng, phần ngọn thuôn dài và nhọn, Hình thức mọc đối xứng, kích thước lớn, mặt lá có lông tơ, gân lá nổi rõ. Khi còn non lá có màu xanh mạ sau đó dần chuyển sang xanh sẫm.
  • Hoa ngọc nữ: Phần hoa của giống cây này sẽ mọc theo chùm từ nách lá và đầu cành. Cánh hoa trắng và phồng lên. Mỗi chùm ra trung bình dao động từ 7 –  20 bông, có đa dạng các màu sắc khác nhau như đỏ, tím, trắng,…

Cây ngọc nữ có mấy loại

Ban đầu cây hoa ngọc nữ chỉ có màu trắng mọc ở các quốc gia Tây Phi, tuy nhiên tính đến nay giống hoa này đã được lai tạo và phân chia thành nhiều loại khác nhau.

Ngọc nữ trắng

Ngọc nữ trắng là giống hoa được sử dụng phổ biến nhất, chúng có màu trắng ngà, nhụy hoa màu đỏ. Những chùm hoa mọc sát nhau, rất sai, quan sát kỹ sẽ thấy bông hoa có hình dáng như một chiếc lồng đèn.

cay-hoa-ngoc-nu-trang-clerodendron-thomsonae.jpg

Hoa ngọc nữ trắng là giống cây phổ biến nhất hiện nay

Ngọc nữ đỏ

Kích thước trung bình của ngọc nữ đỏ có thể lên tới 4m, phần là dài và to, gốc lá có hình trái tim, phần cuống trung bình. Màu sắc chủ đạo của giống cây này là đỏ kết hợp với nhụy  4 chiếc vươn dài ra bên ngoài. Pha lẫn với sắc đỏ là màu trắng nổi bật.

cay-hoa-ngoc-nu-do-clerodendron-thomsonae.jpg

Cây hoa ngọc nữ đỏ

Ngọc nữ tím

Một giống hoa khác rất được người yêu hoa ưa chuộng chính là ngọc nữ tím, phần thân và lá hầu như không có sự khác biệt quá nhiều so với những loại khác. Sự khác biệt chủ yếu đến từ màu sắc của hoa, hoa có màu tím nhạt, phần nhuy trắng và kéo dài.

Ngọc nữ hường

Cây ngọc nữ hường mang vẻ đẹp nơi thôn dã, cây có tên khoa học là Hiptage corymbifera. Thông thường khi trồng trong nhà, ngọc nữ hường có kích thước khá nhỏ, tuy nhiên nếu có chế độ chăm sóc phù hợp thì có thể đạt chiều dài lên tới 4m. Hoa có màu hường nhẹ nhàng, cánh hoa mỏng, phần mép có răng cưa, phần thân có màu tương ứng với hoa, chỉ có lá màu xanh thẫm.

cay-ngoc-nu-huong-hiptage-corymbifera.jpg

Cây ngọc nữ hường – Vẻ đẹp thôn dã

Ngọc nữ biển

Cây ngọc nữ biển hay còn gọi là cây chùm ngọng, được trồng chủ yếu tại các vùng nước ven biển khu vực nhiệt đới. Chiều cao trung bình từ 1 – 3m, cành lá không có phần lông tơ mịn, hoa màu trắng, ra quanh năm, phần nhị dài và vươn ra ngoài như những giống cây thông thường khác.

cay-ngoc-nu-bien-cay-chum-ngong-clerodendrum-inerme.jpg

Cây ngọc nữ biển hay còn gọi là cây Chùm ngọng

Ngọc nữ thơm

Trên thực tế ngọc nữ thơm là một giống cây mọc hoang, tìm thấy ở khắp các khu vực của miền Bắc nước ta. Cây có tên khoa học là Clerodendrum chinense. Đây là giống cây thân gỗ, chiều cao trung bình trong khoảng 0,5 – 1m, lá có cuống dài, phần mặt lá có lông. Hoa có màu trắng phớt hồng, có quả hình cầu, mọng khi chín có màu đen sẫm.

cay-ngoc-nu-thom-cay-dong-ngoc-nu-clerodendrum-chinense-osbeck.jpg

Cây ngọc nữ thơm Clerodendrum chinense (Osbeck)

Cây ngọc nữ ra hoa mùa nào? Hoa có thơm không?

Cây hoa ngọc nữ được cho là có thể ra hoa quanh năm không kể mùa nào nếu có chế độ chăm sóc cũng như điều kiện khí hậu phù hợp. Một số thời điểm thích hợp nhất để hoa nở là vào mùa xuân, trong khoảng tháng 3 – 5 hàng năm. Nếu bạn muốn hoa bền hoặc cho hoa quanh năm, hãy chú ý chế độ chăm bón, cắt tỉa hiệu quả.

Khi hoa ngọc nữ nở rộ sẽ có mùi hương rất dễ chịu, nhẹ nhàng và quyến rũ. Do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm trồng quanh nhà mà không cần lo lắng mùi hương quá nồng hay gây ra cảm giác khó chịu khi ngửi.

Cây ngọc nữ hợp mệnh gì? Tuổi gì?

Trong phong thủy nói chung, căn cứ dựa theo màu sắc của lá và hoa, cây ngọc nữ tương hợp với những người có mệnh Mộc, Thổ, Kim. Người thuộc những mệnh này khi trồng cây sẽ mang lại sức khỏe, niềm vui, sự may mắn và thành đạt cho gia chủ.

Ngoài ra nó cũng rất thích hợp với những người có tuổi Tý, Sửu, Mão, Thân, Tuất và Dần, Giúp đen đến vận khí tốt, thành công trong sự nghiệp cũng như cuộc sống gia đình. Để tăng cường tác dụng phong thủy, bạn có thể chọn hướng đặt, vị trí cũng như màu sắc tương ứng.

Tác dụng của cây hoa Ngọc nữ

Giống với hầu hết các loài cây hoa cảnh khác, ngọc nữ cũng có tác dụng chính là giúp trang trí không gian. Bên cạnh đó nó còn có công dụng lớn trong việc điều hòa không khí hoặc mang tới khả năng hỗ trợ điều trị bệnh.

Ứng dụng trang trí của cây hoa ngọc nữ

Hoa ngọc nữ được trồng để trang trí là chủ yếu, với màu sắc nổi bật, hình dáng bắt mắt sẽ giúp cho không gian của ngôi nhà càng thêm nổi bật. Bạn có thể trồng chúng ngoài ban công, hàng rào, mái hiên,.. hoặc các khu vực quán ăn, quán cà phê, tiệm bánh.

cay-hoa-ngoc-nu-trong-trang-tri.jpg

Công dụng chính của hoa ngọc nữ là làm cảnh và trang trí không gian

Điều hòa không khí

Trồng hoa ngọc nữ còn giúp tăng cường khả năng điều hòa không khí, nó có thể giúp lọc bụi bẩn, khói thuốc mang đến sự thân thiện cho môi trường. Chính vì vậy, bạn sẽ bắt gặp loài cây này ở hầu hết các khu vực công cộng hoặc những ngôi nhà ở khu vực thành thị.

Hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

Phần lá của cây hoa ngọc nữ còn có tác dụng rất tốt góp phần hỗ trợ điều trị hiệu quả một số bệnh lý như viêm tai, phong thấp, đau nhức xương khớp. Ngoài ra nó cũng có khả năng cải thiện tình trạng bệnh đau dạ dày, trị cảm, sốt tương đối tốt nếu sử dụng đúng cách. Trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gặp phải trường hợp không mong muốn.

Ý nghĩa của cây hoa Ngọc nữ

Trong cuộc sống hàng ngày cây hoa ngọc nữ được coi là đại diện cho vẻ đẹp của thiếu nữ mới lớn. Là biểu tượng của sự nữ tính, kiêu sa, đài các của người con gái, thể hiện một nét độc đáo và cá tính riêng. Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa cho sự kiên cường, bất khuất vượt lên mọi khó khăn và nghịch cảnh của con người.

ve-dep-bong-hoa-ngoc-nu.jpg

Hoa ngọc nữ đại diện cho vẻ đẹp thiếu nữ mới lớn

Trong phong thủy, người ta tin rằng hoa ngọc nữ có hình dáng giống với một con rồng nhả ngọc. Từ đó sẽ mang lại nhiều sự may mắn, báo hiệu sự giàu sang, thịnh vượng cho gia chủ sau khi sở hữu.

Đối với ý nghĩa phát tài, phát lộc hoa ngọc nữ thường được sử dụng làm quà tặng vào các dịp tân gia hoặc khai trương. Với ý nghĩa thể hiện sự kiên cường, vẻ đẹp của người con gái, bạn có thể tặng vào những dịp lễ lớn, ngày kỉ niệm hoặc những dịp sinh nhật của người thân yêu.

Cách giâm cành, nhân giống hoa Ngọc nữ

Phương pháp nhân giống hoa ngọc nữ thích hợp và được sử dụng nhiều nhất hiện nay là giâm cành. Cách thức thực hiện tương đối đơn giản, bạn có thể tham khảo một số bước như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị bầu đất với đầy đủ chất dinh dưỡng, có thể trộn đất cùng với các loại giá thể trấu, mụn dừa hoặc phân chuồng ủ hoai.
  • Bước 2: Chọn cành giâm, nên chọn những cành có chất lượng tốt, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Lời khuyên tốt nhất là ưu tiên lấy những cành đang ra hoa.
  • Bước 3: Dùng kéo cắt cành dây tươi sau đó nhúng vào dung dịch kích thích mọc rễ từ 3 – 5 phút.
  • Bước 4: Cắm phần cành đã cắt và ngâm vào trong bầu đất, lựa chọn nơi có bóng râm để đặt bầu.
  • Bước 5: Thường xuyên tưới nước bằng phương pháp phun sương sau đó khoảng 30 – 40 ngày khi cây đã ra rễ là có thể mang đi trồng.

Phương pháp giâm cành hoa ngọc nữ cực đơn giản

Cách trồng và chăm sóc cây Ngọc nữ leo giàn

Đa phần cây ngọc nữ hiện nay đều được trồng dưới dạng giàn leo, do đó trong quá trình trồng và chăm sóc bạn cũng cần hết sức chú ý đến yếu tố này.

Phương pháp trồng cây Ngọc nữ

Chuẩn bị đất trồng: Đất trồng ngọc nữ cần đảm bảo có độ tơi, xốp và giàu chất dinh dưỡng. Ngoài ra phải tuyệt đối sạch sâu bệnh, có thể trộn với phân bón, trấu hoặc xơ dừa để bổ sung các dưỡng chất cần thiết.

Chuẩn bị giàn leo: Giàn leo nên làm chắc chắn để tránh các trường hợp ảnh hưởng của thời tiết hoặc sức nặng của cây làm đổ giàn. Một số chất liệu phù hợp như nhôm, inox,…đồng thời cần căn chỉnh chiều cao cân đối, thông thường sẽ cao từ 2 – 3m.

Phương pháp trồng cây: Đối với trường hợp trồng cây bằng hạt giống, sau khi mua hạt về bạn tiến hành ngâm nước sau đó để khô sau 30 phút. Đem hạt đi ủ đến khi ra các chồi non, sau đó đem giâm xuống đất, lấp một lớp mỏng lên. Nếu trồng từ cây giống, bạn tiến hành bỏ bầu đất, đào một hố thích hợp sau đó  cho cây vào, lấp đất kín phần rễ. Thường xuyên tưới nước để cây nhanh thích ứng hơn.

Video: Nhân giống và trồng cây hoa Ngọc nữ

Cách chăm sóc giúp cây ngọc nữ ra hoa

Để hoa ngọc nữ có thể ra quanh năm, giữ hoa bền và đẹp cần có chế độ chăm sóc sao cho thích hợp nhất. Gợi ý tới bạn  một số mẹo nhỏ giúp cây phát triển tốt và sai hoa:

Chế độ ánh sáng: Là giống cây rất ưa ánh sáng, ưa ẩm, ít chịu bóng do đó bạn hãy chọn vị trí trồng ở những khu vực thoáng mát, nhiều nắng. Hạn chế tối đa việc trồng cây trong bóng râm hay nơi bị che mất ánh sáng bởi các cây có tán lá lớn.

Chế độ nước: Bạn cần thường xuyên cung cấp độ ẩm cho đất do cây hoa ngọc nữ là loài ưa nước. Duy trì tần suất tưới khoảng 2 lần/ngày là tốt nhất, sau đó có thể căn cứ vào điều kiện thời tiết để có thể điều chỉnh lại cho phù hợp.

Chế độ dinh dưỡng: Để cây nhanh ra hoa, bạn có thể thường xuyên bón phân với tần suất trung bình khoảng 3 tháng/lần. Loại phân thích hợp nhất để bón cho hoa ngọc nữ là phân chuồng ủ hoai, NPK hoặc một số loại phân hữu cơ.

Phòng ngừa sâu bệnh: Cần thường xuyên tiến hành kiểm tra tình trạng cây để sớm phát hiện sâu bệnh và điều trị. Lưu ý cắt tỉa những cành cây có dấu hiệu bị bệnh để tránh lây lan ra những lá bình thường. Nếu trường hợp sâu bệnh nặng có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.

Cây ngọc nữ giá bao nhiêu và mua cây giống ở đâu?

Giá bán của cây hoa ngọc nữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu nhất là phân loại cây và địa chỉ mua hàng. Mức giá tham khảo dưới đây có thể thay đổi theo từng thời điểm khác nhau, khi mua bạn cần hết sức chú ý:

  • Hạt giống cây ngọc nữ: Mức giá dao động từ 50.000 – 100.00 đồng/gói.
  • Cây giống ngọc nữ: Dao động trong khoảng từ 70.000 đồng – 150.000 đồng/cây.
  • Cây ngọc nữ cảnh: Có mức giá từ 250.000 đồng/cây trở lên tùy thuộc vào kích thước và loại cây.

Cây ngọc nữ giống được bán ở hầu hết các khu vực trên cả nước, bạn có thể tham khảo những nơi như cửa hàng cây giống, cây cảnh. Muốn mua giống tốt hơn có thể chọn các vườn ươm cây. Bên cạnh đó, nếu bạn không có quá nhiều thời gian tự mình chọn mua, hiện nay trên các sàn thương mại điện tử hoặc các trang web cũng đã cung cấp nhiều giống cây/hạt giống hoa ngọc nữ. Bạn chỉ cần tranh thủ thời gian đặt, đơn vị bán sẽ giao hàng đến tận nơi.

Giá cây hoa ngọc nữ phù hợp với mọi phân khúc khách hàng

Trên đây là những thông tin chi tiết về cây hoa ngọc nữ, bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc cách phân loại, phương pháp trồng và chăm sóc tốt nhất. Mong rằng có thể mang lại kiến thức bổ ích để bạn áp dụng vào thực tiễn. Nếu muốn biết thêm nhiều thông tin về các loại cây khác, hãy tham khảo ngay Khu Vườn Xanh nhé!